1.3 Các cuộc cách mạng xã hội trong lịch sử
1.3.2 Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một kiểu cách mạng xã hội mới về chất so với các cuộc cách mạng xã hội trước
1.3.2.1 Khái niệm về cách mạng xã hội chủ nghĩa
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa lỗi thời bằng chế độ xã hội chủ nghĩa khi những điều kiện vật chất và tinh thần cho sự thay thế đó đã nảy sinh và phát triển ở mức tương đối đầy đủ ngay trong lòng chế độ tư bản, trong cuộc cách mạng đó giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng chính trị, được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập được nhà nước chuyên chính vô sản – nhà nước của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.
Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả hai thời kỳ: cách mạng về chính trị với nội dung chính là thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản và tiếp theo là thời kỳ giai cấp công nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình để cải tạo xã hội cũ về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng,… xây dựng xã hội mới về mọi mặt nhằm thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội.
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra là do sự mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa cao với tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản
xuất dưới chủ nghĩa tư bản, cho nên chừng nào quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất vẫn được duy trì thì nguyên nhân của cuộc cách mạng xã hội vẫn còn tồn tại, và do đó, cách mạng xã hội vẫn là một tất yếu khách quan của tiến trình phát triển lịch sử nhân loại. Dưới chủ nghĩa tư bản, nhất là máy hơi nước ra đời, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, ngày càng tính chất xã hội hóa cao, mâu thuẫn với quan hệ sản xuất mang tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
C.Mac đã viết: “Sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hóa lao động điểm mà chúng không không còn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng nữa….nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ định trong bản thân nó, với tính tất yếu của một quá trình tự nhiên” (C.Mac và Ph.Ăngghen toàn tập, t.23, tr 1059)
Biểu hiện mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế là tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng doanh nghiệp ngày càng tăng với tính vô tổ chức của sản xuất toàn xã hội do tính cạnh tranh của nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩ gây ra và qui luật cạnh tranh, tính chất vô chính phủ trong sản xuất dẫn đến khủng hoảng thừa, buộc một số doanh nghiệp phải ngừng sản xuất. Để khắc phục tình trạng trên, giai cấp tư sản đã tổ chứ ra các Xanhđica, Tờrơt, Công xô xiom và nhà tư bản ngày càng can thiệp sâu vào kinh tế, quốc hữu hóa một số ngành, thành lập những công ty độc quyền xuyên quốc gia. Tuy vậy, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong chế độ tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt, nhưng quy luật xã hội tự nó không thể xảy ra mà phải thông qua hoạt động của con người. Cách mạng xã hội chủ nghĩa muốn nổ ra thì giai cấp công nhân phải nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình, thực hiện việc tuyên truyền vận động nhân dân lật đổ chính quyền nhà nước của giai cấp tư sản để giành lấy chính quyền, giành lấy dân chủ. Bất kì một cuộc cách mạng xã hội nào muốn nổ ra cũng đều hội tụ đủ điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng thế.
Điều kiện khách quan:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là phương thức thực hiện sự chuyển biến từ chế độ tư bản sang chế độ xã hội chủ nghĩa. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, nền sản xuất ngày càng phát triển, những thành phố lớn, những khu công nghiệp tập trung hình thành ngày càng nhiều. Cùng với đó, quy luật cạnh tranh theo kiểu “cá lớn nuốt cá
bé” thì lại càng đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, hình thành những khu công nghiệp, những tập đoàn tư bản ngày càng lớn. Để thắng trong cạnh tranh, giai cấp tư sản phải ra sức tìm những biện pháp hữu hiệu để bóc lột công nhân. Trong thời kì tư bản chủ nghĩa phương Tây đang phát triển trung bình một người công nhân phải làm việc 12 tiếng. Điều đó giúp cho công nhân dễ dàng nhận nhận thấy rằng, họ là đồ vật, là tài sản của giai cấp tư sản và công nhân trở thành kẻ thù của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản.
Giai cấp tư sản với lòng tham vô đáy, với khát vọng giàu có và quyền lực trong tay đã tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược các nước khác, biến những nước này thành thuộc địa của chúng. Điều đó làm cho mâu thuẫn giữa các nước tư bản, đế quốc với các nước thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt. Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân các nước chống lại ách đô hộ của những tên đế quốc thực dân đã nổ ra và có xu hướng ngày càng tăng.
Để có lợi nhuận cao, giai cấp tư sản, một mặt khai thác khai thác cạn kiệt tài nguyên của các nước, mặt khác tìm cách cải tiến máy móc, đầu tư máy móc thiết bị ngày càng hiện đại dẫn đến tình trạng thất nghiệp của công nhân ngày càng tăng.
Điều đó cũng làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ngày càng gay gắt, đòi hỏi phải quyết mâu thuẫn trên bằng cuộc cách mạng xã hội nhằm xóa bỏ áp bức của giai cấp tư sản, xóa bỏ quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, thiết lập quan hệ sản xuất mới và chế độ xã hội mới – xã hội chủ nghĩa.
