Thực tiễn áp dụng pháp luật về thoả thuận trọng tài ở nước Cộng hoà DCND Lào

Một phần của tài liệu Thỏa thuận trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại so sánh pháp luật của nước CHDCND lào với pháp luật của nước CHXHCN việt nam (Trang 60 - 67)

7. Kết cấu của Luận văn

2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thoả thuận trọng tài ở nước Cộng hoà DCND Lào

2.3.1. Những kết quả đạt được

STT Tiêu chí

NĂM

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

1.

Mâu thuẫn đƣợc giải quyết

Các mâu thuẫn: 24 35 28 15 20 36 34 - Trong nước với

trong nước 12 16 9 6 10 16 22

- Trong nước với

nước ngoài 12 19 17 8 9 17 10

- Nước ngoài với

nước ngoài 0 0 2 1 1 3 2

2. Tranh chấp

Giải quyết xong 4 6 9 10 10 20 17

- Trong nước 2 3 2 4 5 8 14

đƣợc giải quyết

-Trong nước với

nước ngoài 2 3 6 5 4 12 3

- Nước ngoài với

nước ngoài 0 0 1 1 1 0 0

3.

Tranh chấp gửi tới toà

Trả lại cho các bên

hoặc gửi đi toà 9 16 15 2 4 4 6

- Trong nước 2 8 6 1 3 1 1

- Trong nước với

nước ngoài 7 8 8 1 1 2 3

- Nước ngoài với

nước ngoài 0 0 1 0 0 1 2

4. Từ năm ngoái 0 8 12 4 3 6 12

Ng : ảng thống kê từ năm 2010 – 2016, cập nhật lần cuối ngày 8/9/2016

Qua nghiên cứu pháp luật về thoả thuận trọng tài tại Lào, số liệu thống kê các mâu thuẫn và giải quyết tranh chấp tại Trung tâm giải quyết tranh chấp kinh tế Lào, có thể rút ra những nhận x t sau:

Nhằm loại bỏ các rào cản của pháp luật đối với sự phát triển của trọng tài cũng như để đáp ứng yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng phương thức này ngày càng gia tăng, đồng thời thể hiện sự tôn trọng luật chơi chung trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngày 19/05/2005, Quốc hội đã ban hành Luật Giải quyết tranh chấp kinh tế. Tiếp đó, Luật Giải quyết tranh chấp kinh tế Lào năm 2010, đƣợc Quốc hội thông qua ngày 17/12/2010, đã tạo cơ sở pháp lý ban đầu cho hoạt động thoả thuận trọng tài ở Lào, cho ph p trọng tài viên là người nước ngoài cũng như nội luật hoá các cam kết quốc tế của Lào về dịch vụ trọng tài… Với lợi thế đó, so với những năm trước đây, số lượng thỏa thuận trọng tài được ký kết và số vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài ở Lào đã tăng đáng kể.

Theo thông tin đăng tải trên website của Trung tâm giải quyết tranh chấp kinh tế Lào (CEDR) thì trong năm 2016 vừa qua, số lƣợng vụ tranh chấp đƣợc đƣa

ra giải quyết tại CEDR và các Văn phòng giải quyết tranh chấp kinh tế (OEDR) Lào đạt 61 vụ, cao nhất trong vòng 7 năm qua, trong đó: mâu thuẫn và tranh chấp có yếu tố nước ngoài là 15 vụ chiếm 24,6%, Trung Quốc là quốc gia có nhiều doanh nghiệp tham gia giải quyết tranh chấp tại CEDR và OEDR nhất. Từ năm 2010 đến năm 2016, số lƣợng các mâu thuẫn và tranh chấp đƣợc đƣa ra giải quyết tại CEDR và OEDR không ngừng tăng lên. Năm 2010 có 24 vụ, năm 2011 có 35 vụ, năm 2012 có 28 vụ, năm 2013 có 15 vụ, năm 2014 có 20 vụ, năm 2015 có 36 vụ và đến năm 2016 đã giảm còn 34 vụ. Số lƣợng các mâu thuẫn và tranh chấp bị trả lại hoặc gửi sang toà chiếm số lƣợng ít: từ năm 2010 là 9 vụ, năm 2011 là 16 vụ, năm 2012 là 15 vụ, năm 2013 là 2 vụ, năm 2014 là 4 vụ, năm 2015 là 4 vụ và năm 2016 là 6 vụ. Điều này thể hiện sự quan tâm hơn nữa của các doanh nghiệp đến phương thức giải quyết tranh chấp bằng hoà giải và trọng tài cũng như tin tưởng lựa chọn giải quyết tranh chấp tại CEDR và OEDR.

