Cơ sở của việc quy định biện pháp bảo đảm trong thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo đảm trong thi hành án dân sự (Trang 27 - 33)

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

1.2. Cơ sở của việc quy định biện pháp bảo đảm trong thi hành án dân sự

26 Lê Thu Hà, tlđd chú thích 20, tr. 167.

thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”27. Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen cũng cho rằng “Thú vật cũng có một lịch sử, chính là lịch sử nguồn gốc của chúng và lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng. Ngược lại, con người càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiều”28.

Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người thực hiện các hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch sử xã hội. Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của chính mình. Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người. Với tư cách là chủ thể của lịch sử - xã hội, quyền con người luôn là nội dung quan trong được ghi nhận và thể chế hóa trong pháp luật mỗi quốc gia và pháp luật quốc tế.

Trong các quyền con người, các quyền về dân sự được xem là có tính chất nền tảng, cơ bản, thiết yếu nhất. Cũng như các quyền con người khác, các quyền về dân sự của các chủ thể được ghi nhận trong hệ thống pháp luật của mỗi của quốc gia và được bảo hộ chặt chẽ. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Đại Hội đồng Liên hợp quốc ngày 16/12/1966 đã đảm đảm bảo rằng: bất cứ người nào bị xâm phạm các quyền và tự do được công nhận trong công ước này thì đều được bảo hộ pháp lý một cách hiệu quả29. Sự bảo hộ pháp lý được đề cập ở trên được hiện thực hóa bằng việc ghi nhận quyền và cơ chế bảo vệ trong pháp luật mỗi quốc gia30.

Quyền, lợi ích hợp pháp được ghi nhận và thể chế trong quy định pháp luật, được tôn trọng và bảo vệ, là cơ sở để các chủ thể tham gia vào các quan hệ xã hội.

Đồng thời, khi tham gia vào các quan hệ xã hội, từ việc được hưởng các quyền, lợi ích

27 C.Mác và Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.3, tr.10, trích trong tài liệu: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Giáo trình Triết học Mác – Lênin (tái bản lần thứ nhất), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 472.

28 C.Mác và Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.20, tr.476, trích trong tài liệu: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác – Lênin (tái bản lần thứ nhất), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.472 – 473.

29 Viện thông tin khoa học xã hội (1998), Quyền con người - các văn kiện quan trọng, Hà Nội, tr. 223, trích trong tài liệu: “Trần Phương Thảo (2012), Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr. 14.

30 Trần Phương Thảo, tlđd chú thích 5, tr. 14.

hợp pháp, các chủ thể sẽ phải thực hiện nghĩa vụ để đảm bảo cân bằng giữa lợi ích được hưởng và nghĩa vụ phải thực hiện. Để tạo động lực phát triển cho xã hội, vấn đề bảo hộ quyền, lợi ích cho mọi người cần được ghi nhận. Tổng kết 20 năm đổi mới, Đảng ta đã khẳng định “làm cho mọi người đều quan tâm tới lợi ích chính đáng của mình, lấy đó làm động lực trực tiếp thúc đẩy hoạt động của họ và qua đó, đẩy nhanh tiến trình đổi mới đất nước, phát triển xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa”31.

Việc ghi nhận các quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể là cần thiết nhưng việc bảo đảm thực hiện và có cơ chế bảo vệ khi các quyền bị xâm phạm cũng cần thiết không kém. Để bảo vệ các quyền và lợi ích dân sự cho các chủ thể khi bị xâm phạm, phát sinh tranh chấp có nhiều cơ chế, trong đó ghi nhận quyền tìm đến tòa có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ. Bằng con đường tìm đến Tòa án, các quyền và lợi ích bị xâm phạm sẽ được khôi phục, bảo vệ, bản án, quyết định của tòa nhằm khôi phục, bảo vệ quyền, lợi ích đó sẽ được tuyên bố. Tuy nhiên, việc ghi nhận trong bản án, quyết định của Tòa mới chỉ là giai đoạn đầu của quá trình bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đã được Tòa án quyết định muốn trở thành hiện thực thì phải thông qua việc THA. Khi đó, quyền lợi của chủ thể có quyền được tuyên trong bản án, quyết định của Tòa án, phụ thuộc rất lớn vào sự tự nguyện THADS của người phải THA, trường hợp người phải thi hành không tự nguyện THA, người được THA có quyền tìm đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền THA để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo đúng bản án, quyết định của Tòa án. Tuy nhiên, trong quá trình THA, có thể xảy ra trường hợp mất điều kiện THA do đương sự là người phải THA đã hủy hoại, tẩu tán tài sản, trốn tránh THA. Do đó để ngăn ngừa tình trạng hủy hoại, tẩu tán tài sản THA, bảo đảm THA được thì pháp luật cần có những quy định cụ thể về BPBĐTHADS. Đây cũng chính là cở sở đầu tiên của việc phải quy định về BPBĐTHADS.

