CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ
2.2. Vị trí, vai trò của phụ nữ Vĩnh Long trong công việc gia đình
2.2.3 Vị trí, vai trò của phụ nữ Vĩnh Long trong công việc nội trợ
* Mặc tích cực: Phụ nữ có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, giá trị văn hóa của gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình theo 4 chuẩn mực “ No ấm, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc”, gắn liền với việc thực hiện chỉ thị 01 – CT/TU “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
làm cho gia đình thực sự là môt mái ấm cuả các thành viên làm nồng cốt trong các phong trào của địa phương. Đến nay có 81,75% gia đình đạt danh hiệu “ Gia đình văn hóa” [9, tr 20]. Bên cạnh đó địa vị của người phụ nữ được cải thiện và tham gia quyết định các vấn đề quan trọng trong gia đình; nhiều phụ nữ làm tốt vai trò người vợ, người mẹ, hạn chế tình trạng bạo lực gia đình, chăm lo bảo vệ cuộc sống gia đình.
Cũng như phân tích trên ta thấy hình ảnh người phụ nữ hiện nay là người đóng vai trò chính trong gia đình, người mẹ hiền, người vợ đảm đang và cũng là người nội trợ tích cực. Hình ảnh người phụ nữ mờ nhạt trong xã hội cũ đang dần dần được tô đậm lên và xứng đáng với công lao đích thực của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình và xã hội. Như vậy tính theo thời gian do chính sách ủa Nhà nuốc cũng như nền kinh tế thị trường xã hội hiện nay đã tác động vào nhận thức của người phụ nữ, nhưng sự chuyển biến về sự nhận biết giới trong phân công lao động trong gia đình hầu như không thay đổi nhiều. Quan niệm trước kia vẫn luôn coi trọng cộng việc gia đình nhất là công việc nội trợ là công việc của người phụ nữ, hay nói cách khác
“ thiên chức” của người phụ nữ. trong tứ đức của Khổng Tử nho giáo đã quy địnhcho phụ nữ việc “ Nữ công gia chánh”, quan niệm này tồn tại ở Việt Nam cũng như các nước khác, nó đã ăn sâu vào nhận thức của mỗi người và coi đó như một giá trị đích thực để đánh giá người phụ nữ. Những tiến bộ của xã hội hiện nay cũng như những đóng góp của phụ nữ vào xã hội là một điều mà chúng ta phải thừa nhận.
Không nên coi công việc gia đìnhchỉ dành riêng cho phụ nữ như trước kia nữa, mà nên có cách nhìn nhận về công việc đó như một công việc chung trong gia đình, bênh cạnh đó cần có them sự chia sẻ của người chồng. Ngày nay các phong trào phụ nữ ngày càng cao, những quan điểm tiến bộ về phụ nữ trong xã hội đã ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của mình trong gia đình mình trong gia đình và xã hội.
Trong lí thuyết “ Bước tiến bộ” của Young và Willmost đã đề cập đến “ Gia đình đối xứng” “ Nghĩa là” trong gia đình đối xứng” mỗi cặp vợ chồng con cái tập trung vào nhà cửa và phần lớn thời gian sống ở đấy, có sự binhd đẳng hơn giữa phụ nữ và nam giới và ít có ự phân biệt vai trò giữa hai giới. [12, tr53]
Như vậy sự nhận thức về vị trí cũng như vai trò của người phụ nữ hiện nay cho chúng ta thấy người phụ nữ không thua kém nam giới trong mọi lĩnh vực, họ cũng tham gia lao động xã hội thậm chí tích cực hơn. Nhưng thực tế xã hội lại cho chúng ta thaaystuy cũng xu hướng tích cực tham gia vào xã hội như nam giới nhưng người phụ nữ lại chịu những thiệt thòi nhiều hơn, ít có cơ mai hơn nam giới. Vấn đề tồn tại sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trong công việc nội trợ, phải chăng là xã hội vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề về quan niệm đối sử với phụ nữ.
