Chương 3: NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ, CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
3.1. Nguyên nhân hạn chế đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự tại các Tòa án trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.1.1. Nguyên nhân về quy định của pháp luật đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự
Trong những năm qua, pháp luật TTDS Việt Nam đã không ngừng đƣợc hoàn thiện. Ngày 15/6/2004, tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XI đã thông qua BLTTDS đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Việc ban hành BLTTDS năm 2004 tạo ra bước ngoặt trong sự phát triển của pháp luật TTDS Việt Nam, khắc phục đƣợc tình trạng tản mạn, mâu thuẫn của các quy định pháp luật TTDS trước đây. Đặc biệt, sau khi Hiến pháp năm 2013 đƣợc ban hành, nhằm thực thi Hiến pháp và đẩy mạnh cải cách tƣ pháp ở nước ta ngày 25/11/2015 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khóa XIII đã thông qua BLTTDS năm 2015 thay thế BLTTDS năm 2004. So với BLTTDS năm 2004, BLTTDS năm 2015 quy định các vấn đề TTDS đầy đủ, cụ thể và chặt chẽ hơn. Tuy vậy, nhƣ trên đã nêu qua nghiên cứu và khảo sát thực tiễn thực hiện các quy định của Bộ luật này tại các TAND trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy một số quy định vẫn còn bất cập, trong đó có các quy định về đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS. Đây là một trong những nguyên nhân hạn chế đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự tại các Tòa án trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cụ thể:
Thứ nhất, BLTTDS năm 2015 chưa quy định đương sự được đến Tòa án trình bày yêu cầu khởi kiện VADS, yêu cầu giải quyết VDS hay yêu cầu kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm chƣa có hiệu lực pháp luật.
Điều 189 và Điều 362 BLTTDS năm 2015 quy định đương sự khởi kiện VADS phải làm đơn khởi kiện VADS; đương sự yêu cầu giải quyết
VDS phải làm đơn yêu cầu giải quyết VDS gửi đến Tòa án có thẩm quyền.
Đơn khởi kiện VADS, đơn yêu cầu giải quyết VDS và phải có các nội dung theo quy định của các điều luật này. Điều 272 BLTTDS năm 2015 quy định đương sự quy định đương sự kháng cáo phải làm đơn kháng cáo và phải có các nội dung theo quy định của Điều luật này. Các quy định này tạo đƣợc điều kiện thuận lợi cho Tòa án trong việc giải quyết vụ việc dân sự nhƣng không tạo được thuận lợi cho đương sự trong việc khởi kiện VADS, yêu cầu giải quyết VDS hay kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm chƣa có hiệu lực pháp luật. Vì trên thực tế, không phải đương sự nào cũng có đủ trình độ, khả năng để làm đơn khởi kiện VADS, đơn yêu cầu giải quyết VDS hay đơn kháng cáo theo đúng quy định của pháp luật và họ cũng không có khả năng nhờ người khác làm thay.
Thứ hai, BLTTDS năm 2015 còn quy định hạn chế quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu.
Theo khoản 2 Điều 5 BLTTDS năm 2015, trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự đương sự có quyền thay đổi yêu cầu của mình. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 244 BLTTDS năm 2015, thì “Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.” Như vậy, việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự tại phiên tòa bị giới hạn bởi phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu. Quy định này tuy đảm bảo cho đương sự phía bên kia biết trước yêu cầu của đương sự đối lập, có điều kiện để chuẩn bị các chứng cứ, tài liệu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình nhƣng lại hạn chế quyền tự định đoạt của đương sự thay đổi, bổ sung yêu cầu. Khi đương sự không được thay đổi, bổ sung yêu cầu theo hướng vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu ở tại phiên tòa thì có thể họ sẽ tiếp tục khởi kiện ở vụ án khác để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Điều đó không những gây khó khăn cho đương sự mà còn gây cả khó khăn cho Tòa án phải giải quyết thêm nhiều vụ án khác. Mặt khác, thế nào là “yêu cầu ban đầu”, “vượt quá phạm vi yêu
cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu” thì BLTTDS năm 2015 không quy định cụ thể.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 5 BLTTDS năm 2015, trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự đương sự có quyền rút yêu cầu của mình. Vì vậy, để đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS thì đương sự có thể rút đơn khởi kiện ở tất cả các giai đoạn tố tụng. Tuy nhiên, Điều 299 BLTTDS năm 2015 đã quy định giới hạn việc rút khởi kiện ở giai đoạn phúc thẩm.
