Chương 3: NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ, CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
3.3. Các giải pháp đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự
3.3.1. Kiến nghị về hoàn thiện quy định của pháp luật đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự
BLTTDS năm 2015 đƣợc ban hành đã làm cho pháp luật TTDS Việt Nam đƣợc hoàn thiện hơn. Tuy vậy, sau một thời gian thực hiện cho thấy vẫn còn bất cập, trong đó có cả các quy định về đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS. Vì vậy, để đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS đƣợc thực hiện trên thực tế cần phải sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLTTDS năm 2015 nhƣ sau:
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung các quy định của BLTTDS năm 2015 về việc đương sự được trực tiếp đến Tòa án trình bày yêu cầu khởi kiện VADS, yêu cầu giải quyết VDS hay yêu cầu kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm.
Trong khởi kiện VADS, yêu cầu giải quyết VDS hay kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật tại sao đương sự lại nhất thiết phải làm đơn? Nếu đương sự trực tiếp đến Tòa án trình bày yêu cầu khởi kiện VADS, yêu cầu giải quyết VDS hoặc yêu cầu kháng cáo thì không những đương sự được tạo thuận lợi mà Tòa án cũng có điều kiện tìm hiểu nắm vững được yêu cầu của đương sự. Hiện nay, trong yêu cầu thi hành án dân sự Điều 31 Luật Thi hành án dân sự năm 2014 quy định người yêu cầu có thể đến cơ
quan thi hành án dân sự trình bày yêu cầu thi hành án; trường hợp người yêu cầu trực tiếp trình bày bằng lời nói thì cơ quan thi hành án dân sự phải lập biên bản có các nội dung theo quy định của pháp luật, có chữ ký của người yêu cầu và người lập biên bản; biên bản này có giá trị như đơn yêu cầu. Vì vậy, để tương đồng giữa các quy định của pháp luật và tạo thuận lợi cho đương sự trong khởi kiện VADS, yêu cầu giải quyết VDS hay kháng cáo và cũng là đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS, nhất là trong trường hợp đương sự là người tàn tật, hoặc không biết chữ cần sửa đổi, bổ sung Điều 189, Điều 272 và Điều 362 BLTTDS năm 2015 quy định đương sự có quyền trực tiếp đến Tòa án để trình bày yêu cầu khởi kiện VADS, yêu cầu giải quyết VDS hay yêu cầu kháng cáo. Khi đương sự trực tiếp đến Tòa án để trình bày yêu cầu khởi kiện VADS, yêu cầu giải quyết VDS hay yêu cầu kháng cáo thì cán bộ Tòa án có trách nhiệm lập biên bản về nội dung yêu cầu khởi kiện VADS, yêu cầu giải quyết VDS hay kháng cáo mà đương sự trình bày theo các nội dung của đơn khởi kiện VADS, đơn yêu cầu giải quyết VDS hay đơn kháng cáo mà các điều luật này đã quy định, có chữ ký của người yêu cầu và người lập biên bản; biên bản này có giá trị như đơn khởi kiện VADS, đơn yêu cầu giải quyết VDS hay đơn kháng cáo.
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung các quy định của BLTTDS năm 2015 về đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu.
Trong TTDS, các đương sự có quyền tự định đoạt. Để đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS thì pháp luật cần quy định đương sự đƣợc thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu ở mọi giai đoạn của TTDS.
Quy định tại khoản 1 Điều 244 BLTTDS năm 2015 về việc thay đổi, bổ sung yêu cầu tại phiên tòa sơ thẩm không đƣợc vƣợt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu dẫn đến vừa gây khó khăn cho đương sự trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình vừa gây tốn kém trong việc giải quyết VADS vì đương sự sẽ phải khởi kiện thêm VADS khác. Tại phiên tòa sơ thẩm, nếu có đương sự có thay đổi, bổ
sung yêu cầu mà không dẫn đến phải hoãn phiên tòa mới giải quyết đƣợc VADS thì tại sao không chấp nhận? Việc chấp nhận chỉ làm cho việc giải quyết VADS đầy đủ và tốt hơn mà thôi. Vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 244 BLTTDS năm 2015 theo hướng: “1. Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ nếu không dẫn đến việc phải hoãn phiên tòa.”