• Mặc hạn chế: Vấn đề bình đẳng giữa nam và nữ trong công việc nội nhìn nhận từ những người phụ nữ tinhe Vĩnh Long, hầu như tất cả các câu trả lời của các chị đều giống nhau: “ Chúng tôi thường đi làm về trể, đã vậy còn phải đi chự và nấu ăn”. Vấn đề ở đây không phải là công việc nấu ăn qua nặng nhọc đối với các chị, đó chỉ là một phần nhỏ trong công việc gia đình mà thôi. Song cái mà chúng ta muốn nói ở đây là sự quan tâm của người chồng đối với công việc gia đình. Các chị còn tâm sự: “ Chồng tôi rất ít quan tâm đến việc nhà cho vợ, đặc biệt là sức khỏe”. Như vậy công việc gia đình không chỉ là phân chia lao động mà còn đề cập đến việc chăm sóc sức khỏe của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là phụ nữ
Nhà nghiên cứu Oakey một trong những nhà xã hội học đầu tiên khi phát triển các kỷ năng trách nhiệm đối với người nội trợ: “ Sự từ chối thường xuyên không thừa nhận công việc nội trợ là một lao động vất vả và cũng là nguyên nhân phản ánh địa vị thấp của người phụ nữ trong xã hội” [22,tr53]
Như vậy đa phần người chồng coi công việc nội chợ không phải là công việc của mình, còn người phụ nữ lại thực hiện công việc này một cách tự nguyện, tự giác
Không đòi hỏi trả công. Tìm hiểu thêm việc thực hiện công việc gia đình của người phụ nữ, chúng ta xem bảng tương quan của người tham gia với công việc gia đình hiện nay, chúng tôi thấy hai công việc mà người phụ nữ làm nhiều đó là:
+ Đi chợ, nấu ăn
+ Dọn dẹp, lau chùi, giặt giũ * Tương quan theo độ tuổi với công việc phải làm %.
Công việc Tuổi
Vợ
Làm Chồng làm Cả hai Người
khác Lau chùi, dọn dẹp
< 25 tuổi 10 chị 5 trả lời 50% 6% 27% 7%
25 – 35 tuổi 20 chị 15 trả lời 75% 5% 15% 5%
35 – 45 tuổi 20 chị 17 trả lời 85% 6% 5% 4%
45 – 55 tuổi 30 chị 27 trả lời 90% 7% 2% 1%
> 55 tuổi 20 chị 19 trả lời 95% 2% 2% 1%
Đi chợ, nấu ăn
< 25 tuổi 10 chị 5 trả lời 50% 6% 27% 7%
25 – 35 tuổi 20 chị 15 trả lời 75% 5% 15% 5%
35 – 45 tuổi 20 chị 17 trả lời 85% 6% 5% 4%
45 – 55 tuổi 30 chị 27 trả lời 90% 7% 2% 1%
> 55 tuổi 20 chị 19 trả lời 95% 2% 2% 1%
Bảng phụ lục 1: ( phiếu điều tra thông tin thực tế ở 2 xã Mỹ Lộc và Tường Lộc của huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long)
Theo bảng số liệu chúng ta thấy một thực tế công việc nội trợ gia đình haaud như người phụ nữ làm, và ở độ tuổi càng cao thì mức độ tham gia công việc của người phụ nữ càng tăng từ 50% ở độ tuổi dưới 25 đã tăng lên 95% ở độ tuổi trên 55 với công việc đi chợ nấu ăn. Và công việc lau chùi, giặt giũ cũng vậy từ 68% ở độ tuổi 25 tăng lên 95% ở độ tuổi trên 55%,
[ Bảng phụ lục 1: ( phiếu điều tra thông tin thực tế ở 2 xã Mỹ Lộc và Tường Lộc của huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long)]
Nhiều phụ nữ lớn tuổi tỉnh Vĩnh Long tâm sự : " Về già chúng tôi chẳng làm gì cả, chỉ giúp con cháu về công việc nội trợ mà thôi”
