7. Kết cấu của Luận văn
1.3. Sơ lƣợc sự phát triển của pháp luật về thoả thuận trọng tài của Cộng hoà DCND Lào và Cộng hoà XHCN Việt Nam
Việt Nam và Lào đều là hai quốc gia đang phát triển nhƣng mỗi quốc gia có một n t đặc thù riêng về mặt lịch sử, kinh tế – xã hội. Chính vì vậy mà sự phát triển pháp luật nói chung, pháp luật về thoả thuận trọng tài của Lào và Việt Nam nói riêng cũng có những điểm riêng biệt. Thông qua việc nghiên cứu tiến trình phát triển pháp luật về thoả thuận trọng tài của Lào và Việt Nam, có thể sơ lƣợc nhƣ sau:
1.3.1. Sơ lược sự phát triển của pháp luật về thoả thuận trọng tài tại Cộng hoà DCND Lào
Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về thoả thuận trọng tài tại Cộng hoà DCND Lào có thể đƣợc chia làm hai giai đoạn:
● Gi i ạ 1989
Trung tâm giải quyết tranh chấp về kinh tế trước đây được gọi là “tổ chức hòa giải về kinh tế” đƣợc thành lập theo Pháp lệnh số 146/PL-UBTVQH của Uỷ ban thường vụ quốc hội Lào ngày 28/12/1989 về việc tổ chức và hoạt động của bộ kinh tế - kế hoạch và tài chính trong đó có vai trò và nhiệm vụ làm tham mưu của bộ trong việc hướng dẫn các đơn vị sản xuất và kinh doanh lập hợp đồngvà ký hợp đồng hợp tác, quản lý việc thực hiện hợp đồng hợp tác về kinh tế và là ủy viên trong
việc giải quyết các tranh chấp xảy ra từ việc phá hợp đồng về kinh tế mà hai bên đương sự đã thỏa thuận nhau hoặc sau khi các tranh chấp xảy ra cả hai bên đương sự đều đồng ý cho tổ chức hòa giải về kinh tế là người giải quyết.
Tổ chức hòa giải về kinh tế là một tổ chức có quyền lực tương đương với các đơn vị thuộc bộ kinh tế - kế hoạch và tài chính dưới sự chỉ đạo trực tiếp của bộ trưởng, một quyền bộ trưởng chỉ đạo về chuyên môn, tổ chức hòa giải kinh tế gồm có một trưởng cơ quan, một phó trưởng cơ quan và một số các học giả.
Nhìn chung, cho đến năm 1990 trở về trước thoả thuận trọng tài không được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật chuyên ngành. Nhƣng với việc hình thành Trung tâm giải quyết tranh chấp kinh tế đã đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển của các Trung tâm giải quyết tranh chấp kinh tế Lào trong các giai đoạn tiếp theo.
● Gi i ạ ừ 1990 2010
Trong giai đoạn này nhiệm vụ và quyền hạn của các Trung tâm giải quyết tranh chấp kinh tế đã có sự thay đổi quan trọng nhằm đáp ứng với yêu cầu mới và thực tiễn cách mạng Lào.
Quy chế thực hiện công việc của Trung tâm giải quyết tranh chấp về kinh tế trong giai đoạn này dựa vào ộ luật Dân sự Lào năm 1991, Luật Kinh doanh Lào năm 1990 ngoài ra còn áp dụng những bài học kinh nghiệm của các nước như: bài học kinh nghiệm của Phòng Thương mại quốc tế (International Commercial Chamber - ICC) ở Pháp, trung tâm Liên Hiệp Quốc về luật thương mại quốc tế (United Nation Commission on International Trade - UNCITRAL) ở Mỹ, bài học kinh nghiệm của nước CHXHCN Việt Nam, Ý, Trung Quốc, Hong Kong, Singapore và các nước khác. Từ năm 1990 – 1994 Trung tâm giải quyết tranh chấp về kinh tế đã cải tiến tổ chức. Sắc lệnh về việc giải quyết tranh chấp về kinh tế và đã được chủ tịch hội đồng bộ trưởng Lào phê chuẩn tại Nghị định số 106/NĐ-CP vào ngày 15/7/1994. Trong sắc lệnh đó đã đổi tên “Trung tâm giải quyết tranh chấp kinh tế” thành “cơ quan giải quyết tranh chấp về kinh tế của nước CHDCND Lào”. Theo quy định của sắc lệnh, Cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế có nhiệm vụ thực hiện
việc giải quyết tranh chấp về kinh tế do hoạt động kinh doanh công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp gây ra bằng các hình thức hòa giải và x t xử của trung tâm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ộ tư pháp. Cơ quan giải quyết tranh chấp về kinh tế của CHDCND Lào ban đầu có trụ sở chính đặt tại toà nhà ộ Tƣ pháp Lào ở Thủ đô Viêng Chăn.
Cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế Lào đã tiếp nhận và thụ lý hơn 100 vụ, trong đó giải quyết 82 vụ về tranh chấp kinh tế nhƣng chủ yếu là giữa các doanh nghiệp Lào. Ngoài việc giải quyết tranh chấp về kinh tế ra, cơ quan giải quyết tranh chấp về kinh tế đƣợc giao nhiệm vụ nghiên cứu và chuẩn bị soạn thảo Bộ luật mới về giải quyết tranh chấp kinh tế trong đó quy định về hình thức giải quyết trọng tài.
an soạn thảo bộ luật mới bao gồm ộ trưởng ộ tư pháp làm chủ tịch,đại diện ộ tài chính làm phó chủ tịch và những người đại diện từ toà án làm ủy viên gồm 10 đồng chí. Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế, việc soạn thảo bộ luật phải dừng lại.
Ngày 15/9/1998, Lào gia nhập Công ƣớc New York, đánh dấu sự cải thiện đáng kể môi trường pháp lý nhằm tạo thuận lợi trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế Lào trong giai đoạn này chủ yếu thực hiện việc giải quyết những tranh chấp về kinh tế, cơ quan giải quyết tranh chấp về kinh tế có nhiệm vụ điều hành, là môi giới giữa hai bên đương sự và theo dõi quan sát việc tiến hành giải quyết tranh chấp về kinh tế, theo dõi quan sát việc thực hiện theo quyết định của việc hòa giải, bản án của trung tâm, đồng thời một số cán bộ của cơ quan giải quyết tranh chấp về kinh tế đã tham gia làm người hòa giải, trọng tài. Tuy nhiên, trong giai đoạn sơ khai, không có một luật về trọng tài thống nhất điều chỉnh hệ thống trọng tài trong nước và trọng tài quốc tế. Thêm vào đó, quyết định giải quyết tranh chấp của Cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế Lào không đƣợc bảo đảm thi hành. Vì thế, mô hình Cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế chƣa thực sự đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trên hành trình tiếp cận những chuẩn mực của trọng tài thương mại hiện đại. Nhưng với việc, Lào gia nhập Công ước New York 1958 đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Trung tâm giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế ở Lào.
.
Năm 1999, Hội đồng bộ trưởng Lào đã ban hành Nghị định số 53/1999/NĐ- HĐ T quy định về giải quyết các tranh chấp kinh tế. Tiếp đến, năm 2000 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp kinh tế Lào năm 2000 của Lào đƣợc ban hành trong đó các quy định về quy trình tố tụng được xây dựng có ý nghĩa định hướng hành vi ứng xử của người tiến hành tố tụng và các đương sự có liên quan. Mặc dù còn chƣa hoàn chỉnh, có những quy định còn chƣa cụ thể và chƣa thật sự hợp lý làm ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết các tranh chấp kinh tế, ảnh hưởng đến mục đích của pháp luật giải quyết về tranh chấp kinh tế là xử lý kịp thời, nhanh chóng tất cả các tranh chấp nhƣng đây là văn bản pháp luật đầu tiên điều chỉnh hoạt động của trọng tài trong pháp luật Lào. Trong đó, thoả thuận trọng tài đƣợc quy dịnh tại Điều 3, Pháp lệnh giải quyết các tranh chấp kinh tế Lào: “1- Các bên có quyền thoả thuận lựa chọn Trung tâm giải quyết tranh chấp kinh tế để giải quyết tranh chấp cho mình, không phụ thuộc vào nơi đặt trụ sở hoặc nơi cƣ trú của các bên; 2- Trung tâm Trọng tài kinh tế chỉ nhận đơn yêu cầu giải quyết các tranh chấp kinh tế đƣợc quy định tại Điều 1 pháp lệnh này, nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp, các bên đã có thoả thuận bằng văn bản về việc đƣa vụ tranh chấp ra giải quyết tại chính Trung tâm Trọng tài kinh tế đó”.