Số vụ việc do các Trung tâm và các Văn phòng giải quyết tranh chấp kinh tế thụ lý, giải quyết cũng phong phú, đa dạng hơn, diễn ra trong nhiều lĩnh vực nhƣ mua bán hàng hóa, xây dựng, sở hữu trí tuệ, lao động, phân phối, đại lý và trung gian, bảo hiểm thương mại, đầu tư nước ngoài, tín dụng và thanh toán quốc tế và ngày càng có nhiều bên tranh chấp mang quốc tịch nước ngoài…

Trình độ chuyên môn của trọng tài viên ngày càng được nâng cao:

Đội ngũ trọng tài viên làm công tác tố tụng tại Trung tâm giải quyết tranh chấp kinh tế Lào (CEDR) và Văn phòng giải quyết tranh chấp kinh tế Lào (OEDR) đã có những bước tiến đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Để tăng cường năng lực hoạt động của trọng tài viên, ộ Tƣ Pháp Lào đã ra Quyết định số 114/QĐ-BTP ngày 16/8/2014, bổ sung thêm biên chế trọng tài viên cho Trung tâm giải quyết tranh chấp kinh tế Lào (CEDR) từ 35 lên 64 biên chế; trong đó có 23 trọng tài viên chuyên trách, bổ sung cho Văn phòng giải quyết tranh chấp kinh tế từ 15 lên 36 biên chế. Đến nay, 100% trọng tài viên đã có trình độ từ đại học trở lên, 60% trọng tài viên có bằng thạc sĩ được đào tạo ở Việt Nam và một số nước như Trung Quốc, Anh và Liên bang Nga, 15% trọng tài viên có trình độ tiến sĩ.

Tính đến ngày 06/7/2017, trên cả nước đã có 1 Trung tâm và 12 Văn phòng giải quyết tranh chấp kinh tế với tổng số 211 trọng tài viên bao gồm: Trung tâm Giải quyết tranh chấp kinh tế Lào đặt ở Viêng Chăn (21/04/1995); Văn phòng Giải quyết tranh chấp kinh tế Phong xa ly (5/6/2013); Văn phòng Giải quyết tranh chấp kinh tế Luang nam tha (11/10/2016); Văn phòng giải quyết tranh chấp kinh tế Oudomxay (4/8/2003); Văn phòng giải quyết tranh chấp kinh tế Luang pha bang (19/5/2005); Văn phòng giải quyết tranh chấp kinh tế Huaphan (28/11/2015); Văn phòng giải quyết tranh chấp kinh tế Xiêng Khoảng (13/5/2014); Văn phòng giải quyết tranh chấp kinh tế Viêng Chăn (10/1/2014); Văn phòng giải quyết tranh chấp kinh tế Kham muộn (15/10/2015); Văn phòng giải quyết tranh chấp kinh tế Sa văn na khet (17/7/1997); Văn phòng giải quyết tranh chấp kinh tế Cham pa sác (11/01/2004); Văn phòng giải quyết tranh chấp kinh tế Salavan (24/8/2015).

2.3.2. Những hạn chế

ên cạnh những thành công, thực tiễn áp dụng pháp luật về thoả thuận trọng tài ở Lào cũng còn tồn tại những hạn chế:

h h chất lƣợng đội ngũ trọng tài viên tuy đã đƣợc cải thiện nhƣng vẫn còn hạn chế. Một số trọng tài viên chưa được trang bị đầy đủ kiến thức thương mại quốc tế; còn hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp, nhất là các vụ việc tranh chấp đầu tƣ quốc tế; số trọng tài viên có trình độ ngoại ngữ để có thể tham gia tranh tụng tại các vụ tranh chấp đầu tƣ quốc tế còn rất ít.

h h i số vụ việc đƣợc giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm giải quyết tranh chấp kinh tế Lào và các Văn phòng giải quyết tranh chấp kinh tế Lào trong 7 năm qua đã có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn, việc giải quyết các tranh chấp thương mại vẫn còn ở mức khiêm tốn. Theo thống kê, số vụ tranh chấp giải quyết bằng trọng tài tại Lào mới chỉ chiếm chƣa đến 1% trên tổng số vụ tranh chấp thương mại được tòa án thụ lý, x t xử hàng năm. ên cạnh đó, Văn phòng giải quyết tranh chấp kinh tế Lào đƣợc thành lập nhiều nhƣng số trung tâm thường xuyên có vụ việc giải quyết còn ít, thậm chí có Văn phòng từ khi thành lập cho đến nay chƣa ban hành một phán quyết trọng tài nào. Theo thống kê của Tổng cục thống kê ộ Tƣ pháp, chỉ có Trung tâm Giải quyết tranh chấp kinh tế Lào

(CEDR) là hoạt động hiệu quả hơn cả về số lƣợng vụ việc giải quyết mỗi năm cũng nhƣ chất lƣợng giải quyết. Tuy nhiên, nếu so sánh về số lƣợng các vụ tranh chấp thương mại được giải quyết bằng phương thức trọng tài tại Trung tâm giải quyết tranh chấp kinh tế Lào (CEDR) với một số trung tâm trọng tài quốc tế trên thế giới, thì ở Lào ít hơn rất nhiều. Theo đó, năm 2015, Phòng Thương mại quốc tế (ICC) giải quyết 801 vụ; Tòa án Trọng tài Quốc tế LonDon (LCIA) giải quyết 326 vụ; Ủy ban Trọng tài Kinh tế và Thương mại quốc tế Trung Quốc (CIETAC giải quyết 1.968 vụ20...