Theo Điều 299 BLTTDS, trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì HĐXX phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tuỳ từng trường hợp mà giải quyết như sau: Bị đơn không đồng ý thì HĐXX không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn; bị đơn đồng ý thì HĐXX chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn, ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Quy định này đã làm cho việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn trong giai đoạn phúc thẩm phụ thuộc vào ý chí của bị đơn. Nếu bị đơn cố chấp, không đồng ý cho nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì không những không đảm bảo quyền tự định đoạt của nguyên đơn mà còn làm cho Tòa án phải tiếp tục giải quyết VADS một cách không cần thiết.
Thứ ba, BLTTDS năm 2015 quy định chƣa đầy đủ các vấn đề liên quan đến hòa giải vụ việc dân sự.
Tại Điều 10 BLTTDS năm 2015 quy định: “Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.” Nhƣ vậy, theo quy định này thì Tòa án hòa giải cả VADS và VDS. Đối với phạm vi hòa giải VADS, BLTTDS năm 2015 quy định khá cụ thể. Các VDS khá phong phú và đa dạng. Tuy vậy, đối với phạm vi hòa giải VDS, BLTTDS năm 2015 chƣa quy định cụ thể.
Tại Điều 212 BLTTDS năm 2015 quy định về thủ tục ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Theo quy định này thì hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào
thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán đƣợc Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án v.v… Tuy nhiên, đối với trường hợp trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày Tòa án lập biên bản mà đương sự thay đổi thỏa thuận này bằng thỏa thuận khác thì chƣa đƣợc quy định. Qua khảo sát thực tiễn cho thấy, có Tòa án lập lại biên bản ghi nhận sự thỏa thuận mới của các đương sự và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận mới của các đương sự, có Tòa án lập biên bản quyết định đƣa VADS ra xét xử dẫn đến việc giải quyết không thống nhất nên cần phải có quy định cụ thể của pháp luật.
Thứ tư, BLTTDS năm 2015 quy định về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm chƣa hợp lý.
Việc giải thích quyền, nghĩa vụ TTDS cho đương sự trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự là rất cần thiết để họ biết mà thực hiện. Tuy nhiên, đoạn 2 Điều 267 BLTTDS năm 2015 lại quy định: “Khi tuyên án, mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy, trừ trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của HĐXX tuyên đọc bản án và có thể giải thích thêm về việc thi hành bản án và quyền kháng cáo.” Vì vậy, trên thực tế có trường hợp Tòa án giải thích, có trường hợp Tòa án không giải thích. Trường hợp Tòa án không giải thích, đương sự không biết thì không thể kháng cáo đúng được.
Việc phúc thẩm VADS, một mặt tạo điều kiện cho đương sự tham gia TTDS bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án, mặt khác tạo điều kiện cho Tòa án cấp trên sửa chữa những sai lầm, vi phạm pháp luật của Tòa án cấp dưới trong việc giải quyết VADS. Tuy nhiên, việc Điều 278 BLTTDS năm 2015 quy định thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục
phúc thẩm mà không giới hạn trường hợp nào Viện trưởng Viện kiểm sát mới được kháng nghị là chưa hợp lý. Việc kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát sẽ xâm phạm quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS trong trường hợp đương sự đồng ý với bản án, quyết định sơ thẩm nên kháng nghị.
3.1.2. Nguyên nhân về thực hiện quy định của pháp luật đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự
Việc giải quyết các vụ việc dân sự một mặt phải căn cứ vào chứng cứ, tài liệu của vụ việc mặt khác phải căn cứ vào các quy định của pháp luật. Tuy vậy, thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự tại các TAND trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy có vụ việc dân sự đƣợc giải quyết thực hiện không đúng các quy định của pháp luật TTDS nên chƣa đảm bảo triệt để quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, do số lƣợng vụ việc dân sự các TAND trên địa bàn thành phố Hà Nội giải quyết nhiều; đội ngũ cán bộ xét xử còn thiếu, năng lực xét xử không đồng đều.
Các vụ việc dân sự các TAND trên địa bàn thành phố Hà Nội thụ lý giải quyết ngày một tăng. Nhiều vụ việc dân sự có giá trị lớn, phức tạp, việc xác minh, thu thập chứng cứ khó khăn. “…các cơ quan, tổ chức chưa cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong công tác giám định, định giá tài sản, thực hiện ủy thác tư pháp. Nhiều vụ án đương sự không hợp tác, gây khó khăn trong việc tống đạt hoặc khi Tòa án tiến hành thẩm định tại chỗ.”23 Biên chế đội ngũ cán bộ của các TAND trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa đủ nên các thẩm phán thường bị quá tải công việc.
