Chương 3: NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ, CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
3.3. Các giải pháp đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự
3.3.2. Giải pháp về thực hiện quy định của pháp luật đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự
Nguyên nhân của những hạn chế trong việc giải quyết vụ việc dân sự, đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS là do các TAND trên địa bàn thành phố Hà Nội phải thụ lý giải quyết quá nhiều vụ việc dân sự, cán bộ xét xử còn thiếu, chất lƣợng chƣa đồng đều, hoạt động hỗ trợ pháp lý đối với đương sự chưa tốt. Vì vậy, để nâng cao được hiệu quả giải quyết vụ việc
dân sự của, đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS thì cần phải giải quyết đƣợc các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, bổ sung đủ đội ngũ cán bộ Tòa án, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và trách nhiệm công vụ của cán bộ Tòa án.
Thành phố Hà Nội là một trong số ít địa phương có quá nhiều vụ việc dân sự TAND phải thụ lý giải quyết. Việc TAND thụ lý giải quyết quá nhiều vụ việc dân sự mà đội ngũ cán bộ thiếu sẽ gây áp lực trong giải quyết công việc của cán bộ Tòa án. Trong một thời gian nhất định mà phải giải quyết nhiều vụ việc dân sự thì khó có thể kỹ càng và đúng đắn đƣợc. Vì vậy, cần phải bổ sung đủ đội ngũ cán bộ Tòa án, nhất là các thẩm phán.
Để giải quyết nhanh chóng, đúng đắn các vụ việc dân sự thì cán bộ Tòa án phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt và có trách nhiệm cao trong công việc. Vì vậy, phải tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ.
Thứ hai, đẩy mạnh sự hỗ trợ pháp lý đối với đương sự của luật sư và trợ giúp viên pháp lý.
Hoạt động hỗ trợ pháp lý của luật sƣ và trợ giúp viên pháp lý đối với đương sự có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ việc dân sự, đảm bảo việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng dân sự. Người dân ngày càng nhận thức đƣợc tốt hơn vị trí, vai trò quan trọng của luật sƣ và trợ giúp viên pháp lý trong việc giải quyết các vụ việc. Trong các vụ việc dân sự các TAND trên địa bàn thành phố Hà Nội giải quyết đương sự đã yêu cầu luật sƣ, trợ giúp viên pháp lý tham gia TTDS bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Luật sƣ và trợ giúp viên pháp lý đã có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ việc dân sự và hỗ trợ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của. Tuy vậy, vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ vai trò của luật sư trong TTDS, chất lượng hoạt động của luật sƣ và trợ giúp viên pháp lý chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hỗ trợ pháp lý cho các đương sự trong việc tham gia TTDS. Vì vậy, phải tiếp tục củng cố tổ chức và đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sƣ và trợ giúp
viên pháp lý. Quản lý chặt chẽ và thường xuyên bồi dưỡng luật sư và trợ giúp viên pháp lý để nâng cao chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật để mọi người hiểu hơn về vai trò của luật sƣ và trợ giúp viên pháp lý trong TTDS để yêu cầu luật sƣ, trợ giúp viên pháp lý hỗ trợ khi tham gia TTDS.
Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm sát và xử lý vi phạm trong việc giải quyết vụ việc dân sự.
Hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm sát và xử lý vi phạm đối với việc giải quyết vụ việc dân sự sẽ giúp phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm, ngăn chặn hoặc xử lý các hành vi vi phạm. Hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm sát, xử lý vi phạm đối với việc giải quyết vụ việc dân sự thời gian qua còn hạn chế nên phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm sát và xử lý vi phạm. Lãnh đạo các Tòa án phải tăng cường công tác kiểm tra đối với hoạt động giải quyết vụ việc dân sự của cán bộ Tòa án, đặc biệt là đối với hoạt động giải quyết vụ việc dân sự của thẩm phán. Tòa án cấp trên phải tăng cường kiểm tra đối với hoạt động giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án cấp dưới. Viện kiểm sát nhân dân phải tăng cường công tác kiểm sát đối với hoạt động TTDS trong quá giải quyết vụ việc dân sự. Hội đồng nhân dân các cấp phải tăng cường giám sát đối với hoạt động giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án. Qua kiểm tra, kiểm sát, giám sát mà phát hiện đƣợc những sai lầm, vi phạm pháp luật thì phải yêu cầu, kháng nghị, kiến nghị khắc phục kịp thời.
