Thủ tục áp dụng biện pháp bảo đảm trong thi hành án dân sự và thực tiễn áp dụng

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo đảm trong thi hành án dân sự (Trang 56 - 63)

CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT

2.2. Thủ tục áp dụng biện pháp bảo đảm trong thi hành án dân sự và thực tiễn áp dụng

Thủ tục THADS được thể hiện qua sơ đồ sau:

Bản án, quyết định Đương sự

“để thi hành” Đơn yêu cầu Cơ quan THADS

Chủ động ra quyết địnhTHADS Ra quyết định THADS theo yêu cầu

BPBĐTHADS Tự nguyện THA

Cưỡng chế THA 2.2.1. Yêu cầu cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp bảo đảm

Khoản 1 Điều 66 LTHADS 2014 quy định: “CHV có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay BPBĐTHA nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc THA. Khi áp dụng BPBĐTHA, CHV không

62 Nhà pháp luật Việt Pháp (1997), Tài liệu tham khảo về thừa phát lại và thi hành án, Hà Nội, trích trong tài liệu: “Nguyễn Thị Thu Hà, Pháp luật thi hành án dân sự một số nước, Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự, Hà Nội, tr. 203.

63 Tài liệu báo cáo của đoàn cán bộ Bộ tư pháp đi Singapore khảo sát, nghiên cứu luật THA, trích trong tài liệu:

“Nguyễn Thị Thu Hà, Pháp luật thi hành án dân sự một số nước, Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự, Hà Nội, tr. 211.

phải thông báo trước cho đương sự”. Như vậy, người có quyền yều cầu là đương sự và CHV là người có quyền tự mình áp dụng biện pháp bảo đảm.

Theo quy định của LTHADS 2014 BPBĐTHA được áp dụng tại rất nhiều thời điểm khác nhau, có thể ngay sau khi ra quyết định THA, trong thời gian tự nguyện THA, cũng có thể là trước hoặc trong quá trình cưỡng chế THA nếu xét thấy cần phải ngăn chặn ngay hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc THA của đương sự. Vấn đề đặt ra là việc áp dụng BPBĐTHA sau thời điểm ra quyết định THA có tính bảo đảm, kịp thời nhằm ngăn chặn hành vi hủy hoại, tẩu tán, trốn tránh THA hay không trong khi phải thực hiện tuần tự từ khi cấp bản án, quyết định để thi hành, chuyển giao bản án, quyết định, nhận bản án, quyết định, yêu cầu THA đến khi ra quyết định THA. Thực tiễn cho thấy việc áp dụng biện pháp bảo đảm sau khi có quyết định THA khó đảm bảo được yêu cầu về đảm bảo, kịp thời ngăn chặn hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản trong một số trường hợp nhất định.

Theo khoản 1 Điều 66 LTHADS 2014, đương sự yêu cầu CQTHADS áp dụng biện pháp bảo đảm phải bằng văn bản. Quy định này thể hiện tính minh bạch, có căn cứ, đồng thời là cơ sở cho việc chịu trách nhiệm trước pháp luật cho yêu cầu của mình bởi nếu yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.

Theo hướng dẫn trong Quyết định số 1557/QĐ-BTP ngày 26 tháng 8 năm 2015 về công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực THADS thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp, kèm theo văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo đảm phải là các tài liệu chứng minh tính cần thiết của việc áp dụng biện pháp bảo đảm nếu có. Cách thức đương sự nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm là trực tiếp tại CQTHADS hoặc qua bưu điện.

2.2.2. Nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự Thẩm quyền nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm được xác định theo Điều 35 LTHADS 201464. Đương sự phải xác định đúng thẩm quyền của CQTHADS để nộp đơn. CQTHADS sẽ tiếp nhận đơn của đương sự, trên cơ sở đó Thủ trưởng CQTHA ra quyết định THA, sau đó phân công CHV giải quyết THA. Thẩm quyền phân công cho CHV được quy định tại Điều 23 LTHADS65, theo đó Thủ trưởng

64 Xem Điều 35 LTHADS 2014.

65 Xem Điều 23 LTHADS 2014.

CQTHADS trong phạm vi thẩm quyền của mình thực hiện quản lý, chỉ đạo hoạt động THADS của CQTHADS. CHV nào được phân công giải quyết hồ sơ THA thì sẽ ký quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm.