Quan hệ xã hội là hệ thống các quan hệ đa dạng và phức tạp, trong đó sẽ phát sinh những mâu thuẫn, tranh chấp, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia vào quan hệ xã hội. Việc giải quyết tranh chấp được thực hiện bằng nhiều phương thức: thương lượng, hòa giải, Tòa án v.v..Khi các chủ thể tìm đến Tòa án để

31 Đặng Hữu Toàn (2015), “Một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua tổng kết 20 năm đổi mới trong các văn kiện Đại hộ X của Đảng”, Viện Triết học – Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, tại địa chỉ:

http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Nghi-quyet-Dang-va-cuoc-song/Mot-so-van-de-ly- luan-thuc-tien-qua-tong-ket-20-nam-doi-moi-trong-cac-van-kien-dai-hoi-X-cua-Dang-429.html ngày truy cập 19/07/2017.

yêu cầu Tòa án bảo vệ thì trách nhiệm của Tòa án là phải bảo vệ các quyền lợi chính đáng của đương sự. Khi Tòa án đã bảo vệ quyền, lợi ích đó trong một bản án, quyết định thì bản án, quyết định đó được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh của nhà nước thông qua vai trò của CQTHADS. Tùy thuộc vào ý thức chấp hành của đương sự, CQTHADS với tư cách là cơ quan nhà nước sẽ thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm bảo đảm THA. Như vậy cơ sở của việc quy định các biện pháp bảo đảm còn xuất phát từ vai trò, nhiệm vụ của nhà nước trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, khi cần thiết nhà nước phải thực hiện những biện pháp phù hợp để bảo vệ quyền lợi công dân của mình. Để việc thực hiện đó được thống nhất, hợp lệ thì cần thiết phải quy định biện pháp bảo đảm trong THADS.

Thực tiễn THADS cho thấy công tác này gặp không ít khó khăn, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân chủ quan là do sự thụ động của người được THA trong việc tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp của mình được ghi nhận trong bản án, quyết định của Tòa án; do tâm lý “chây ỳ”, trốn tránh THA của người phải thi hành dẫn tới việc tẩu tán, hủy hoại tài sản làm mất điều kiện THA. Nguyên nhân khách quan là : xuất phát từ sự đa dạng, phức tạp của các vụ việc cần THA; do sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường dẫn tới nhiều mặt trái, trong đó có việc lợi dụng sự phát triển của công nghệ để tẩu tán, hủy hoại tài sản. Chính từ thực tiễn đó, yêu cầu tất yếu đặt ra là pháp luật THADS cần phải có cơ chế pháp lý để khắc phục những khó khăn nêu trên trong THADS.

Như vậy, từ yêu cầu phải bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức được ghi nhận trong pháp luật nói chung, pháp luật THADS nói riêng, xuất phát từ thực tiễn phức tạp của nền kinh tế thị trường, từ những khó khăn phát sinh trong THADS đã đặt ra yêu cầu cần áp dụng linh hoạt từng biện pháp hoặc kết hợp các biện pháp để đảm bảo mục đích ngăn chặn, phòng ngừa, đảm bảo điều kiện THADS.

BPBĐTHADS ra đời và cho đến nay đã khẳng định được tầm quan trọng không thể thiếu trong THADS.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

1. Xuất phát từ nhu cầu bảo vệ quyền con người nói chung, quyền của đương sự trong THADS nói riêng, xuất phát từ thực tế đa dạng và phức tạp các vụ việc THADS, yêu cầu áp dụng một hoặc kết hợp một số biện pháp THADS, từ đó BPBĐTHADS ra đời và là một vấn đề pháp lý mới được điều chỉnh trong pháp luật THADS.

