CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO THỰC TIỄN CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1 Tính tất yếu và tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
2.1.2 Tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa là một tiến trình lịch sử lâu dài, khó khăn và gian khổ với mục đích cuối cùng là bảo đảm thành công sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Giai đoạn thứ nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa nước ta đó là giành độc lập dân tộc.
Các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, sự khủng hoảng đường lối cứu nước
Từ khi triều đình nhà Nguyễn nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ cho thực dân Pháp (1862) đến Hiệp ước Ác Măng (1883) và Hiệp ước Patơnốt, nhân dân ta lâm vào cảnh nước mất nhà tan, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác.
Từ đó bắt đầu thời kỳ đen tối nhất của lịch sử dân tộc, kể từ sau thời Bắc thuộc. Giải phóng dân tộc cứu lấy Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng nhất, cấp bách nhất, là vấn đề sống còn của cả dân tộc. Đất nước muốn phát triển đi lên như thế nào, thì trước hết cũng phải thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp. Thật vô nghĩa khi giả định một con đường phát triển nào đó không gắn với độc lập dân tộc.
Xuất phát từ yêu cầu bức thiết đó, các phong trào yêu nước chống Pháp diễn ra sôi nổi khắp Bắc, Trung, Nam. Đó là phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế, phong trào Đông Du, cuộc vận động Duy Tân do các sĩ phu yêu nước khởi xướng, khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân Đảng tiến hành… Những
phong trào cứu nước đều sáng ngời tinh thần yêu nước, bất khuất song tất cả đều bế tắc về đường lối và cuối cùng thất bại.
Thất bại của phong trào Cần Vương nói lên rằng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc theo đường lối phong kiến, với tư tưởng chỉ đạo “dựng nước là nhờ cái gốc vua tôi” (Phan Đình Phùng), không hiểu biết về thế giới bên ngoài thì không thể thắng được đế quốc, thực dân. Ngoài ra còn chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra. Tuy thất bại, nhưng phong trào Cần Vương đã nêu cao truyền thống bất khuất của dân tộc ngay sau khi thực dân pháp mới đặt ách thống trị lên đất nước ta và đã đóng góp cho phong trào giải phóng dân tộc những kinh nghiệm quý báu.
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế cho thấy tinh thần quật khởi của nông dân nhưng cũng chứng tỏ rằng con đường cứu nước theo quan điểm nông dân không khác là bao so với con đường cứu nước theo quan điểm phong kiến và nó đã không thể đi đến thành công.
Đầu thế kỉ XX đã có cơ sở xã hội cho sự phát triển nhiều xu hướng, đường lối đổi mới trong phong trào yêu nước. Từ những năm 20 của thế kỉ XX hình thành hai đường lối khác nhau: đường lối xu hướng tư sản và đường lối của giai cấp vô sản.
Thực tiễn đường lối giải phóng dân tộc sẽ kiểm nghiệm các xu hướng và đường lối ấy.
Các chiến sĩ yêu nước tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh khởi xướng đường lối cứu nước mới, đường lối có xu hướng tư sản với những phương pháp hành động khác nhau nhưng đều nhằm mục đích giải phóng dân tộc dân tộc và thiết lập nhà nước quân chủ lập hiến hay cộng hòa tư sản. Để thực hiện được mục tiêu ấy, Phan Bội Châu chủ trương bạo động còn Phan Châu Trinh không tán thành bạo động. Lúc đầu, Phan Bội Châu cầu viện Nhật Bản để chống Pháp. Phan Bội Châu lại có thể yêu cầu Pháp bãi bỏ chế độ vua quan thối nát, thực hiện dân chủ rồi sau mới giải phóng dân tộc. Các sĩ phu yêu nước đã khởi xướng, lãnh đạo các phong trào Đông Du (1904-1908), cuộc vận động Duy Tân do Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp lãnh đạo (1906-1908), phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907) do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền lãnh đạo, Việt Nam quang phục
Hội (1912-1916). Những phong trào yêu nước đã góp phần quan trọng vào việc cổ vũ, thức tỉnh tinh thần yêu nước trong nhân dân, nhất là thanh niên, trí thức, học sinh. Song các phong trào yêu nước có xu hướng tư sản đều bế tắc, không phát triển được nên đều thất bại.