2.2.3. Giải quyết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự

* Xác minh trước khi áp dụng BPBĐTHADS

Trình tự, thủ tục áp dụng các BPBĐTHA được quy định trong LTHADS 2014 là khá cụ thể, tạo thuận lợi cho CHV có thể thực hiện ngay việc phong tỏa tài khoản, tài sản hay tạm giữ tài sản, giấy tờ. LTHADS 2014 không quy định CHV tiến hành xác minh là thủ tục bắt buộc trước khi áp dụng BPBĐTHA. Việc xác minh có thể do đương sự tiến hành, từ kết quả xác minh đó, đương sự yêu cầu CHV áp dụng biện pháp bảo đảm và chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình.

Trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định, căn cứ hoàn cảnh thực tế và đặc điểm mỗi BPBĐTHA, CHV cân nhắc và quyết định có tiến hành thủ tục xác minh hay không trước khi ra quyết định áp dụng. Đối với biện pháp phong toả tài khoản, tài sản tại nơi gửi giữ; tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản nếu không có thông tin chính xác đầy đủ về chủ tài khoản, mã tài khoản, chủ sở hữu, sử dụng tài sản, thì không thể ra được quyết định phong toả tài khoản hoặc quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản, quyết định phong toả không đúng đối tượng và các quyết định này không thể thực hiện được. Do đó, khi áp dụng BPBĐTHA quy định tại Điều 67, 69 LTHADS, CHV hoặc người yêu cầu áp dụng lưu ý cần tiến hành các hoạt động xác minh, thu thập thông tin làm cơ sở cho việc ra quyết định áp dụng BPBĐTHA.

Ví dụ: Để thi hành Bản án số 167/06/HSST ngày 12/6/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An về việc bồi thường thiệt hại tính mạng, người phải THA là ông Trần Quốc Hùng – xóm 9A, xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Theo bản án, ông Hùng có nghĩa vụ bồi thường cho ông Lê Anh Dũng số tiền 10.000.000đ (mười triệu đồng). Qua công tác xác minh, Chi cục THADS huyện Nghĩa Đàn nắm được thông tin gia đình ông Trần Quốc Hùng có tài khoản gửi tại Ngân hàng Nông nhiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhành huyện Nghĩa Đàn. Hơn nữa, ngày 17/12/2011 dựa trên sự cung cấp thông tin của người được thi hành thì ông Trần Quốc Hùng có tài khoản tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi

nhánh huyện Nghĩa Đàn do Công ty TH chi trả cho ông Hùng tiền đền bù thu hồi để phục vụ dự án xây dựng trang trại bò sữa.

Sau khi xác minh thu thập thông tin dựa trên công văn phối hợp và sự hợp tác của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nghĩa Đán với Chi cục THADS huyện Nghĩa Đàn, với nghiệp vụ chuyên môn nhạy bén và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, Chi cục đã nhanh chóng, kịp thời xác minh được ngày 25/11/2011 ông Hùng có mở tài khoản 3620601398364, với số dư trong tài khoản là 20.000.000đ. Sau khi trực tiếp bàn giao quyết định phong tỏa cho người phải THA, nhận được quyết định phong tỏa tài khoản của Chi cục THA huyện Nghĩa Đàn, lãnh đạo Ngân hàng kết hợp với bộ phận kế toán nghiệp vụ đã tiến hành phong tỏa số tài khoản trên, để buộc người phải THA thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người được THA, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khi bị xâm phạm, bảo đảm sự công bằng và tính nghiêm minh của pháp luật. Việc phong tỏa tài khoản thanh toán chấm dứt khi người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ra quyết định hoặc yêu cầu chấm dứt việc phong tỏa. Sau khi khấu trừ số tiền 10.000.000đ, thực hiện xong việc THA, Chi cục THADS huyện Nghĩa Đan đã ban hành Quyết định số 02/QĐ-THA chấm dứt việc phong tỏa tài khoản của ông Hùng, trả lại sự giao dịch bình thường trên tài khoản của ông Hùng và của Ngân hàng, không gây thiệt hại ngưng trệ cho bất kỳ bên nào66.