h công tác quản lý nhà nước mà cụ thể là của ộ Tư pháp – cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý Trung tâm và các văn phòng giải quyết tranh chấp kinh tế ở Lào đối với hoạt động trọng tài còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức;

việc tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong tổ chức, hoạt động trọng tài còn chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao; công tác thanh tra, kiểm tra còn chưa thực hiện thường xuyên.

h hiện vẫn chƣa thành lập đƣợc Hiệp hội trọng tài - tổ chức xã hội - nghề nghiệp của trọng tài viên để đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của trọng tài viên; đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, kiểm tra, giám sát trọng tài viên trong việc tuân thủ pháp luật, tuân theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là các nguyên nhân sau đây:

Mộ thể chế về tổ chức, hoạt động trọng tài mặc dù đã từng bước được hoàn thiện, tuy nhiên chế định về thoả thuận trọng tài – đóng vai trò nền tảng chƣa đƣợc pháp luật giải quyết tranh chấp về kinh tế quy định; một số nội dung còn chƣa thống nhất; chƣa có cơ chế hữu hiệu để giám sát việc hủy phán quyết trọng tài của cơ quan tòa án.

20 Xem thêm tại Cổng Thông tin điện tử của VIAC: http://viac.vn/thong-ke-c119.html, ngày truy cập 24 tháng 06 năm 2017.

Hai là, số lƣợng trung tâm và văn phòng giải quyết tranh chấp kinh tế, trong đó có sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ở Lào được thành lập tương đối nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong khi đó, cơ sở vật chất của trung tâm và phần lớn các văn phòng chƣa đáp ứng đầy đủ yêu cầu để phục vụ cho hoạt động của các trọng tài viên; công tác quản lý, điều hành các hoạt động của một số văn phòng còn thiếu tính chuyên nghiệp, chƣa hiệu quả.

Ba là, trọng tài thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp thương mại mới hình thành và phát triển trong nền kinh tế thị trường ở Lào.

Do đó, hiểu biết và nhận thức của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, nhất là cộng đồng doanh nghiệp về phương thức giải quyết này vẫn còn chưa đầy đủ. Phần lớn doanh nghiệp của Lào chưa có thói quen, niềm tin sử dụng phương thức trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp của mình và khả năng thực thi các phán quyết của trọng tài trong thực tế.

B do các căn cứ pháp lý về điều kiện giải quyết tranh chấp kinh tế của Lào chưa được quy định và hướng dẫn, trong khi không có quy định về thoả thuận trọng tài vô hiệu để tạo cơ sở xác định thoả thuận trọng tài không thuộc điều kiện giải quyết tranh chấp kinh tế, không có căn cứ để từ đó hủy phán quyết trọng tài Do đó, việc huỷ phán quyết trọng tài do vi phạm các điều kiện giải quyết tranh chấp kinh tế ở Lào còn đƣợc hiểu chƣa thống nhất nên dẫn đến tình trạng hủy phán quyết trọng tài trong thời gian qua. ên cạnh đó, việc chậm thi hành phán quyết trọng tài;

tỷ lệ đơn yêu cầu phán quyết trọng tài đƣợc thi hành trên thực tế chƣa cao đã làm cho hoạt động trọng tài k m hấp dẫn.

N một số cơ quan quản lý nhà nước về trọng tài chưa phát huy hết trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại địa phương; công tác kiểm tra, thanh tra tổ chức, hoạt động của Trung tâm và các văn phòng đối với hoạt động trọng tài đôi khi còn buông lỏng. Cơ chế phối hợp trong việc quản lý tổ chức, hoạt động trọng tài tại địa phương còn chưa được chặt chẽ. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý về lĩnh vực trọng tài thương mại còn mỏng, chưa được đào tạo bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Những quy định của pháp luật thoả thuận trọng tài ở Lào và Việt Nam đã khẳng định vị trí, vai trò của thoả thuận trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại. Trong Chương này, thông qua việc phân tích các quy định của pháp luật Lào và Việt Nam về thoả thuận trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại, tác giả đã luận giải và chỉ ra những tương đồng và khác biệt trong các quy định của pháp luật Lào và Việt Nam về thoả thuận trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại. Ngoài ra, tác giả đã trình bày và phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về thoả thuận trọng tài ở nước Cộng hoà DCND Lào để chỉ ra những mặt đã đạt được cũng nhƣ những bất cập, hạn chế còn tồn tại cũng nhƣ nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó trong thực tiễn áp dụng pháp luật về thoả thuận trọng tài. Từ đó làm cơ sở để phân tích các nội dung ở chương 3. Từ những hạn chế, bất cập đó và kinh nghiệm xây dựng pháp luật về thoả thuận trọng tài trong pháp luật Việt Nam tác giả sẽ đƣa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định về thoả thuận trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại ở Lào trong Chương 3.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THOẢ THUẬN TRỌNG TÀI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH

THƯƠNG MẠI Ở CỘNG HOÀ DCND LÀO

Một phần của tài liệu Thỏa thuận trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại so sánh pháp luật của nước CHDCND lào với pháp luật của nước CHXHCN việt nam (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)