2. BPBĐTHADS là biện pháp pháp lý được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền THA áp dụng nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh THA của người phải THA. Khái niệm BPBĐTHADS được nghiên cứu, tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc độ là các biện pháp cụ thể thì các BPBĐTHA trong THADS là các biện pháp do pháp luật quy định mà CHV có thể được áp dụng nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc THA. Dưới góc độ là một thủ tục THADS được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền THADS áp dụng thì thủ áp dụng biện pháp bảo đảm trong THA là cách thức, trình tự do pháp luật quy định trong việc cơ quan, tổ chức THADS đặt tài sản của người phải THA trong tình trạng bị hạn chế quyền sử dụng, định đoạt hoặc bị cấm định đoạt nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh THADS. Dưới góc độ đặt trong mối tương quan với BPCCTHADS thì BPBĐTHADS có mối quan hệ chặt chẽ với BPCCTHADS. Vì nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, trốn tránh việc THADS nên trong mối liên hệ giữa BPBĐTHADS với BPCCTHADS thì có thể nhận thấy BPBĐTHADS là tiền đề, cơ sở cho việc thực hiện các BPCCTHADS sau này. Trong THADS, BPBĐTHADS là rất cần thiết, tuy nhiên, để việc áp dụng BPBĐTHADS được hợp pháp, khách quan thì việc nghiên cứu về BPBĐTHADS không thể không gắn liền với quy định của pháp luật THA. Điều này có nghĩa BPBĐTHADS còn cần được nghiên cứu dưới góc độ là một chế định – Chế định BPBĐTHADS trong pháp luật về THADS. Đây là hướng nghiên cứu chính của luận văn. Là một chế định pháp luật, BPBĐTHADS cần đảm bảo là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề phát sinh như các biện pháp bảo đảm được áp dụng, điều kiện áp dụng từng biện pháp bảo đảm, quyền yêu cầu, thủ tục áp ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm và những vấn đề khác có liên quan trong quá trình cơ quan, tổ chức có thẩm quyền THADS áp dụng biện pháp bảo đảm nhằm tạo cơ sở pháp lý hợp pháp cho việc ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh THA, bảo đảm hiệu quả việc thi hành bản án, quyết định THA của Tòa án.

3. BPBĐTHADS có những đặc điểm cơ bản, đó là: Tính bảo đảm, tính quyền lực nhà nước; tính ngăn chặn, phòng ngừa việc tẩu tán, hủy hoại tài sản; tính kịp thời, nhanh chóng về thời gian, đơn giản về thủ tục. Trong đó, tính bảo đảm và tính ngăn chặn, phòng ngừa việc tẩu tán, hủy hoại tài sản là những đặc điểm thể hiện được đặc trưng của BPBĐTHA.

4. BPBĐTHADS có ý nghĩa nhằm bảo toàn tình trạng tài sản hiện có của người phải THA, đôn đốc họ tự nguyện thi hành nghĩa vụ THADS của mình và ngăn chặn

nếu người phải THA có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc THA, đồng thời góp phần bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người được THA. BPBĐTHADS là tiền đề, cơ sở cho việc thực hiện các BPCCTHA. Thêm nữa, BPBĐTHADS mang lại những giá trị kinh tế - xã hội nhất định, góp phần bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật.

5. Cơ sở của việc quy định BPBĐTHADS xuất phát từ việc công nhận và bảo vệ quyền con người. Việc ghi nhận các quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể là cần thiết nhưng việc bảo đảm thực hiện và có cơ chế bảo vệ khi các quyền bị xâm phạm cũng cần thiết không kém. Cơ chế ngăn chặn, phòng ngừa việc tẩu tán, hủy hoại, tẩu tán tài sản THA, bảo đảm THA được thì pháp luật cần có những quy định cụ thể về BPBĐTHADS. Đây cũng chính là cở sở đầu tiên của việc phải quy định về BPBĐTHADS. Mặt khác, cơ sở của việc quy định các biện pháp bảo đảm còn xuất phát từ vai trò, nhiệm vụ của nhà nước trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Đồng thời, cơ sở cho việc quy định BPBĐTHA còn xuất phát từ thực tiễn THADS với những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau.

Chương 2

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo đảm trong thi hành án dân sự (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)