Đối với những trường hợp cán bộ thoái hóa, biến chất, cố tình làm sai lệch hồ sơ, giải quyết vụ việc dân sự không đúng pháp luật thì phải kiên quyết xử lý.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Qua nghiên cứu và khảo sát thực tiễn đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS cho thấy, nguyên nhân của những hạn chế đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS tại các TAND trên địa bàn thành phố Hà Nội là do những bất cập của cả các quy định của pháp luật TTDS và thực tiễn giải quyết vụ việc dân sự. Việc đẩy mạnh thực hiện cải cách tƣ pháp, thi hành Hiến pháp năm 2013 và việc giải quyết vụ việc dân sự
đúng các vụ việc dân sự là những yếu tố đặt ra yêu cầu phải tiếp tục nâng cao hiệu quả đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS.
Để bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS tại các TAND trên địa bàn thành phố Hà Nội cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về hoàn thiện và thực hiện pháp luật TTDS. Các giải pháp về hoàn thiện pháp luật TTDS bao gồm: Sửa đổi, bổ sung các điều 189, 212, 244, 272, 278 v.v…
của BLTTDS năm 2015 quy định đương sự được trực tiếp đến Tòa án trình bày yêu cầu khởi kiện VADS, yêu cầu giải quyết VDS hay yêu cầu kháng cáo; quy định không giới hạn việc việc thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu của đương sự; quy định Viện trưởng Viện kiểm sát chỉ kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm trong một số trường hợp. Các giải pháp về thực hiện pháp luật TTDS bao gồm: Bổ sung đủ đội ngũ cán bộ Tòa án, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và trách nhiệm công vụ của cán bộ Tòa án; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm sát và xử lý vi phạm trong việc giải quyết vụ việc dân sự; đẩy mạnh sự hỗ trợ pháp lý đối với đương sự của luật sư và trợ giúp viên pháp lý.
KẾT LUẬN
Quyền tự định đoạt là một trong các quyền TTDS quan trọng của đương sự. Đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS thực chất là đảm bảo cho đương sự thực hiện được một quyền TTDS quan trọng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án. Nội dung của đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS bao gồm hai vấn đề cơ bản là đảm bảo cho đương sự tự định đoạt lựa chọn các biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án và đảm bảo cho đương sự tự quyết định quyền, lợi ích của mình sự trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự.
Đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS là một phạm trù pháp lý nên bị chi phối bởi nhiều yếu tố nhƣ quy định của pháp luật TTDS về trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự; hoạt động giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án; sự hỗ trợ đương sự tham gia tố tụng của các cá nhân, cơ quan, tổ chức và cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm sát các hoạt động tố tụng dân sự. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả của đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS thì pháp luật TTDS quy định về trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự phải đầy đủ và khoa học; hoạt động giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án phải, sự hỗ trợ đương sự tham gia tố tụng và việc kiểm tra, giám sát, kiểm sát các hoạt động TTDS phải tốt.
Đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS không chỉ có ý nghĩa đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự mà còn có ý nghĩa cả đối với việc giải quyết nhanh chóng vụ việc dân sự của Tòa án. Nhận thức được ý nghĩa to lớn của đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS, trong pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành đã quy định những vấn đề về đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS như về đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện VADS, yêu cầu giải quyết VDS; đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung yêu cầu, rút yêu cầu; đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự; đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong việc kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực
pháp luật v.v… Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành về đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết các vụ việc dân sự tại các TAND trên địa bàn thành phố Hà Nội đã khẳng định các quy định này về tương đối đầy đủ và khoa học nên quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS về cơ bản đã được đảm bảo thực hiện trên thực tế. Tuy vậy, thực tiễn đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự cũng cho thấy vẫn còn một số bất cập do pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành quy định còn chƣa hợp lý, chƣa đầy đủ nhƣ quy định về hình thức khởi kiện, quy định giới hạn việc thay đổi yêu cầu tại phiên tòa sơ thẩm, quy định rút đơn nguyên đơn khởi kiện tại Tòa án cấp phúc thẩm v.v... Điều này cùng với năng lực xét xử, trách nhiệm công vụ của một số cán bộ xét xử chƣa tốt v.v… là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế đối với việc đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS.
Ngày nay, cải cách tư pháp và thi hành Hiến pháp năm 2013 ở nước ta đang đƣợc đẩy mạnh. Cải cách tƣ pháp, thi hành Hiến pháp năm 2013 cùng với yêu cầu giải quyết nhanh chóng, đúng đắn vụ việc dân sự đã đặt ra yêu cầu phải tiếp tục nâng cao hiệu quả đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS để giúp đương sự có những thuận lợi bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trước Tòa án. Để nâng cao được hiệu quả đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS, ngoài việc phải tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật TTDS về đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS, thì phải tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết để xây dựng đội ngũ cán bộ xét xử có đủ năng lực và phẩm chất hoàn thành đƣợc nhiệm vụ xét xử, kiểm tra, giám sát, kiểm sát đƣợc việc giải quyết vụ việc dân sự và đẩy mạnh được các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho đương sự.
