Về các quy định ghi nhận quyền yêu cầu của đương sự

Một phần của tài liệu Quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và thực tiễn thực hiện tại các tòa án trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 34 - 58)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Về các quy định ghi nhận quyền yêu cầu của đương sự

Theo quy định của pháp luật TTDS hiện hành, để bắt đầu một quá trình TTDS yêu cầu giải quyết tranh chấp, các cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện quyền khởi kiện VADS. Đây được coi là quyền rất cơ bản và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đương sự trong TTDS. Việc đương sự thực hiện quyền khởi kiện là cơ sở để bắt đầu một quá trình TTDS, đồng thời có ý nghĩa xác định tư cách đương sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong một VADS. Nghiên cứu các quy định của BLTTDS năm 2015 cho thấy quyền khởi kiện của các chủ thể đã được pháp luật quy định khá đầy đủ và chi tiết.

- Về chủ thể có quyền khởi kiện

Theo Điều 186 BLTTDS năm 2015 thì chủ thể thực hiện quyền khởi kiện gồm: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

Như vậy, chủ thể của quyền khởi kiện được thừa nhận trong pháp luật TTDS Việt Nam có thể phân chia thành các nhóm chủ thể như sau:

Nhóm chủ thể thứ nhất: Các chủ thể có quyền khởi kiện do quyền lợi của họ bị tranh chấp hoặc vi phạm hay có quyền lợi liên quan trong VDS;

Nhóm chủ thể thứ hai: Các chủ thể có quyền khởi kiện nhưng họ không có quyền lợi liên quan trong vụ kiện (nhóm chủ thể có quyền khởi kiện vì quyền, lợi ích hợp pháp của người khác).

Nhóm chủ thể thứ nhất: Các chủ thể có quyền khởi kiện do quyền lợi của họ bị tranh chấp hoặc vi phạm.

Về cơ bản, BLDS năm 2015 thừa nhận duy nhất hai loại quan hệ dân sự cơ bản là quan hệ về tài sản và quan hệ về nhân thân, nên quyền khởi kiện của các chủ thể trong trường hợp quyền lợi của họ bị tranh chấp, vi phạm có sự khác nhau do tính chất của quan hệ về tài sản và quan hệ về nhân thân khác nhau. Vì vậy, quyền khởi kiện của chủ thể có quyền lợi có thể phân chia thành những nhóm quyền nhỏ khác nhau như sau:

+ Quyền khởi kiện của chủ thể có quyền đối nhân, quyền đối vật trong các quan hệ tài sản:

Khi bên có nghĩa vụ đã không thực hiện nghĩa vụ của mình dẫn tới bên chủ thể có quyền phải cần tới sự can thiệp của công lý để buộc bên có nghĩa vụ phải thi hành nghĩa vụ của họ thì lúc này chủ thể có quyền trong quan hệ nghĩa vụ sẽ trở thành chủ thể có quyền khởi kiện trong TTDS. Các nghĩa vụ này có thể có nguồn gốc từ hợp đồng, hoặc do pháp luật quy định như hành vi pháp lý đơn phương, gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật, thực hiện công việc không có uỷ quyền. Do vậy, khi chủ thể mang quyền trong các quan hệ về hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc các quan hệ khác về nghĩa vụ thực hiện việc khởi kiện thì họ sẽ trở thành nguyên đơn dân sự trong vụ kiện.

+ Quyền khởi kiện của chủ thể có quyền nhân thân trong các quan hệ nhân thân:

Thông thường quyền này gắn liền với những cá nhân nhất định là chủ

thể của quan hệ nhân thân, chỉ những chủ thể mang quyền trong quan hệ nhân thân mới có thể trở thành đương sự với tư cách là nguyên đơn dân sự trong VADS. Cụ thể, nguyên đơn trong vụ kiện yêu cầu ly hôn là vợ hoặc người chồng; nguyên đơn trong vụ kiện xác định cha, mẹ cho con là người con và ngược lại; nguyên đơn là người cha, người mẹ trong vụ kiện xác định con cho cha, mẹ; người con chưa thành niên là đương sự với tư cách người có yêu cầu trong việc yêu cầu hạn chế quyền của mẹ, cha đối với con chưa thành niên.

