CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO THỰC TIỄN CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1 Tính tất yếu và tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
2.1.3 Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh là nhân tố quyết định sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Ngày 3-2-1930 dưới sự chỉ đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã được thành lập trên cơ sở họp nhất ba tổ chức cộng sản ở nước ta khi đó là Đảng Cộng Sản Đông Dương, An Nam Cộng Sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đướng phát triển của dân tộc Việt Nam.
Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời với Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Luận cương chính trị về cách mạng Việt Nam được nhân dân đồng tình và ra sức
thể hiện đã kết thúc thời kì đen tối và bế tắc về đường lối cách mạng Việt Nam.
Chính cương vắn tắt của Đảng chỉ rõ: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội Cộng sản”. Đó là chủ trương, đường lối cách mạng triệt để, là sự vận dụng sáng tạo học thuyết cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác- Lênin và quan điểm độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội vào hoàn cảnh Việt Nam, một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
Cách mạng Việt Nam từ đây có người lãnh đạo đúng đắn là Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Hồ Chí Minh, có vũ khí tư tưởng sắc bén là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Quá trình chọn lọc, xác định mục tiêu của cách mạng Việt Nam là quá trình đấu tranh gian khổ và đầy sáng tạo. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường đúng đắn, là lựa chọn sáng suốt, mang ý nghĩa thời đại thể hiện một trí tuệ anh minh, một bản lĩnh chính trị tuyệt vời, tình cảm giai cấp và dân tộc sâu sắc của Đảng ta và của cả chủ tịch Hồ Chí Minh.
Do nắm vững tình hình thực tế và những qui luật khách quan đang vận động trong hiện tại, dự báo chính xác những diễn biến của nó trong tương lai, trải qua tiến trình hoạt động và sự lãnh đạo cách mạng, ở những thời điểm quan trọng, mang ý nghĩa bước ngoặt. Đảng ta đề ra được đường lối đường lối, chủ trương đúng đắn và sáng tạo, dự báo được những tình huống sẽ xảy ra để từ đó chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho việc xử lí tình huống ấy.
Vào những năm 30, đầu những năm 40 của thế kỉ XX với một sự phân tích chính xác, khoa học trong tình hình kinh tế chính trị và xã hội trong nước và cục diện thế giới, Đảng ta đề ra được đường lối, chủ trương đúng đắn và sáng tạo, dự báo một cách hết sức chính xác rằng: thời cơ thuận lợi cho một cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền đã tới gần và thành công của cách mạng Việt Nam là điều chắc chắn.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra và thành công, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời đã chứng minh cho điều nhận định này là đúng.
Khi chính quyền non trẻ vừa mới được thành lập, còn phải đương đầu với biết bao thử thách, khó khăn, thực dân Pháp một lần nữa lại xâm lược nước ta, lực lượng quân sự chênh lệch quá lớn và hoàn toàn bất lợi cho ta, nhưng nhờ nắm vững qui luật khách quan hiểu rõ ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Đảng ta đã khẳng định
một cách chắc chắn rằng: “Ta nhất định thắng, địch nhất định thua”, “kháng chiến nhất định thắng lợi”, thể hiện qua đường lối kết hợpkháng chiến với kiến quốc, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa ba nhiệm vụ chiến lược chống đế quốc, chống phong kiến và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân gây mầm mống cho chủ nghĩa xã hội, tạo nên sức mạnh to lớn cho dân tộc ta, đưa kháng chiến đến thắng lợi.
Trong bối cảnh hòa bình đã được thiết lập ở miền Bắc nước ta, nhưng ở miền Nam nhân dân ta một lần nữa đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Đảng ta chủ trương thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Những thuận lợi trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc với cuộc tổng tiến công “thần tốc, táo bạo, bất ngờ”. Mùa xuân 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa nước ta bước vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đã khẳng định tính đúng đắn của đường lối thể hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc thống nhất.
Nhìn lại chặng đường phát triển của cách mạng Việt Nam suốt hơn 80 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã vượt qua bao khó khăn, gian nan thử thách, đưa cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác viết lên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Trong chặng đường đó, Đảng Cộng sản Việt Nam, luôn luôn đứng ở vị trí trung tâm của các sự kiện vĩ đại đó và thực tiễn lịch sử đã khẳng định:
sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt nam.
Đảng không có lợi ích nào ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Giành độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân là mục tiêu và lí tưởng của Đảng. Trong phong ba bão táp, Đảng ta đã kiên định vững vàng, không xa rời mục tiêu lý tưởng, không run sợ trước kẻ thù, không nhục chí trước những khó khăn chồng chất, không hạ thấp vị trí tiên phong chiến đấu và trách nhiệm là người lãnh đạo, người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng, một lòng một dạ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Giữ vững bản chất cấp giai cấp công nhân của Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại. Đảng không ngừng làm giàu trí tuệ của mình, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, thường xuyên phê bình và tự phê bình, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế, củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Với những phẩm chất tốt đẹp đó tạo nên sức mạnh của Đảng, đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm Đảng cũng còn những yếu kém thậm chí có những lúc phạm sai lầm, khuyết điểm như: công cuộc cải tạo ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức,…. Song Đảng ta và Hồ Chí Minh không che dấu khuyết điểm mà đã công khai tự phê bình, nhận xét khuyết điểm trước dân, quyết tâm sửa chữa và sửa chữa có kết quả. Vì vậy, Đảng và Hồ Chí Minh vẫn được nhân dân tin yêu và thừa nhận Đảng là đội tiên phong chính trị, người lãnh đạo duy nhất của dân tộc. Sở dĩ Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh làm được như vậy là do luôn luôn vững vàng, kiên định mục tiêu và phương hướng chiến lược mềm dẻo, linh hoạt về sách lược “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, tuyệt đối trung thành với lí tưởng cách mạng, với lợi ích giai cấp và dân tộc, nắm vững và vận dụng bản chất khoa học và cách mạng của học thuyết chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện qua:
Thứ nhất, nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tiếp cận chân lý của chủ nghĩa Mác-Lênin và quyết định giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản : “ Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sảnmới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nộ lệ”.
(Hồ Chí Minh:Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.10, tr.28).
Thứ hai, quán triệt sâu sắc quan điểm cách mạng là sự nghiệp của nhân, do dân và vì nhân dân. Về lí luận, bài học này xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, coi quần chúng nhân dân là người làm nơi lịch sử.
Thứ ba, không ngừng củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng đặc biệt là quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
Thứ tư, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. Đảng ta đã vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề quốc tế trong cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản nói riêng, cũng như trong vấn đề mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài, chủ quan và khách quan trong sự phát triển của sự vật, hiện tượng nói chung.
Thứ năm, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Hồ Chí Minh là nhân tố hàng đầu bảo đảm sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Cơ sở lí luận của Đảng là quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, về mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc trong cách mạng vô sản.
Thực tiễn lịch sử đã khẳng định: Ở nước ta ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam không có lực lượng chính trị nào đủ sức lãnh đạo cách mạng. Với tất cả tinh thần khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có quyền nói Đảng ta thật là vĩ đại như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhận định.