Sau 5 năm thực hiện, Pháp lệnh Giải quyết tranh chấp kinh tế vẫn có một số điều chưa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Trước nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập thế giới, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho tổ chức, doanh nghiệp và công dân Lào và học hỏi kinh nghiệm xây dựng pháp luật về trọng tài nói chung và sự tham gia của các trung tâm giải quyết tranh chấp kinh tế nói riêng, ộ Chính trị Lào đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 02/01/2004.
Nghị quyết này của ộ Chính trị Lào xác định: “Tiếp tục …hoàn thiện pháp luật dân sự, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức khi tham gia giao dịch, thúc đẩy các quan hệ dân sự phát triển lành mạnh; hoàn thiện chế định thẩm quyền dân sự của toà án nhân dân các cấp, hoàn thiện chế định thoả thuận trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh tế…”. Nghị quyết cũng nhấn mạnh việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy của các cơ quan
giải quyết tranh chấp kinh tế, trong đó chế định thoả thuận trọng tài trong hoạt động giải quyết tranh chấp kinh tế tiếp tục đƣợc mở rộng.
Trên tinh thần của Nghị quyết số 02/QH ngày 19/5/2005 và những yêu cầu của cải cách tƣ pháp, Quốc hội Lào đã thông qua Luật Giải quyết tranh chấp kinh tế Lào số 02/QH năm 2005, trong đó có những quy định về sự thoả thuận trọng tài trong giải quyết tranh chấp về kinh tế. Luật Giải quyết tranh chấp kinh tế có những sửa đổi quan trọng về tên gọi: đổi tên cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế thành Trung tâm giải quyết tranh chấp kinh tế; đã quy định về thoả thuận trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại là tương đối rõ ràng và cụ thể. Đó là, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp Lào đã xây dựng chế định thoả thuận giải quyết tranh chấp kinh tế nói chung và thoả thuận trọng tài nói riêng. Đây được xem là bước ngoặt lớn đối với lịch sử giải quyết tranh chấp kinh tế nói chung ở Lào. Nó đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của trọng tài tại Lào và xây dựng các quy định pháp lý cần thiết để trọng tài có thể hoạt động có hiệu quả.
Trước nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập thế giới, sự gia tăng của các tranh chấp kinh tế gây bất ổn cho chế độ Cộng hoà dân chủ, cho tổ chức, doanh nghiệp và công dân Lào và học hỏi kinh nghiệm xây dựng pháp luật trọng tài nói chung và các quy định về thoả thuận trọng tài nói riêng đặc biệt trong tình hình phát triển kinh tế – xã hội cần có một văn bản luật điều chỉnh các quan hệ này theo hướng ngày càng hoàn thiện, ngày 17 tháng 12 năm 2010, Quốc hội CHDCND Lào đã thông qua Luật số 06/QH – Giải quyết tranh chấp kinh tế Lào năm 2010. Việc Quốc hội CHDCND Lào thông qua Luật Giải quyết tranh chấp kinh tế nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế Lào là tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển quốc tế cũng như đáp ứng nhu cầu trong nước. Luật Giải quyết tranh chấp kinh tế Lào năm 2010 đƣợc ban hành trên cơ sở kế thừa các quy định về thoả thuận giải quyết tranh chấp kinh tế Lào năm 2005. So với Luật Giải quyết tranh chấp kinh tế năm 2005, các quy định về thoả thuận giải quyết tranh chấp kinh tế có một số thay đổi nhƣ sửa đổi khái niệm giải quyết tranh chấp kinh tế, xây dựng điều mới về giải thích từ ngữ: các bên tranh chấp, người hoà giải, trọng tài viên, người đại diện, thương mại quốc tế, hoạt động sản xuất kinh doanh (Điều 3), chính sách
của nhà nước trong giải quyết tranh chấp kinh tế (Điều 4), quyền chọn phương pháp giải quyết tranh chấp kinh tế (Điều 5), phạm vi điều chỉnh của luật (Điều 6), các nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh tế (Điều 8), … Cho đến nay, Luật Giải quyết tranh chấp kinh tế Lào năm 2010 vẫn có hiệu lực và đang đƣợc Quốc hội của Lào tiếp tục nghiên cứu xem x t, sửa đổi, bổ sung, trong đó có các quy định về thoả thuận trọng tài.