Nếu như hoạt động của các nhà yêu nước Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh mang tính chất tìm tòi, thử nghiệm con đường mới, phương pháp mới thay thế cho đường lối phong kiến thì phong trào do Việt Nam Quốc dân Đảng lãnh đạo (1927-1930) lại định hình ý thức tư sản rõ rệt. Việt Nam quốc dân Đảng là một chính đảng theo đường lối tư sản do một số trí thức tiểu tư sản có tinh thần dân tộc thành lập vào cuối năm 1927. Do thiếu một cương lĩnh rõ ràng nhất quán, thiếu nguyên tắc tổ chức chặt chẽ, khoa học của một Đảng cách mạng để đảm bảo sự thống nhất tư tưởng và hành động, thiếu cơ sở quần chúng rộng lớn nên Việt Nam ngày càng bế tắc, sự chia rẽ nội bộ ngày càng nghiêm trọng. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 nổ ra trong thế bị động, là một hành động anh dũng như phiêu lưu, vô vọng. Dự cảm trước thất bại, lãnh tụ của phong trào chỉ còn biết tuyên bố “không thành công cũng thành nhân”. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại chứng minh rằng giai cấp tư sản Việt Nam không thể đảm đương vai trò nòng cốt và lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc.
Đường lối cứu nước tư sản hay có xu hướng tư sản không thể tránh khỏi những sai lầm, hạn chế rất cơ bản:
Sai lầm cơ bản thứ nhất là không hiểu được bản chất của kẻ thù dân tộc đó là chủ nghĩa tư bản, đế quốc, càng không hiểu được bản chất của thời đại đế quốc chủ nghĩa với những mâu thuẫn và đặc trưng riêng của nó.
Sai lầm hạn chế thứ hai của đường lối xu hướng tư sản là mục tiêu cách mạng, thực hiện chế độ tư bản chủ nghĩa không đáp ứng được lợi ích căn bản và nguyện vọng của quảng đại quần chúng gồm công nhân, nông dân, các tầng lớp tiểu tư sản đặc biệt là yêu cầu bức xúc về ruộng đất của nông dân … Những cá nhân và chính đảng theo đường lối tư sản dựa vào thiểu số để làm cách mạng, không dựa vào đại đa số dân chúng là công nhân, nông dân và tri thức. Vì thế các phong trào không huy động được lực lượng hùng hậu của nhân dân, không có cơ sở xã hội vững chắc.
Trong tình hình đường lối, quan điểm phong kiến, nông dân, đường lối tiểu tư sản đã hoàn toàn bế tắc. Đất nước Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước vì “chúng ta không có đường ra, đám mây đen bao phủ bầu trời Việt Nam”. Các nhà yêu nước và quần chúng nhân dân khát khao mong chờ một đường lối cứu nước đúng đắn để chấm dứt tình trạng hiện tại. Một đường lối cách mạng có khả năng đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đi đến thành công. Việc xác định con đường cách mạng là vô cùng cấp bách. Nếu chậm trễ sẽ dẫn đến hai nguy cơ:
Một là, thiếu đường lối cứu nước đúng đắn dẫn đường, quần chúng nhân dân sẽ mất phương hướng, các thế lực chủ nghĩa cơ hội sẽ sẽ nổi lên và bọn đế quốc thực dân sẽ lợi dụng tình thế ấy chia rẽ lực lượng cách mạng.
Hai là, nếu chậm trễ trong việc hoạch định đường lối cách mạng đúng đắn thì khi thời cơ đến cách mạng sẽ chưa đủ trưởng thành để chớp lấy thời cơ có thể dẫn đến thất bại một lần nữa.
