Những cuộc cách mạng xã hội trước cách mạng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu CÁCH MẠNG xã hội và sự vận DỤNG CHỦ NGHĨA mác LÊNIN và tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH vào THỰC TIỄN CÁCH MẠNG xã hội CHỦ NGHĨA ở nước TA (Trang 24 - 27)

1.3 Các cuộc cách mạng xã hội trong lịch sử

1.3.1 Những cuộc cách mạng xã hội trước cách mạng xã hội chủ nghĩa

Cuộc chuyển biến cách mạng xã hội đầu tiên trong lịch sử đã thực hiện bước chuyển từ chế độ công xã nguyên thủy lên chế độ chiếm hữu nô lệ.

Cuộc cách mạng xã hội này xảy ra do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ thị tộc.Nét đặc trưng của cuộc chuyển biến cách mạng đầu tiên này là ở chỗ nó đã thay thế xã hội không có giai cấp bằng xã hội có giai cấp, thay thế chế độ tự quản của thị tộc bằng nhà nước của giai cấp thống trị.

Ý nghĩa tiến bộ của cuộc cách mạng xã hội đầu tiên này là ở chỗ xóa bỏ phạm vi chật hẹp của những quan hệ thị tộc đã kìm hãm sự phát triển sản xuất, sự phân công lao động và sự phát triển văn hóa, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, thực hiện sự phân công giữa lao động trí óc và lao động chân tay, phát triển khoa học và văn hóa.

Cuộc chuyển biến cách mạng thứ hai trong lịch sử đã thực hiện bước chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ sang hình thái kinh tế - xã hội phong kiến.

Quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ dựa trên sự cưỡng bức nô lệ lao động đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Bên cạnh mâu thuẫn đối kháng cơ bản giữa chủ nô và nô lệ còn có sự đối kháng giữa điền chủ, những kẻ cho vay nặng lãi với những người thợ thủ công và tiểu nông. Chính những mâu thuẫn đó là nguyên nhân của những cuộc nổi dậy của nô lệ. Kết hợp với những người nghèo chống lại những kẻ áp bức mình mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của nô lệ ở Xi-xin, của Xát- mát ở vương quốc Bốt-spo-rơ, của những người “Hồng nô”ở Trung Quốc. Cuộc khởi nghĩa khủng lồ nhất là ở thời cổ đại là phong trào của Spac-ta-quýt (74-71 trước Công nguyên), trong đó có hơn 100 nghìn nô lệ tham gia. Chính các phong trào cách mạng của nô lệ và dân nghèo đã làm chế độ suy yếu và đi đến diệt vong, thay thế bằng chế độ phong kiến tiến bộ hơn.

Cuộc cách mạng thứ ba trong lịch sử là cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến và xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa.

Cách mạng tư sản loại cách mạng xã hội mà nội dung chủ yếu, vai trò lịch sử là khắc phục những trở ngại đối với sự phát triển tư bản chủ nghĩa. Tuy trong tiến trình của một số cuộc cách mạng, những biện pháp nào đó chống chủ nghĩa tư bản có thể thực hiện được nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất chung của cách mạng tư sản bởi vì những biện pháp đó không động đến nền tảng sâu sa nhất của xã hội tư sản là là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Lịch sử đã chứng kiến nhiều cuộc cách mạng khác nhau trong thời gian khác nhau. Quá trình xóa bỏ chế độ phong kiến bắt đầu từ thế kỉ XV (chiến tranh nông dân vĩ đại ở Đức, cách mạng tư sản Hà Lan) vẫn chưa được hoàn thành (rất nhiều cuộc cách mạng tư sản ở các nước đang phát triển thuộc châu Phi, châu Á và châu Mỹ La tinh. Điều này quyết định tính chất rất đa dạng trong các hình thức cụ thể của cách mạng tư sản, sự khác nhau về động lực của chúng. Nếu như trong thời kì chủ nghĩa tư bản lũng đoạn, vai trò lãnh đạo thuộc giai cấp tư sản thì trong thời kì đế quốc chủ nghĩa, ảnh hưởng của giai cấp vô sản đối với tiến trình và kết quả của cuộc cách mạng tư sản tăng lên rất nhiều, trong một số trường hợp quyền lãnh đạo chuyển giai cấp vô sản (chẳng hạn cuộc cách mạng Nga 1905). Việc phân loại cách mạng tư sản phổ biến nhất là phân chia cách mạng tư sản thành những cuộc cách mạng tư sản tầng lớp và cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Cách mạng tư sản tầng lớp trên được thực hiện dưới quyền lãnh đạo của giai cấp tư sản không có sự tham gia rộng rãi của nhân dân và không đi đến những cuộc cải tạo xã hội sâu sắc. Chẳng hạn cuộc cách mạng năm 1867-1868 ở Nhật Bản, cuộc cách mạng của những người thuộc ĐảngThanh Niên Thổ Nhĩ Kì cũng như những cuộc cách mạng hiện đại trong một số nước châu Á, châu Phi không đi xa hơn việc thiết lập nhà nước dân tộc. Một hình thức đặc biệt của cách mạng tư sản là cách mạng dân chủ tư sản được thực hiện bằng sự tham gia tích cực của giai cấp vô sản và nông dân, bằng sự gắn bó với cách mạng ruộng đất, với phong trào nhân dân nhằm cải tạo tận gốc quan hệ ruộng đất, bằng cuộc đấu tranh của quần chúng với những yêu sách khác vối giai cấp tư sản. Đã có một số hình thức cách mạng dân chủ tư sản khác nhau về vai trò lịch sử và động lực:

Một là, thời kì đấu tranh chống chế độ phong kiến diễn ra với sự độc quyền lãnh đạo của giai cấp tư sản và đã đảm bảo sự thống trị về kinh tế và chính trị của giai cấp tư sản. Chẳng hạn cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789-1794.

Hai là, những cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở thời kì đầu của chủ nghĩa đế quốc và ở giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản, giai cấp vô sản liên minh với nông dân trở thành người lãnh đạo. Những cuộc cách mạng này đã chuẩn bị điều kiện tất yếu để biến cách mạng dân chủ tư sản thành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chẳng hạn như Cách mạng tháng hai năm 1917 ở Nga.

Ba là, những cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở giai đoạn hai của cuộc tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản (cách mạng ở các nước Đông Âu), những cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở giai đoạn ba của cuộc tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản, cách mạng trong các nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh, cái gọi là những cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Sự phát triển thắng lợi của những cuộc cách mạng này đang dẫn đến việc thành lập nhà nước có phương hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện sự phát triển đất nước theo con đường phi tư bản chủ nghĩa.

Lịch sử chế độ phong kiến đã chứng minh nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân chống lại sự áp bức bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến, những phong trào đó đều mang tính tự phát và đã không đưa đến sự thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội vì giai cấp nông dân không đại biểu cho phương thức sản xuất mới.

Khi giai cấp tư sản xuất hiện trong lòng xã hội phong kiến, phát triển các quan hệ tư bản chủ nghĩa và khi chế độ phong kiến đã trở thành chướng ngại vật trên con đườngphát triển của lực lượng sản xuất, lâm vào thời kì khủng hoảng trầm trọng thì các tiền đề cách mạng tư sản đã chín muồi. Trong cuộc cách mạng này, giai cấp tư sản đã trở thành người lãnh đạo cách mạng, còn nông dân, công nhân và dân nghèo là lực lượng cách mạng đi theo giai cấp tư sản.

Do sự phát triển không đều của lịch sử cho nên các cuộc cách mạng tư sản xảy ra không đồng thời ở các nước khác nhau. Điều đó làm cho vị trí của giai cấp tư sản có khác nhau. Giai cấp tư sản có thể là lực lượng cách mạng và cũng có thể là lực lượng phản cách mạng. Giai cấp tư sản nói chung đều sợ quần chúng cách mạng.

Trong lịch sử cách mạng tư sản về sau này khi giai cấp vô sản cách mạng với những yêu cầu độc lập của mình đã hình thành thì giai cấp tư sản không muốn đấu tranh kiên quyết chống lại bọn địa chủ, chúng lo sợ rằng cuộc tấn công của quần chúng nhân dân vào chế độ sở hữu phong kiến có thể là màn đầu dẫn đến cuộc tấn công vào chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa.

Cũng do sự phát triển không đều của lịch sử, bên cạnh những nước tư bản phát triển, ở đó giai cấp tư sản đã trở thành lực lượng phản cách mạng thì còn có nhiều nước mà chủ nghĩa tư bản chưa phát triển, ở đó giai cấp tư sản dân tộc tuy với tính chất không triệt để và hay dao động, nhưng vẫn là lực lượng tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phong kiến trong nước.

Một phần của tài liệu CÁCH MẠNG xã hội và sự vận DỤNG CHỦ NGHĨA mác LÊNIN và tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH vào THỰC TIỄN CÁCH MẠNG xã hội CHỦ NGHĨA ở nước TA (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)