“Trung bình mỗi thẩm phán xét xử 8 vụ/tháng, cao hơn nhiều định mức Tòa án nhân dân tối cao quy định là 5 vụ/ tháng.”24 Từ đó dẫn đến hệ lụy là thẩm
23 TAND thành phố Hà Nội (2016), Báo cáo số 1102/BC-VP ngày 04/7/2016 về kết quả công tác 6 tháng
đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016 của hai cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội tại kỳ họp thứ II Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV, Hà Nội, tr.12.
24 TAND thành phố Hà Nội (2017), Báo cáo số 947/BC-VP ngày 16/6/2017 về kết quả công tác 6 tháng đầu
năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017 của hai cấp Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tại kỳ họp thứ V Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV, Hà Nội, tr.11.
phán không đủ thời gian để xem xét kỹ vụ việc dân sự làm cho việc giải quyết vụ việc dân sự khó tránh khỏi những sơ xuất, sai sót.
Thứ hai, hoạt động hỗ trợ pháp lý của các luật sƣ và trợ giúp viên pháp lý đối với việc tham gia TTDS của đương sự còn ít, chưa chất lượng.
Trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án, thì hoạt động hỗ trợ pháp lý của các luật sƣ và trợ giúp viên pháp lý là rất cần thiết nhất là đối với đương sự có nhược điểm về thể chất hoặc đối với những vụ việc dân sự phức tạp v.v… Hiện nay, Đoàn luật sƣ thành phố Hà Nội có hơn 3000 luật sƣ chính thức. Tuy nhiên, các luật sƣ chủ yếu tham gia trong các vụ án hình sự, tham gia trong các vụ việc dân sự còn ít và chƣa chất lƣợng. “Luật sư chưa đồng đều về chất lượng, số luật sư có trình độ chuyên môn về các lĩnh vực thương mại quốc tế chưa cao nên chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập. Hoạt động của luật sư còn nhỏ lẻ, chất lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhìn chung chưa đạt hiệu quả cao.”25 Mặt khác, việc tham gia TTDS của luật sư còn bị cản trở bởi chính những người tiến hành TTDS do nhận thức không đúng về vai trò của luật sƣ trong giải quyết vụ việc dân sự. “Có thể nói những hạn chế, bất cập về mặt nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng đối với vai trò của luật sư trong quá trình tiến hành tố tụng là rào cản rất khó vượt qua trong thời gian qua đối với luật sư trong quá trình tác nghiệp.”26
Thứ ba, hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm sát đối với việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án còn hạn chế.
Hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm sát đối với việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ qua đó phát hiện đƣợc những sai sót, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ việc dân sự để kịp thời xử lý, khắc phục mà còn nâng cao được trách nhiệm của những người tiến hành TTDS trong việc thực thi công vụ. Trong những năm qua, kiểm tra,
25 Đoàn luật sƣ Hà Nội (2017), Báo cáo số 121/BC-VP ngày 07/1/2017 về tổng kết hoạt động năm 2016 và
triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2017, Hà Nội, tr.9.
26 Nguyễn Thị Cẩm Hạnh (2016), Vai trò của luật sư trong TTDS thực trạng và giải pháp, đề tài cấp cơ sở:
Viện lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hà Nội, tr.60.
giám sát, kiểm sát đối với việc giải quyết vụ việc dân sự của các TAND trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đƣợc đẩy mạnh từ phía lãnh đạo Tòa án, TAND thành phố Hà Nội đối với các TAND cấp huyện, từ phía Hội đồng nhân dân các cấp, từ phía các Viện kiểm sát trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, thì trong những năm qua các Viện kiểm sát trên địa bàn thành phố Hà Nội “đã kiểm sát 100% các phiên tòa, phiên họp sơ thẩm theo quy định của pháp luật TTDS, chất lượng kiểm sát đã được nâng lên.”27 Tuy vậy, công tác kiểm tra, giám sát, kiểm sát đối với việc giải quyết vụ việc dân sự trong một số vụ việc dân sự còn hạn chế dẫn đến sai sót.
Theo đánh giá của TAND thành phố Hà Nội, thì “Công tác kiểm tra ở một số đơn vị chưa tiến hành thường xuyên nên chưa phát hiện được sai sót để chấn chỉnh kịp thời.”28