Qua ví dụ trên phần nào đã cho thấy hiệu quả và tác dụng của việc thu thập, xác minh thông tin đối với việc áp dụng biện pháp bảo đảm được chính xác, nhanh chóng, kịp thời, nhằm ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc THA.

Đối với biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự, khoản 5 Điều 68 LTHADS 2014 có quy định: trường hợp có căn cứ xác định tài sản, giấy tờ tạm giữ không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải THA hoặc thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải THA nhưng đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình thì CHV phải ra quyết định trả lại tài sản, giấy tờ cho người có quyền sở hữu, sử dụng thì theo và theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 62/2015/NĐ-CP67, CHV có thể áp dụng

66 Thanh Hương (2013), “Bàn về biện pháp phong tỏa tài khoản trong công tác thi hành án dân sự hiện nay”, Dân chủ & Pháp luật, (Số chuyên đề 02 về Thực hiện LTHADS), tr.23-26.

67 Xem khoản 3 Điều 18 Nghị định 62/2015/NĐ-CP.

ngay biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự mà không nhất thiết phải xác minh giấy tờ, tài sản có thuộc quyền sở hữu, sử dụng của họ hay không.

Như vậy, đối với BPBĐTHA không bắt buộc CHV hoặc đương sự phải tiến hành thủ tục xác minh. Mặt khác, trước khi áp dụng BPBĐTHA, CHV không phải thông báo cho đương sự. Tuy nhiên, trên thực tế, đối với các biện pháp bảo đảm như phong tỏa tài khoản; tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản thì nếu như không có thông tin chính xác, đầy đủ về chủ tài khoản, mã tài khoản, chủ sở hữu, sử dụng tài sản và các thủ tục cần thiết khác thì CHV không thể ban hành được quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc các quyết định này mang thông tin chung chung, không chính xác, thiếu cụ thể hoặc có sai sót thông tin về tài sản, chủ sở hữu, sử dụng tài sản…dẫn đến tình trạng quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm không phát sinh được hiệu lực, hiệu quả trên thực tế, mục đích áp dụng biện pháp bảo đảm không thực hiện được.

* Ra quyết định áp dụng BPBĐTHADS

Theo quy định của LTHADS 2014 thì CHV có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm nhằm ngăn chặn hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh THA. Như vậy, về nguyên tắc CHV được áp dụng ngay biện pháp bảo đảm khi có yêu cầu bằng văn bản của đương sự, song chưa quy định rõ thời hạn giải quyết cụ thể dẫn đến việc áp dụng tùy vào ý chí chủ quan và không thống nhất giữa các CHV, CQTHADS, dẫn tới việc đương sự khiếu nại. Có trường hợp khi đương sự nộp đơn yêu cầu CQTHA áp dụng biện pháp bảo đảm, CHV ra ngay quyết định áp dụng nhưng cũng có trường hợp vài ngày hoặc lâu hơn CHV mới ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm. Việc ra quyết định chậm trễ này có thể ảnh hưởng đến kết quả tổ chức thi hành, khi đó ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được THA.

Trường hợp cần áp dụng ngay biện pháp bảo đảm phong tỏa tài khoản, tài sản nơi gửi giữ; tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự mà chưa ban hành quyết định áp dụng thì CHV tiến hành lập biên bản. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, Chấp hành việc phải ban hành quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm tương ứng. Quy định này đã tạo thế chủ động, thuận lợi cho CHV trong việc áp dụng biện pháp bảo đảm.

Việc ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm được hướng dẫn tại Điều 13 Nghị định 62/2015/NĐ-CP, theo đó khi ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm, CHV căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; quyết định THA; tính chất, mức độ,

nghĩa vụ THA; điều kiện của người phải THA; yêu cầu bằng văn bản của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn việc áp dụng BPBĐTHA thích hợp. Việc áp dụng BPBĐTHA phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải THA và các chi phí cần thiết, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ- CP68. Trường hợp người phải THA chỉ có một tài sản duy nhất lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ phải THA mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì CHV vẫn có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm để THA.