Với sự phát triển như vũ bão của lực lượng sản xuất, với những thành tựu ngày càng to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ càng tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất để nâng cao mức sống nhân dân, mở rộng tình đoàn kết giữa các dân tộc. Song do tính chất tư bản chủ nghĩa, vì lợi nhuận siêu ngạch, các tập đoàn tư bản lớn trên thế giới đang ỷ lại về tiềm năng kinh tế, sức mạnh quân sự đã gây ra nhiều cuộc chiến tranh, xung đột trên thế giới. Những cuộc chiến tranh này để lại nhiều hậu quả nặng nề cho quần chúng nhân dân lao động. Tình trạng đói nghèo ngày càng tăng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn tạo tiền đề cho một cuộc cách mạng sắp sửa nổ ra.
Điều kiện chủ quan:
Điều kiện khách quan nhưng thiếu điều kiện chủ quan thì cách mạng xã hội chủ nghĩa không thể nổ ra. Điều kiện chủ quan có ý nghĩa quyết định nhất là sự trưởng thành của giai cấp công nhân đặc biệt là khi đã có đảng tiên phong của mình.
Giai cấp công nhân là lực lượng sản xuất quan trọng nhất, là yếu tố hàng đầu trong lực lượng sản xuất chủ nghĩa tư bản nhưng lại không có tư liệu sản xuất trong tay, phải bán sức lao động để sống.
Những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản đã nổ ra ngay sau khi chủ nghĩa tư bản ra đời theo quy luật nhất định là có áp bức thì có đấu tranh. Qui mô đấu tranh của giai cấp công nhân ngày càng mở rộng. Nhưng chỉ khi giai cấp công nhân nhận thức được rằng chủ có xóa bỏ chế độ làm thuê, giải phóng giai cấp mình và giải phóng toàn xã hội thì cuộc cách mạng mới giải phóng thật sự.
Giai cấp công nhân phải nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình là xóa bỏ trật tự của chế độ tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa, tức là phải nhận thức được “Việc giải phóng giai cấp công nhân là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân” (C.Mac và Ph.Ăngghen toàn tập, t.2, tr.523).
Trong chế độ tư bản, không chỉ có giai cấp công nhân bị áp bức bóc lột mà còn cả những giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động khác như: thợ thủ công, nông dân, những người buôn bán nhỏ và kể cả trí thức….cũng bị bóc lột. Điều đó tạo ra những điều kiện cho giai cấp công nhân có tập hợp các giai cấp, tầng lớp lao động khác vào cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản. C.Mac và Ph.Ăngghen viết: “Lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp đó hiện nay đã phát triển tới giai đoạn trong giai cấp bị bóc lột và bị áp bức tức là giai cấp vô sản, không còn có thể tự giải phóng khỏi ách của giai cấp bóc lột và áp bức mình, tức là giai cấp tư sản, nếu không đồng thời giải phóng toàn xã hội khỏi ách áp bức bóc lột, khỏi tình trạng phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp”(C.Mac và Ph.Ăngghen toàn tập, t.2, tr.523).
Thực tế cuộc đấu tranh thử thách của giai cấp công nhân, với sự soi sáng lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin giúp giai cấp này nhận thức được sự cần thiết phải xây dựng cho mình một chính đảng thực sự cách mạng, có khả năng tập hợp quần chúng lao động, thể hiện giác ngộ quần chúng nhân dân, huy động họ đi vào cuộc đấu tranh, tổ
chức đấu tranh thì giai cấp công nhân mới thể hiện được sứ mệnh lịch sử của mình là xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng một chế độ mới. V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Khi những đại biểu tiên tiến của giai cấp đó (giai cấp công nhân – thế giới) đã thấm nhuần tư tưởng của chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng về vai trò lịch sử của công nhân Nga, khi các tư tưởng đó đã được phổ biến rộng rãi và khi mà trong hàng ngũ công nhân đã lập ra được các tổ chức vững chắc có thể biến cuộc đấu tranh kinh tế phân tán hiện nay của công nhan thành một cuộc đấu tranh tự giác, thì lúc đó người công nhân Nga, đứng đầu các phần tử dân chủ sẽ đạp đổ chế độ chuyên chế và đưa giai cấp vô sản Nga (sát cánh với giai cấp vô sản trong tất cả các nước) thông qua con đường trực tiếp đấu tranh chính trị công khai, tiến tới cách mạng cộng sản chủ nghĩa (V.I.Lênin. Nhà xuất bản Matcơva 1974, t.1, tr 385 -386).
Giải phóng xã hội, giải phóng con người là mục tiêu của giai cấp công nhân, của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Có nghĩa là giải phóng giai cấp bị áp bức, bóc lột, các dân tộc bị nô dịch, đồng thời giải phóng xã hội khỏi sự trì trệ để tiếp tục phát triển trên con đường tiến bộ, văn minh. Mục tiêu ở giai đoạn thứ nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa là giai cấp công nhân phải đoàn kết với những người lao động khác thực hiện lật đổ chính quyền của giai cấp thống trị , áp bức, bóc lột; “phải giành lấy chính quyền về tay và nhân dân lao động, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc”.