+ Quyền khởi kiện của chủ thể thế quyền:

Về khoa học pháp lý, trong các quan hệ về tài sản, chủ thể của quan hệ nghĩa vụ là không thể thay đổi, cũng như không thể chuyển giao cho người khác. Tuy nhiên, thực tiễn đã xuất phát một số các trường hợp ngoại lệ, liên quan tới việc chuyển quyền theo quy định của pháp luật dân sự mà từ đó, pháp luật cho phép bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền khởi kiện cho người thế quyền. Khi bên có quyền khởi kiện chuyển giao quyền đó cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền khởi kiện và có thể đứng đơn kiện với tư cách là nguyên đơn dân sự để yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ.

+ Quyền khởi kiện của các chủ thể kế quyền

Việc kế thừa các quyền và nghĩa vụ trong các quan hệ tài sản được đặt ra đối với các trường hợp hợp nhất pháp nhân, sáp nhập pháp nhân, chia pháp nhân, tách pháp nhân, chuyển đổi hình thức của pháp nhân (các điều 88, 89, 90, 91, 92 BLDS năm 2015). Pháp nhân mới được kế thừa các quyền của pháp nhân trước đó có quyền khởi kiện đối với các chủ thể có nghĩa vụ để bảo vệ các quyền lợi của mình. Đối với trường hợp chủ sở hữu, người có quyền sử dụng đất hoặc chủ thể của các quan hệ hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã chết thì những người thừa kế của họ có quyền khởi kiện đối với các chủ thể chiếm hữu bất hợp pháp tài sản hoặc có nghĩa vụ. Đối với các

trường hợp nêu trên, chủ thể kế quyền thực hiện việc khởi kiện với tư cách là nguyên đơn trong vụ kiện.

Ngoài ra, trường hợp nguyên đơn là cá nhân chết khi đang tham gia vụ kiện hoặc đương sự là cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì các chủ thể có quyền kế thừa sẽ tiếp tục tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn.

+ Quyền khởi kiện của chủ thể mang quyền đối với người thứ ba

Theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành, khi xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án, nếu người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận vi phạm quy định pháp luật thì người được thi hành án hoặc Chấp hành viên có quyền yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án.18

Việc nghiên cứu cho thấy về vấn đề này tồn tại một bất cập như sau:

Khoản 1 Điều 74 Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định: “Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu Tòa án giải quyết thì chấp hành viên yêu cầu xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự”.

Như vậy, nếu người được thi hành án tiến hành khởi kiện để xác định quyền sở hữu của người có nghĩa vụ với mình thì việc khởi kiện là hợp lý và họ tham gia với tư cách là nguyên đơn trong vụ án. Tuy nhiên, trường hợp người khởi kiện là chấp hành viên thì việc xác định tư cách tham gia tố tụng như thế nào? Vấn đề này chưa có sự thống nhất dưới cả góc độ luật thực định và thực

18Điều 74 Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014

tiễn áp dụng, đặc biệt khi trong đường lối xét xử của TANDTC khẳng định:

Địa vị tố tụng của đương sự trong một vụ kiện phản ảnh quan hệ giữa các đương sự với nhau trong một quan hệ pháp luật nhất định nào đó: Người có quyền lợi bị xâm phạm trước Tòa án với tư cách là nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc phải chịu trách nhiệm tham gia vụ kiện ở vị trí bị đơn”19. Đặt trong mối quan hệ giữa các đương sự và từ khái niệm đương sự trong BLTTDS năm 2015 không thể xác định được tư cách tham gia tố tụng của chấp hành viên. Trong một vụ kiện, theo quan niệm truyền thống sẽ hình thành hai bên đương sự đối lập là nguyên đơn và bị đơn. Nếu xác định chấp hành viên là nguyên đơn thì ai là bị đơn trong khi thông thường bị đơn phải có quyền lợi, nghĩa vụ đối lập với nguyên đơn? Càng không thể xác định chấp hành viên tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện. Nếu vậy chấp hành viên khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho người được thi hành án hay người phải thi hành án?