Trước tình hình trên, cách mạng nước ta đòi hỏi là phải tìm ra một con đướng cứu nước đúng đắn để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng như hiện nay. Nhận thấy được điều này, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước.
Và chàng thanh niên này đã tạo ra bước đột phá đưa cách mạng Việt Nam bước sang một trang mới.
Bước đột phá của Nguyễn Ái Quốc chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước:
Chứng kiến nổi thống khổ của người dân bị mất nước và nhận thấy được con đường cứu nước, giành độc lập dân tộc nếu tiến hành theo kiểu cũ thì sẽ mãi đi vào sự bế tắc, không tìm được đường lối cứu nước. Cho nên chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành tức lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sau này đã quyết định ra đi tìm đường lối cứu nước vào năm 1911 lúc đang diễn ra cuộc khủng hoảng gay gắt về đường lối giải phóng dân tộc.
Mặc dù nhận thấy các phong trào yêu nước lâm vào bế tắc, Nguyễn Tất Thành vẫn vững tin rằng sự nghiệp giải phóng dân tộc nhất định thắng lợi nếu có đường lối đúng đắn. Nhưng đường lối cứu nước thì không tự động đến mà phải chủ động tìm
tòi. Vì giải phóng dân tộc là vấn đề cấp bách, là vấn đề nước sôi lửa bỏng, không thể đợi chờ.
Nguyễn Ái Quốc quyết định xuất dương để tìm hiểu thời đại và thế giới. Và nơi và mà người đã chọn là phương Tây tìm hiểu ngọn nguồn nơi gây ra áp bức khổ đau cho dân tộc mình mà không sang phương Đông truyền thống như những nhà cách mạng đương thời. Điều này cho thấy sự nhạy cảm chính trị, tài năng, trí tuệ của một tư duy mới trên hành trình tìm đường cứu nước của nhà lãnh tụ này.
Trên bước đường nghiên cứu, Người đã đi đến nhiều châu lục, tiếp xúc với đủ hạng người… Với tư duy sắc sảo kết hợp quan sát xã hội với hoạt động nghiên cứu thực tiễn của mình. Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận“ Dù màu da có khác nhau trên thế giới chỉ có hai loại người: những người bị bóc lột và những kẻ bóc lột. Vì vậy nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù. Do đó trong cuộc đấu tranh giải phóng khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân, nhân dân và dân tộc các nước phải đoàn kết lại, phối hợp hành động mới có thể giành thắng lợi. Chủ nghĩa đế quốc như một con đỉa hai vòi, một vòi bám vào chính quốc, một vòi bám vào thuộc địa. Muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc phải đồng thời cắt cả hai vòi đi tức là phải kết hợp cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa bởi vì vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các nước thuộc địa.
Quan sát thực tế, Hồ Chí Minh sớm nhận thấy một trong những hạn chế cơ bản của tư tưởng yêu nước cũ là không phân biệt được bọn tư bản thống trị với giai cấp công nhân vào nông dân lao động Pháp. Các nhà sĩ phu yêu nước không hiêu được rằng nguyên nhân áp bức dân tộc là không phải ở chỗ có “đồng chủng đồng văn”
hay không mà là cái “ẩn giấu đằng sau” những từ bình đẳng, tự do, bác ái. Bằng con đường của mình, Hồ Chí Minh đã tự mình tiếp cận với “hệ thống chính quốc- thuộc địa” nằm trong hệ thống lớn hơn “hệ thống đế quốc- thuộc địa”,, hệ thống thể hiện bản chất của thời đại.