Tiếp đó, ở giai đoạn thứ hai mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa là giai cấp công nhân phải tập hợp các tầng lớp nhân dân lao động vào công cuộc tổ chức một xã hội mới về mọi mặt, thực hiện xóa bỏ mọi chế độ người bóc lột người để không còn còn tình trạng dân tộc này áp bức bóc lột dân tộc khác nhằm đưa lại đời sống no ấm cho toàn dân. Đến giai đoạn cao là chủ nghĩa cộng sản, khi đó không còn giai cấp, không còn nhà nước, giai cấp vô sản tự xóa bỏ mình với tư cách là giai cấp thống trị.
Giai cấp công nhân vừa là giai cấp lãnh đạo, vừa là động lực chủ yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giai cấp công nhân có nhiều lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp này trở thành động lực to lớn trong cách mạng xã hội. Và cách mạng xã hội muốn giành được thắng lợi, giai cấp công nhân phải thực hiện được sự liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao
động khác nhằm tạo nên khối đại đoàn kết của lực lượng cách mạng , trong đó nòng cốt là liên minh công – nông.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như lĩnh vực chính trị, kinh tế và tư tưởng – văn hóa, có quan hệ gắn kết với nhau, tác động qua lại với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Tóm lại, cách mạng xã hội là một cuộc cải biến toàn diện xã hội cũ thành xã hội mới, trong đó kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo và xây dựng mà xây dựng là chủ yếu.
1.3.2.2 Sự khác nhau căn bản giữa cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và các cuộc cách mạng xã hội khác:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là bước phát triển tất yếu đưa xã hội loài người từ xã hội có giai cấp lên xã hội không có giai cấp – xã hội cộng sản chủ nghĩa – nó khác với với tất cả các cuộc cách mạng xã hội trước bởi mục tiêu, tính chất và chiều sâu của những cải biến cách mạng. Đó là:
Nếu như các cuộc cách mạng trước kia chỉ thay thế hình thức bóc lột này bằng hình thức khác, trái lại, cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt để nhất: xóa bỏ chế độ người áp bức bóc lột người, xóa bỏ những nguồn gốc sinh ra áp bức bóc lột, sinh ra đối kháng giai cấp, giải phóng triệt để cho quần chúng nhân dân lao động, biến họ từ những người làm thuê thành người làm chủ xã hội.
Các cuộc cách mạng xã hội trước kia thường kết thúc sau khi giành được chính quyền. Trái lại, đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa, việc giành chính quyền chỉ là bước quyết định trước tiên cho sự thắng lợi của xã hội mới từ đó đến chủ nghĩa cộng sản còn phải trải qua một thời kì quá độ lâu dài. Nó phải tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; nhiệm vụ của nó là vô cùng mới mẻ, phức tạp và được thực hiện trên một qui mô rộng lớn nhằm xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa.
Trong các cuộc cách mạng trước kia, giai cấp lãnh đạo cách mạng không thể đoàn kết lâu dài với quần chúng nhân dân lao động vì họ là giai cấp bóc lột, có lợi ích căn bản đối kháng với lợi ích của quần chúng nhân dân lao động. Trái lại, trong
cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp vô sản có khả năng và cần phải thực hiện sự đoàn kết lâu dài với với quần chúng lao động nhằm lãnh đạo, tổ chức, giáo dục, phát huy tài năng và trí sáng tạo của họ để cùng nhau xây dựng xã hội mới. Bởi vì, lợi ích của giai cấp vô sản thống nhất với lội ích của nhân dân lao động; giai cấp vô sản chỉ được giải phóng triệt để khi đi theo con đường của giai cấp vô sản lãnh đạo làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, giành thắng lợi cho xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng mang tính tự giác cao nhất. Việc giành chính quyền cũng như toàn bộ quá trình cải tạo xã hội cũ, sáng tạo xã hội mới – xã hội chủ nghĩa – chỉ có thể là sản phẩm hoạt động tự giác của hàng triệu quần chúng. Đáp ứng yêu cầu khách quan ấy, cách mạng xã hội chủ nghĩa có sự lãnh đạo của đảng cộng sản – đội tiền phong của giai cấp công nhân, được vũ trang bằng lý luận Mác-Lênin. Sự lãnh đạo của Đảng đảm bảo cho hoạt động cách mạng của quần chúng phù hợp với quy luật khách quan để đưa sự nghiệp cách mạng đến toàn thắng.
Như vậy, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một kiểu cách mạng xã hội mới về chất. Nếu như tất cả các cuộc cách mạng xã hội trước chỉ là hình thức thay thế hình thức của chế độ chiếm hữu tư nhân, thay thế hình thức người bóc lột người, thì cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng xã hội mới không có giai cấp để giải phóng triệt để con người. Đó là một sự chuyển biến vĩ đại nhất trong lịch sử phát triển của nhân loại.