PHỤ LỤC
Bảng 1: Kết quả giải quyết vụ án dân sự tại các Tòa án trên địa bàn thành phố Hà Nội theo thủ tục sơ thẩm
(Từ tháng 01/2013 đến tháng 3/2017)
(đơn vị: Vụ )
Năm
Tổng số VADS thụ
lý
Số VADS đã đƣợc giải quyết
Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự Số VADS Tỷ lệ (%) Số VADS Tỷ lệ (%) 2013 12.707 10.940 86,09% 6.579 60,14%
2014 13.763 12.895 93,69% 7.318 56,75%
2015 14.459 13.418 92,80% 7.595 56,60%
2016 15.462 14.049 90,86% 8.369 59,57%
3/2017 10.543 6.262 59,39% 3.926 62,70%
Nguồn: Số liệu thống kê thụ lý và giải quyết các vụ việc dân sự hàng năm của Tòa án nhân nhân thành phố Hà Nội.
Bảng 2: Kết quả giải quyết việc dân sự tại các Tòa án trên địa bàn thành phố Hà Nội theo thủ tục sơ thẩm
(Từ tháng 01/2013 đến tháng 3/2017)
(đơn vị: Việc )
Năm
Tổng số việc dân sự
thụ lý
Số việc dân sự đã đƣợc giải quyết
Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự Số việc Tỷ lệ (%) Số việc Tỷ lệ (%) 2013 2.452 2.427 98,98% 1.362 56,12%
2014 2.623 2.595 98,93% 1.571 60,54%
2015 2.661 2.644 99,36% 1.496 56,58%
2016 2.877 2.845 98,89% 1.535 53,95%
3/2017 1.981 1.779 89,80% 1.517 85,27%
Nguồn: Số liệu thống kê thụ lý và giải quyết các vụ việc dân sự hàng năm của Tòa án nhân nhân thành phố Hà Nội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản pháp luật
1. Hiến pháp nước 2013.
2. Bộ luật Dân sự 2005.
3. Bộ luật Dân sự 2015.
4. Bộ luật Tố tụng dân sự 2004.
5. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
6. Luật Thi hành án dân sự 2014.
7. Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014.
8. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.
9. Nghị quyết số 64/2013/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội khóa XIII về quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
10. Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án.
11. Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự và Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật tố tụng hành chính.
12. Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP ngày 30/12/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13, Luật Tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 về gửi nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử.
13. Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự.
14. Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 BLTTDS số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện và quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án
15. Thông tƣ liên tịch số 02/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC ngày 31/8/2016 của Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành một số quy định của BLTTDS.
Sách, đề tài và bài viết tạp chí
16. Nguyễn Mạnh Bách (1996), Luật tố tụng dân sự Việt Nam (lược giải), Nhà xuất bản Đồng Nai.
17. Ban Cải cách tƣ pháp Trung ƣơng (2014), Báo cáo số 35-BC/CCTP ngày 12/3/ 2014 tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020, Hà Nội.
18. Nguyễn Công Bình (2006), Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
19. Bộ Chính trị khóa XI (2014), Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020, Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Cung (1997) Các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
21. Nguyễn Triều Dương (chủ nhiệm, 2015), Cơ chế đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự đáp ứng tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
22. Đoàn luật sƣ Hà Nội (2017), Báo cáo số 121/BC-VP ngày 07/1/2017 tổng kết hoạt động năm 2016 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2017, Hà Nội.
23. Nguyễn Thị Thu Hà (2017), Cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
24. Lê Minh Hải (2007), Việc Thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số tháng 9/2007, Hà Nội.
25. Lê Minh Hải (2009), Về nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 4/2009, Hà Nội.
26. Nguyễn Thị Cẩm Hạnh (2016), Vai trò của luật sư trong tố tụng dân sự thực trạng và giải pháp, đề tài cấp cơ sở, Viện lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hà Nội.
27. Tô Văn Hòa (2007), Tính độc lập của Tòa án (Nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh lý luận, thực tiễn ở Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam), Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
28. Học viện tƣ pháp (2007), Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.
29. Bùi Thị Huyền (chủ biên, 2017), Bình luận Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
30. Bùi Thị Huyền (2007), Sự thỏa thuận của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, Tạp chí Luật học số tháng 8/2007.
31. Nguyễn Ngọc Khánh (2005), Về nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 5/2005, Hà Nội.
32. Nguyễn Ngọc Khánh (2005), Những nguyên tắc tố tụng dân sự đặc trưng trong Bộ luật Tố tụng dân sự, Tạp chí Kiểm sát số 01/2005, Hà Nội.
33. Nguyễn Văn Luật (chủ nhiệm, 2017), Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện hệ thống pháp luật về tố tụng dân sự bảo đảm quyền con người, quyền công dân phù hợp với Hiến pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hà Nội.