Quy định tại Điều 299 BLTTDS năm 2015 về việc nguyên đơn rút đơn khởi kiện tại Tòa án cấp phúc thẩm phải đƣợc bị đơn đồng ý làm cho việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn bị phụ thuộc vào bị đơn. Điều này vừa không đảm bảo quyền tự định đoạt của nguyên đơn trong giai đoạn phúc thẩm vừa làm bị đơn cố chấp theo kiện và Tòa án phải phúc thẩm VADS kéo dài việc giải quyết VADS một cách không cần thiết. Tại Tòa án cấp phúc thẩm, nguyên đơn rút đơn khởi kiện nếu đƣợc Tòa án chấp nhận thì việc giải quyết VADS sẽ kết thúc thuận lợi và không làm mâu thuẫn thêm giữa các đương sự.
Vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung Điều 299 BLTTDS năm 2015 nhƣ sau:
“1. Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì HĐXX xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp HĐXX phúc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án theo thủ tục do Bộ luật này quy định.”
Thứ ba, sửa đổi, bổ sung quy định của BLTTDS năm 2015 về các vấn đề liên quan đến hòa giải vụ việc dân sự.
Theo Điều 10 BLTTDS năm 2015, thì Tòa án hòa giải cả VADS và VDS. Theo các điều 27, 29, 31 và 33 BLTTDS năm 2015 thì các VDS thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm nhiều loại. Tuy nhiên, BLTTDS năm 2015 chƣa quy định về phạm vi hòa giải VDS mà chỉ quy định về phạm
vi hòa giải VADS. Tại Điều 397 BLTTDS năm 2015 chỉ mới quy định về thủ tục hòa giải đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. Đối với VDS khác nhƣ yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi thiết nghĩ cũng cần quy định Tòa án phải hòa giải khi giải quyết. Bởi việc hòa giải sẽ giúp các bên giữ đƣợc những tình cảm tốt đẹp giữa họ vốn là cơ sở cho việc nuôi con nuôi và không ảnh hưởng tới người con nuôi. Vì vậy, cần bổ sung quy định về phạm vi hòa giải VDS, trong đó quy định rõ Tòa án có trách nhiệm hòa giải yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.
Ngoài ra, Điều 212 BLTTDS năm 2015 mới quy định về thủ tục Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự khi hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó còn đối với trường hợp, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày Tòa án lập biên bản mà các đương sự thay đổi thỏa thuận này bằng một thỏa thuận khác thì chƣa quy định cách thức giải quyết. Việc BLTTDS năm 2015 chƣa quy định cụ thể cách thức giải quyết này dẫn đến trên thực tế các Tòa án có cách thức giải quyết khác nhau không thống nhất.
Việc các đương sự thay đổi sự thỏa thuận cũ bằng thỏa thuận mới và Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận mới của các đương sự là hợp lý vì vừa không phải đưa VADS ra xét xử vừa đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS. Tuy vậy, để đảm bảo tính pháp lý của cách xử lý này cần sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 212 BLTTDS năm 2015 nhƣ sau: “1. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận hoặc thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các đương sự tự nguyện thay đổi thỏa thuận cũ bằng thỏa thuận mới và thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.”
Thứ tư, sửa đổi, bổ sung quy định của BLTTDS năm 2015 về Tòa án giải thích quyền kháng cáo cho đương sự, việc Viện trưởng Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Để đương sự biết được quyền kháng cáo của mình thực hiện đúng pháp luật thì Tòa án cấp sơ thẩm phải giải thích cho họ. Vì vậy, cần sửa đổi đoạn 2 Điều 267 BLTTDS năm 2015 quy định: “Khi tuyên án, mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy, trừ trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của HĐXX tuyên đọc bản án và giải thích về kháng cáo và việc thi hành án.”
Đối với bản án, quyết định sơ thẩm giải quyết VADS đương sự chấp nhận nên không kháng cáo, nếu quy định Viện kiểm sát có quyền kháng nghị thì sẽ mâu thuẫn với ý chí của đương sự, xâm phạm quyền tự định đoạt của đương sự. Để khắc phục vấn đề này, nên quy đinh Viện kiểm sát chỉ kháng nghị trong trường hợp cần phải bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc lợi ích của các đương sự là các chủ thể yếu trong xã hội. Vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung Điều 278 BLTTDS năm 2015 nhƣ sau: “Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS, quyết định đình chỉ giải quyết VADS của Tòa án cấp sơ thâm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm trong trường cần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc lợi ích của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.”