1.3.2. Sơ lược sự phát triển của pháp luật về thoả thuận trọng tài tại Cộng hoà XHCN Việt Nam
● Gi i ạ c khi Pháp l nh Tr g i h ơ g ại (2003) có hi u l c Trước khi có Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003, ở Việt Nam tồn tại hai loại hình trọng tài, bao gồm trọng tài kinh tế nhà nước và trọng tài phi chính phủ.
* Tr ng tài kinh t h c
Trọng tài kinh tế nhà nước là mô hình trọng tài do Nhà nước lập ra, có có chức năng giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước6. Như vậy, thực chất, trọng tài kinh tế nhà nước là cơ quan của Nhà nước, vừa thực hiện chức năng quản lý kinh tế, vừa thực hiện chức năng giải quyết các tranh chấp kinh tế giữa các tổ chức kinh tế nhà nước. Mô hình này đƣợc hình thành đầu tiên bằng Nghị định số 20/TTg7 ngày 14/4/1960. Sau đó, đƣợc nâng lên bằng Pháp lệnh trọng tài kinh tế nhà nước năm 19908, theo đó, trọng tài được tổ chức ở ba cấp, đó là trọng tài kinh tế nhà nước, trọng tài kinh tế tỉnh và trọng tài kinh tế huyện. Mô hình này tồn tại đến năm 1993 và bị thay thế bởi hệ thống Tòa án kinh tế theo Luật sửa đổi một số điều của Luật Tổ chức Tòa án năm 19939. Bắt đầu từ thời điểm này, các Tòa án kinh tế sẽ giải quyết các tranh chấp kinh tế.
* Tr ng tài phi chính ph
6 Vũ Ánh Dương: D L g i h ơ g ại i h ẩ q , trang tin Tạp chí nghiên cứu lập pháp: http://www.nclp.org.vn/banveduanluat/du-an-luat-trong-tai-thuong-mai-va-su-tiep-can-cac- chuan-muc-quoc-te.
7 Nghị định 20/TTg ngày 14 tháng 4 năm 1960 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tê nhà nước.
8 Pháp lệnh trọng tài kinh tế nhà nước
9 Luật tổ chức Tòa án
Trọng tài phi chính phủ là là tổ chức độc lập, không phụ thuộc vào hệ thống các cơ quan nhà nước. Nó có thể được thành lập ở dạng các công ty hoặc các hiệp hội trọng tài. Mô hình này phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường. Ví dụ:
Hiệp hội trọng tài Mỹ, Hiệp hội trọng tài Nhật Bản, Tòa án trọng tài quốc tế Luân Đôn.