Người đã giành nhiều công sức nghiên cứu về các cuộc cách mạng tư sản Anh, Pháp, Mỹ và đặc biệt là Cách mạng tháng Mười Nga do V.I.Lênin lãnh đạo và rút ra nhận định: “Trên thế giới bây giờ chỉ cách mạng Nga là thành công đến nơi. Cách
mạng Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng công nông làm gốc, phải có đảng vững vàng, bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất Năm điển phải làm, phải rút ra từ bài học cách mạng tháng Mười Nga chính là những luận điểm quyết định trong tư duy chính trị của Hồ Chí Minh về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Bước đột phá vĩ đại của Hồ Chí Minh trong quá trình cứu nước là ở chỗ chủ nghĩa yêu nước Người đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng vô sản, tìm thấy ở đó – đặc biệt trong các luận điểm của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, cái cần thiết cho chúng ta, con đường giải phóng cho chúng ta.
Điều gì đã làm cho Hồ Chí Minh tin theo Lênin, chủ nghĩa Mác-Lênin và Quốc tế III? Đó là trong tất cả các học thuyết, chủ nghĩa – mà học thuyết, chủ nghĩa thì rất nhiều duy chỉ có một chủ nghĩa thực sự quan tâm và trả lời chính xác, câu hỏi bức thiết nhất của thời đại và cả dân tộc Việt Nam: làm thế nào để giải phóng được dân tộc khỏi ách thực dân. Đó là chủ nghĩa Mác-Lênin. Đối với Hồ Chí Minh, vấn đề thuộc địa trở thành đá thử vàng để xác định một học thuyết, một tổ chức có chắc chắn, chân chính cách mạng hay không?
Sau cách mạng tháng Mười, trải qua những năm hoạt động lí luận và thực tiễn sôi nổi, phong phú, Hồ Chí Minh dần dần hiểu được thực chất những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng vô sản. Nhưng còn vấn đề dân tộc và thuộc địa thì sao, lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin đã làm sáng tỏ tới đâu? Vào giữa năm 1920, Lênin xuất bản Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa nổi tiếng.
Mùa hè năm ấy, sau khi đọc Luận cương, Nguyễn Ái Quốc – Bác Hồ của chúng ta vui mừng đến phát khóc lên vì Người tìm thấy ở luận cương “cái cần thiết cho chúng ta con đường giải phóng chúng ta”.
Vậy là xuất phát từ yêu cầu bức xúc tìm đường giải phóng dân tộc, từ chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin. Người nói từng bước một, vừa nghiên cứu lí luận, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội và công sản chủ nghĩa mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường khác con đường cách mạng vô sản”, tức là theo đường lối của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Con đường cứu nước, giải phóng dân tộc mà Hồ Chí Minh gọi là “con đường cách mạng vô sản” là gì? Những nét cơ bản của nó ra sao?
Con đường cách mạng Hồ Chí Minh, trước hết là đưa cách mạng Việt Nam vào trào lưu của thời đại, gắn cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân thế giới, với trào lưu cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng giải phóng dân tộc thế giới, xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.
Con đường cách mạng Hồ Chí Minh, đó là sự khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng thuộc về giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong của mình là Đảng cộng sản. Đảng phải có công nhân làm cốt đó là chủ nghĩa Mác-Lênin.
Con đường cách mạng Hồ Chí Minh đó là thể hiện cuộc cách mạng không ngừng cho đến khi thắng lợi hoàn toàn nhưng có giai đoạn, mỗi giai đoạn có nhiệm vụ cụ thể không lẫn lộn giai đoạn nọ với giai đoạn kia.
Con đường cách mạng Hồ Chí đòi hỏi kết hợp nhuần nhuyễn đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, giải phóng dân tộc và từng bước giải phóng xã hội, kết hợp chặt chẽ hai mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng và củng như trong mỗi giai đoạn cách mạng.
Việc tìm ra được đường lối đúng đắn đã chấm dứt được tình hình khủng hoảng về đường lối cứu nước của dân tộc Việt Nam. Kể từ đây nhân dân ta sẽ tiến hành cuộc cách mạng xã hội với mục tiêu là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.