Về thẩm quyền ký quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm hiện có hai quan điểm khác nhau.

Quan điểm thứ nhất cho rằng, thủ trưởng CQTHA đồng thời cũng là CHV, do đó trường hợp đương sự gửi đơn yêu cầu THA kèm theo yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thì thủ trưởng CQTHA ra quyết định THA đồng thời là người ký quyết định áp dụng BPBĐTHA, sau đó phân công CHV giải quyết việc THA69.

Quan điểm thứ hai cho rằng, quyết định áp dụng BPBĐTHA do CHV trực tiếp giải quyết việc THA đó ký. Vì vậy, trong trường hợp đương sự gửi đơn yêu cầu THA kèm theo yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thì thủ trưởng CQTHA ra quyết định THA, sau đó phân công CHV giải quyết THA. CHV nào được phân công giải quyết hồ sơ THA thì sẽ ký quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm70.

Thiết nghĩ LTHADS 2014 đã có sửa đổi, bổ sung về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, đồng thời hướng dẫn tại Thông tư 02/2016/TT-BTP ngày 01 tháng 02 năm 2016 Quy định về quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong THADS. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu là Thủ trưởng CQTHADS cấp huyện. Vì vậy, việc thủ trưởng CQTHA ra quyết định THA, sau đó phân công CHV giải quyết THA. CHV nào được phân công giải quyết hồ sơ THA thì sẽ ký quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm sẽ hợp lý, đảm bảo khách quan, công bằng khi tiến hành giải quyết khiếu nại.

* Ra quyết định cưỡng chế hoặc ra quyết định chấm dứt hoặc quyết định trả lại tài sản, giấy tờ.

68 Xem khoản 4 Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP.

69 Vũ Hòa (2012), “Biện pháp bảo đảm thi hành án và thực tiễn áp dụng”, Dân chủ & Pháp luật, (09), tr.43-48

70 Vũ Hòa, tlđd chú thích 69, tr. 43-48.

Đối với biện pháp phong tỏa: Sau khi áp dụng biện pháp bảo đảm thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ, CHV phải áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc ra quyết định chấm dứt việc phong tỏa71.

Đối với biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ: Sau khi áp dụng biện pháp bảo đảm trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ xác định tài sản, giấy tờ tạm giữ thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải THA, CHV phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế; trường hợp có căn cứ xác định tài sản, giấy tờ tạm giữ không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải THA hoặc thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải THA nhưng đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình thì CHV phải ra quyết định trả lại tài sản, giấy tờ cho người có quyền sở hữu, sử dụng72.

Đối với biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ xác định tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải THA, CHV phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế; trường hợp có căn cứ xác định tài sản không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải THA thì CHV phải ra quyết định chấm dứt việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản73.

Như vậy, LTHADS 2014 đã dự liệu các trường hợp có thể xảy ra để CHV chủ động đưa ra các quyết định phù hợp, bảo đảm hiệu quả của hoạt động THA cũng như quyền lợi của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đối với từng biện pháp bảo đảm, yêu cầu CHV cần căn cứ vào tình hình thực tế, quy định cụ thể của pháp luật và đặc điểm riêng của từng biện pháp để ra quyết định phù hợp là áp dụng biện pháp cưỡng chế hay chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo đảm.

* Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị

Khiếu nại về THADS nói chung được quy định tại Chương VI LTHADS 2014, cụ thể từ Điều 140 đến Điều 153 và vấn đề khiếu nại, kiến nghị được hướng dẫn tại Thông tư 02/2016/TT-BTP ngày 01 tháng 02 năm 2016 Quy định về quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong THADS.

Khiếu nại về THADS là việc đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc THADS đề nghị người có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của

71 Xem khoản 3 Điều 67 LTHADS 2014.

72 Xem khoản 5 Điều 68 LTHADS 2014.

73 Xem khoản 4 Điều 69 LTHADS 2014.

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo đảm trong thi hành án dân sự (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)