Ở Việt Nam, trong giai đoạn này tồn tại hai mô hình trọng tài khác nhau, cụ thể là Hội đồng trọng tài ngoại thương và Trung tâm trọng tài kinh tế:
- Hội ng tr ng tài ngoại h ơ g
Năm 1963, Hội đồng trọng tài ngoại thương ra đời bằng Nghị định 59/CP ngày 30/4/1963 của Hội đồng Chính phủ về việc thanh lập Hộ đồng trọng tài ngoại thương. Tiếp sau sự ra đời của Hội đồng trọng tài ngoại thương là sự ra đời của Hội đồng trọng tài hàng hải khi Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định 153/CP ngày 5/10/1964 về việc thành lập Hội đồng trọng tài hàng hải. Hai tổ chức trọng tài trên có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong mua bán ngoại thương và hoạt động hàng hải có ít nhất một bên là chủ thể nước ngoài. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, Hội đồng trọng tài ngoại thương và Hội đồng trọng tài hàng hải được hợp nhất lại và đổi tên thành Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Việt Nam (VIAC) đặt bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam bởi Quyết định 204-TTg ngày 28/4/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
- Trung tâm tr ng tài kinh t
Hàng loạt các trung tâm trọng tài kinh tế ra đời sau khi Nghị định 116/CP10 có hiệu lực. Có năm trung tâm trọng tài đƣợc thành lập theo Nghị định này: 02 trung tâm trọng tài tại thành phố Hà Nội, 01 trung tâm trọng tài tại thành phố Hồ Chí Minh, 01 trung tâm trọng tài tại thành phố Cần Thơ và 01 trung tâm trọng tài tại tỉnh Bắc Giang).
Nhƣ vậy, tuy các trung tâm trọng tài đƣợc thành lập theo Nghị định 116/CP mang bản chất là hình thức trọng tài phi Chính phủ, nhƣng lại chịu sự điều chỉnh
10 Nghị định 116/CP ngày 5 tháng 9 năm 1994 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế.
của nhiều văn bản khác nhhau. Cụ thể, VIAC hoạt động theo Quyết định 204/TTg, còn 05 trung tâm trọng tài lại đƣợc thành lập và hoạt đọng theo quy định của Nghị định 116/CP. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật điều chỉnh ở giai đoạn này đều có giá trị pháp lý thấp, mới dừng ở mức cao nhất là Nghị định. Nội dung văn bản còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ và chƣa có cơ chế bảo đảm cần thiết để hành hành có hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhƣng do cơ bản là do đƣợc ban hành trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì đây là một khái niệm hoàn toàn mới, chưa hề có trong thực tiễn Việt Nam, với những khái niệm nhƣ thế nào là trọng tài kinh tế, trọng tài thương mại, tiêu chí nào để xác định đó là tranh chấp khinh tế, tranh chấp kinh doanh hay tranh chấp thương mại11… Thêm vào đó, các văn bản pháp luật về trọng tài, chƣa đề cập đến các chế định cơ bản của trọng tài nhƣ: vấn đề thỏa thuận trọng tài, sự hỗ trợ cần thiết của cơ quant tƣ pháp… Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực thương mại chưa đồng bộ, chưa điều chỉnh kịp thời các quan hệ thương mại phát sinh trong thực tiễn.
● Gi i ạn từ khi Pháp l nh Tr g i h ơ g ại có hi u l c
Pháp lệnh Trọng tài thương mại được Quốc hội thông qua ngày 25/3/2003 và có hiệu lực ngày 1/7/2003, sau sáu năm chuẩn bị, soạn thảo trên mười dự thảo, tiến hành nhiều hội thảo lấy ý kiến. Sự ra đời của Pháp lệnh là một bước hoàn thiện đáng kể pháp luật về trọng tài thương mại ở Việt Nam. Về cơ bản Pháp lệnh đã khắc phục đƣợc những khiếm khuyết, hạn chế trong các quy định của pháp luật tròng tài thương mại mà theo đánh giá của nhiều nhà nguyên cứu chính những khiếm khuyết, hạn chế đó là nguyên nhân chủ yếu làm giảm sút đáng kể sự hấp dẫn của chế định trọng tài trong thực tiễn giải quyết tranh chấp nảy sinh trong quá trình kinh doanh12. Trong bối cảnh Pháp lệnh được ban hành vào thời điểm Luật Thương mại 1997 vẫn đang có hiệu lực nhƣng các nhà lập pháp đã mạnh dạn đƣa khái niệm thương mại theo hướng mở, tương thích với Luật mẫu về trọng tài Thương mại
11 TS. Dương Văn Hậu: Mộ ề ý h iễ g i h ơ g ại Vi N Tạp chí Dân chủ & Pháp luật.
12TS. Nguyễn Thái Phúc: Mộ ý i ề Ph h g i h ơ g ại Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2/2003.