Như vậy sự tham gia của người phụ nữ vào công việc gia đình có xu hướng gia tăng ở độ tuổi về già, có thể nói rằng ở độ tuổi này phụ nữ càng có nhiều thời gian thực hiện công việc gia đình nhiều hơn, có thể vì lí do sức khỏe mà không tham gia vào sản xuất, bởi vậy lúc này hầu hết thời gian họ nghĩ ngơi và làm công việc nhà. Song nhìn một cách tổng quát nhất thì người phụ nữ trong mọi lúc, mọi nơi và ở mọi lúa tuổi thì họ vẫn là người thực hiện chính trong các công việc trong gia đình. Chỉ đến khi xã hội bắt đầu công nghiệp hóa và gắn liền với nó là quá trình đô thị hóa lúc này mô hình vai trò mới có sự biến đổi và phân công lại giữa vợ và chồng, người chồng đi làm người vợ chỉ ở nhà nội trợ không phải đi làm ngoài. Người chồng là trụ cột về kinh tế đem lại thu nhập, người vợ chăm sóc chồng con, chắc chắn rằng ở nước ta mô hình phân công vai trò này chỉ có một bộ phận ở dân cư đô thị, và chỉ đên khi ở giai đoạn công nghiệp hóa cao thì một một lần nữa mô hình phân công vai trò trong gia đình lại biến đổi. Nền sản xuất xã hội ở quy mô công nghiệp hóa cao kéo theo người phụ nữ ra khỏi công việc nội trợ, tham gia vào lực lượng sản xuất hay nhu cầu của người tiêu dùng trong gia đình tăng lên và vì quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực. Theo sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn tỷ lệ không nhất trí với sự phân công vai trò ở đô thị cao hơn ở nông thôn. Việt tham gia vào quyết định trong các công việc gia đình thể hiện địa vị quyền lực của mỗi giới, vai trò của người vợ, người nội trợ thể hiện trong việc phụ nữ vẫn là người quyết định chủ yếu chi tiêu trong gia đình. Ngược lại những quyết định quan trọng trong gia đình vẫn là chồng quyết định chính. Qua thực tế hiện nay chúng ta nhận thấy công việc nội trợ của người phụ nữ noi đây bao gồm cả việc nhà và những hoạt động kinh tế, bên cạnh những công việc hiển nhiên là việc nội trợ, giặt giũ quần áo, dọn dẹp…
thì có một số công việc lao đông đem lại thu nhập cho gia đình như nấu rượu, nuôi lợn…
Lại bị coi là công việc nội trợ.
Qua nhì nhận các hộ gia đình ở tỉnh Vinh Long nhận thấy hầu hết phụ nữ ở đây sử dụng thời gian trong ngày cho những loại công việc có tính chất gần như nhau:
5.00h -7.00h : Dậy nhóm bếp, nấu cơm, nấu rượu, quét don nhà cửa 7.00h - 11.00h : Đi chợ, làm đồng, làm thuê
11.00h - 14.00h : Nghĩ trưa, quét don, giặt quần áo
14.00h - 17.00h : Giặt giũ, quét dọn, cho lợn ăn, tưới rau, làm đồng
17.00h - 20.00h : Nấu cơm, quét nhà, tắm giặt, ăn cơm, chăm lo cho con học 20.00h - 21.00h : Xem vô tuyến, ngủ
21.00- 24.00h : Ngủ , [3, tr1]
Qua đó có thể nói lên rằng bình đẳng nam – nữ, có nghĩa sâu xa của nó không phải là chổ thực hiện công bằng một cách bình quân về mặt số học. Điều này thiết yếu chính là tạo ra một cuộc sống mà người phụ nữ Vĩnh Long cũng như người phụ nữ Việt Nam nói chung được tự mình làm chủ lấy cuộc sống tương lai vận mệnh của mình, của gia đình mình. Trong gia đìnhấy người chồng là người bạn chung thủy tôn trọng và chia sẻ tất cả gánh nặng với người vợ người mẹ. Nhưng làm được điều này trước mắt chúng ta còn cả một chặng đường dài mà người phụ nữ Vĩnh Long nói riêng và phụ nữ cả nước nói chung phải vượt qua trở ngại từ phía chính mình, từ xã hội với những điều kiện kinh tế chưa cao, và trình độ văn hóa còn nghèo nàn. Huy vọng rằng những phụ nữ sẻ thực hiện được sứ mệnh của mình trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng cho phụ nữ Việt Nam 2.3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng làm các công việc gia đình của