Trách nhiệm của các chủ thể do yêu cầu, áp dụng biện pháp bảo đảm trong thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo đảm trong thi hành án dân sự (Trang 63 - 68)

CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT

2.3. Trách nhiệm của các chủ thể do yêu cầu, áp dụng biện pháp bảo đảm trong thi hành án dân sự

2.3.1. Trách nhiệm của người đưa ra yêu cầu

74 Xem khoản 1 Điều 3 Thông tư 02/2016/TT-BTP ngày 01 tháng 02 năm 2016 Quy định về quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong THADS.

75 Xem khoản 3 Điều 3 Thông tư 02/2016/TT-BTP ngày 01 tháng 02 năm 2016 Quy định về quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong THADS.

76 Xem điểm b khoản 2 Điều 140 LTHADS 2014.

77 Xem Điều 142 LTHADS và Điều 7 Thông tư 02/2016/TT-BTP ngày 01 tháng 02 năm 2016 Quy định về quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong THADS.

78 Xem Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 Thông tư 02/2016/TT-BTP ngày 01 tháng 02 năm 2016 Quy định về quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong THADS.

Tại khoản 2 Điều 66 LTHADS 2014 quy định về trách nhiệm bồi thường của đương sự khi yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm: Người yêu cầu CHV áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường. Tuy nhiên, việc quy định trách nhiệm bồi thường chưa có quy định cụ thể, dẫn tới trên thực tế vấn đề bồi thường gặp bất cập, cách thức bồi thường như thế nào? Cách thức, hình thức bồi thường ra sao? Vì vậy, nếu có thiệt hại thực tế xảy ra do yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng thì rất khó để xác định được giá trị bồi thường. Do đó, quy định về trách nhiệm bồi thường này dường như mang tính hình thức.

Thiết nghĩ, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, cũng như tính nghiêm minh của pháp luật THADS, cần có cơ chế rõ ràng về xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi đương sự yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm, để việc áp dụng biện pháp bảo đảm trên thực tế được đúng, đáp ứng được yêu cầu đảm bảo ngăn chặn được hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, đảm bảo điều kiện THA.

2.3.2. Trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự

Khoản 1 Điều 66 LTHADS 2014 quy định: CHV có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay BPBĐTHA nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc THA. Việc quy định quyền tự mình áp dụng tạo thế chủ động cho CHV trong việc THA đảm bảo mục đích ngăn chặn, phòng ngừa.

Tuy nhiên, vấn đề cần đặt ra nghiên cứu là khi quy định về quyền đó cho CHV thì pháp luật đã đặt ra trách nhiệm của CHV nói riêng và CQTHA nói chung như thế nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành mới chỉ đặt ra trách nhiệm bồi thường của người yêu cầu áp dụng chứ chưa đặt ra trách nhiệm bồi thường của CHV.

Xuất phát từ thực tế là nếu CHV mà áp dụng một cách tràn làn, không tính đến tình huống thực tế thì rất dễ gây những thiệt hại không đáng có cho người phải THA, dụ: trong thời hạn tự nguyện THA, CHV tiến hành thủ tục tạm giữ tài sản hoặc phong tỏa tài khoản của cơ sở kinh doanh mà không xác định xem họ có hay không có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, sẽ gây thiệt hại cả về lợi ích kinh tế và uy tín kinh doanh cho các đối tượng này79.

2.3.3. Trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan

79 Lê Thu Hà, tlđd chú thích 20, tr. 168.

Hoạt động THADS để đạt hiệu quả cần có sự tham gia của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Trách nhiệm tham gia thực hiện và phối hợp được định, đó là: trách nhiệm của Chính phủ (Điều 166); Bộ Tư pháp (Điều 167); Bộ Quốc phòng (Điều 168); Bộ Công an (Điều 169); Tòa án (Điều 170); Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Điều 171); Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Điều 173); Ủy ban nhan dân cấp huyện (Điều 174); Ủy ban nhân dân cấp xã (Điề 175); Kho bạc nhà nước, ngân hàng và tổ chức tín dụng khác (Điều 176); Bảo hiểm xã hội (Điều 177); Cơ quan đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm (Điều 178); Cơ quan, tổ chức được giao theo dõi, quản lý người đang chấp hành án hình sự (Điều 180)80 và tại các luật chuyên ngành về trách nhiệm của các cơ quan đối với hoạt động THA.

Vấn đề trách nhiệm của các cơ quan đã được sửa đổi, bổ sung trong LTHADS 2014 so với LTHADS 2008, không chỉ dừng lại ở sự phối hợp với CQTHA, CHV làm nhiệm vụ THA mà là trách nhiệm phối hợp. Quy định như vậy đã ràng buộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, đặc biệt đối với chủ thể là ngân hàng, tổ chức tín dụng liên quan trực tiếp đến biện pháp phong tỏa khi từ sau ngày 18/3/2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Tư pháp ký Quy chế phối hợp số 01/QCLN/NHNNVN-BTP giữa Ngân hàng nhà nước Việt Nam với Bộ Tư pháp trong hoạt động THADS; tại các địa phương, các CQTHADS tỉnh, thành phố đã ký kết Quy chế phối hợp với các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước (tính đến ngày 30/11/2015 đã có 44/63 tỉnh ký Quy chế phối hợp)81.

Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động THA nói chung, BPBĐTHA nói riêng đã được quy định cụ thể tại LTHADS 2014 và các văn bản luật chuyên ngành điều chỉnh. Tuy nhiên, trên thực tế trách nhiệm phối hợp với CHV của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan vẫn còn nhiều hạn chế, CHV nhiều khi không nhận được trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân dẫn đến việc áp dụng biện pháp bảo đảm khó khăn. Từ đó, ảnh hưởng đến kết quả việc áp dụng BPBĐTHA trên thực tế. Vì vậy, cần đặt ra trách nhiệm phối hợp, thực hiện các yêu cầu của CHV về BPBĐTHADS của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan. Đồng thời, đặt ra cơ chế bảo đảm việc thực hiện và chế tài xử lý trong việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ yêu cầu của CHV về BPBĐTHADS đối với

80 Chương VIII LTHADS 2014.

81 Tổng cục THADS, tlđd chú thích 34, tr. 125.

trách nhiệm cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

1.Quy định của pháp luật THADS Việt Nam đã đặt ra cơ sở pháp lý cho việc áp dụng và thực hiện BPBĐTHADS. BPBĐTHADS là một vấn đề pháp lý mới được ghi nhận trong LTHADS 2008 và được sửa đổi, bổ sung trong LTHADS 2014.

BPBĐTHADS hiện hành được quy định trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những quy định của Pháp lệnh số 13/2004/PL-UBTVQH11 ngày 14 tháng 01 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Thi hành án dân sự, LTHADS 2008 và tổng kết công tác THA. LTHADS 2014 đã quy định tương đối cụ thể về các BPBĐTHA, thủ tục áp dụng cũng như trách nhiệm của đương sự, CQTHADS, cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan trong việc áp dụng và thực hiện BPBĐTHA. Pháp luật về THADS hiện hành đã khắc phục được những thiết sót, bất cập của pháp luật THADS trước đây để điều chỉnh cụ thể và tương đối chi tiết đối với BPBĐTHADS. Hiện nay, BPBĐTA là cơ sở pháp lý cần thiết cho CQTHADS áp dụng và yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan thực hiện; là cơ sở cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc yêu cầu CQTHADS bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo đúng bản án quyết định của Tòa án. Phân tích luật thực định điều chỉnh về BPBDDTHADS còn có sự đối chiếu, so sánh với pháp luật THADS của nước ngoài để thấy việc quy định của pháp luật THADS hiện hành của Việt Nam là cần thiết, phù hợp và tiến bộ.

2. Quy định của pháp luật THADS Việt Nam hiện hành về BPBĐTHADS đã được quy định tương đối đầy đủ, cần thiết, tạo điệu kiện thuận lợi cho việc áo dụng và thực hiện. Tuy nhiên, thực tế quy định của pháp luật vẫn còn tồn tại một số bất cập, thiết sót ảnh hưởng tới việc áp dụng biện pháp bảo đảm của CQTHADS, việc thực hiện biện pháp bảo đảm của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan. Bên cạnh quy định của pháp luật THADS hiện hành về biện pháp bảo đảm là thực tiễn áp dụng BPBĐTHA.

Thấy rằng, thực tiễn áp dụng biện pháp bảo đảm đã thu được những kết quả khả quan nhất định, song qua đó cũng cho thấy còn nhiều khó khăn, bất cập trong việc áp dụng và thực hiện BPBĐTHADS. Thực tế nhiều địa phương có những năm không ra bất kỳ quyết định áp dụng BPBĐTHADS nào, điều đó phần nào phản ánh được thực trạng áp dụng biện pháp trên địa bàn cả nước. Mặc dù là biện pháp pháp lý mới được ghi nhận trong LTHADS 2008, song BPBĐTHADS đã thể hiện được những ưu điểm vượt trội về tính ngăn chặn, đảm bảo điều kiện THA, đơn giản về thủ tục. Tuy nhiên, biện pháp bảo đảm trên thực tế chưa thật sự được các CQTHA vận dụng hiệu quả, phần nào ảnh hưởng

đến hiệu quả của hoạt động THA. Bên cạnh sự chủ động áp dụng BPBĐTHADS của CQTHA ảnh hưởng đến hiệu quả THA thì sự chủ động bảo vệ quyền lợi của đương sự luôn được đề cao. Tuy nhiên, trình độ nhận thức của đương sự hiện nay còn chưa cao nên việc chủ động trong yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hiện nay còn hạn chế, đây được coi là nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến thực tế kết quả THA. Đồng thời cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cũng ảnh hưởng đến kết quả THA.

Chương 3

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo đảm trong thi hành án dân sự (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)