Các yêu cầu đối với đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện tại các tòa án trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 72 - 75)

Chương 3: NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ, CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

3.2. Các yêu cầu đối với đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự

3.2.1. Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Nội đối với đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011. Qua quá trình thực hiện quy hoạch những năm qua, thành phố Hà Nội đã đạt đƣợc một số thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đầu tƣ phát triển các ngành sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực và khoa học - công nghệ. Tuy nhiên, để thành phố Hà Nội tiếp tục phát triển theo Quy hoạch thì vấn đề đặt ra là phải ổn định đƣợc tình hình chính trị, an ninh, trật tự và an toàn xã hội. Vì vậy, yêu cầu Tòa án phải giải quyết nhanh chóng, đúng đắn các vụ việc dân sự xảy ra trên địa bàn

27 Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội (2016), Báo cáo số 127/BC-VKS-VP ngày 03/3/2016 về công

tác bảo vệ pháp luật và công tác trong nhiệm kỳ 2011 - 2016, Hà Nội, tr.9.

28 TAND thành phố Hà Nội (2017), Báo cáo số 947/BC-VP ngày 16/6/2017 về kết quả công tác 6 tháng đầu

năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017 của hai cấp Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tại kỳ họp thứ V Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV, Hà Nội, tr.11.

thành phố Hà Nội để góp phần ổn định tình hình chính trị, an ninh, trật tự và an toàn xã hội trật tự, an toàn xã hội. Việc giải quyết nhanh chóng, đúng đắn các vụ việc dân sự đòi hỏi phải đảm bảo cho các đương sự thực hiện được quyền và nghĩa vụ TTDS của họ, trong đó có đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS. Như vậy, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Nội đã đòi hỏi phải đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết các vụ việc dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3.2.2. Yêu cầu tiếp tục thực hiện cải cách tư pháp đối với đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động tƣ pháp trong những năm qua Đảng ta đã chủ trương thực hiện cải cách tư pháp ở nước ta. Ngày 02/01/2002, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Khóa VIII đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới. Ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020. Sau nhiều năm thực hiện, công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta đã đạt những kết quả nhất định, bước đầu đã giải quyết được những vấn đề bức xúc nhất trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan tƣ pháp. Tuy vậy, bên cạnh đó công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta vẫn còn một số tồn tại như “công tác triển khai, tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ cải cách tư pháp thiếu đồng bộ, chưa theo đúng lộ trình đề ra…”29 Để hoạt tƣ pháp đạt hiệu quả cao hơn phục vụ tốt sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Đảng chủ trương tiếp tục thực hiện cải cách tư pháp ở nước ta: “Các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương cần phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tiếp tục thực hiện mục tiêu, quan điểm, phương hướng cải cách tư pháp nêu trong Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX vẫn còn phù hợp.”30

29 Ban Cải cách tƣ pháp Trung ƣơng (2014), Báo cáo số 35-BC/CCTP ngày 12/3/ 2014 tổng kết 8 năm thực

hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020, Hà Nội, tr.6.

30 Bộ chính trị khóa XI (2014), Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết

số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị khó IX về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020.

Theo Nghị quyết số 49-NQ/TW, thì một trong các nhiệm vụ của cải cách tƣ pháp là “tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình… Khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó.” Nhƣ vậy, việc tiếp tục thực hiện cải cách tư pháp ở nước ta yêu cầu phải hỗ trợ đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ TTDS, coi trọng hòa giải, công nhận sự thỏa thuận giải quyết tranh chấp của đương sự. Điều đó cũng yêu cầu phải đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS.

3.2.3. Yêu cầu thi hành Hiến pháp năm 2013 đối với việc đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự

Theo quy định tại Điều 3 Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân …”. Đây cũng là yêu cầu tất yếu của việc xây dựng Nhà nước ta thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bởi lẽ trong nhà nước pháp quyền thì bên cạnh việc xác định rõ nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước thì vấn đề ghi nhận và đảm bảo quyền của công dân trong các lĩnh vực phải đƣợc xác định cụ thể. Trên cơ sở nguyên tắc ấy, yêu cầu đặt ra là phải sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật cho phù hợp với các quy định của Hiến pháp. “1. Các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác được ban hành trước ngày Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực phải được rà soát lại để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”31 Để thi hành Hiến pháp năm 2013, trong thời gian qua Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật mới nhƣ BLDS năm 2015, BLTTDS năm 2015, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 v.v…

31 Nghị quyết số 64/2013/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội khóa XIII về quy định một số

điểm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Những văn bản pháp luật này đã thể chế hóa đƣợc quy định của Hiến pháp năm 2013 về Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, yêu cầu Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân khi thực thi nhiệm vụ, quyền hạn cần phải đảm bảo cho đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ TTDS để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án, trong đó có việc đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS. Nhƣ vậy, việc thi hành quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền công dân đã đặt ra yêu cầu phải đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS.

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện tại các tòa án trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)