Mặt khác, thông thường để xác định tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ kiện, Tòa án thường dựa vào tính chất của vụ kiện hoặc quan hệ pháp luật có tranh chấp để xác định chủ thể có quyền khởi kiện và chủ thể có quyền bị kiện. Nhưng nếu áp dụng cụ thể đối với trường hợp chấp hành viên khởi kiện vụ án thì không thể xác định được. Có ý kiến nhận định, nhà làm luật cho phép chấp hành viên có quyền yêu cầu Tòa án xác định quyền sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung của người khác là xâm lấn quyền định đoạt của người được thi hành án và sẽ gây ra không ít tranh luận về việc xác định tư cách tố tụng của chấp hành viên trong vụ kiện20.

Khoản 2 Điều 68 BLTTDS năm 2015 có quy định về trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện VADS để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng,

19 Công văn số 5 – NCPL ngày 29/6/1966 của Tòa án nhân dân tối cao về tư cách bị đơn trong vụ kiện dân sự

20 Trần Anh Tuấn, “Quyền khởi kiện và việc xác định tư cách tham gia tố tụng”, Tạp chí Tòa án nhân dân, kỳ 1 tháng 12, số 23/2008, tr.18

lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.

Thiết nghĩ, quy định này nếu áp dụng trong trường hợp đã nêu chỉ hợp lý khi việc khởi kiện để kê biên tài sản sung quỹ nhà nước hoặc thu hồi tiền án phí.

Như vậy, trong trường hợp này, chủ thể được quyền khởi kiện phải là cơ quan thi hành án để bảo vệ lợi ích nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách.

Nhóm chủ thể thứ hai: Các chủ thể có quyền khởi kiện nhưng họ không có quyền lợi liên quan trong vụ kiện (nhóm chủ thể có quyền khởi kiện vì quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hay lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng).

+ Quyền khởi kiện với tư cách là người đại diện hợp pháp của nguyên đơn Về nguyên tắc chủ thể có quyền lợi trong vụ kiện đã thực hiện việc khởi kiện hay được người khác khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho họ được coi là nguyên đơn. Người khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của người khác, tuỳ trường hợp sẽ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo pháp luật hay đại diện theo uỷ quyền.

+ Quyền khởi kiện của các chủ thể không có quyền lợi trong vụ việc với tư cách nguyên đơn

Về nguyên tắc, nguyên đơn phải là chủ thể được giả thiết có quyền lợi bị tranh chấp hay vi phạm. Tuy nhiên, luật thực định thừa nhận quyền khởi kiện VADS của các cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách với tư cách nguyên đơn của các chủ thể này (Điều 68, Điều 187 BLTTDS năm 2015).

- Về điều kiện thực hiện quyền khởi kiện

Để hài hòa giữa bảo đảm thực hiện quyền yêu cầu của đương sự và tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án trong giải quyết VVDS, pháp luật đã quy định

các điều kiện để thực hiện quyền yêu cầu cũng như những trường hợp cụ thể mà Tòa án có quyền trả lại đơn khởi kiện cho đương sự:

Th nht,đáp ứng điều kiện về hình thức, nội dung của đơn kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn.

Người khởi kiện phải làm đơn khởi kiện đáp ứng các điều kiện luật định.

Về nội dung đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, BLTTDS năm 2015 tiếp tục kế thừa các quy định của BLTTDS năm 2004 và có bổ sung quy định làm rõ nội dung đơn khi tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp, thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp nhằm phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Khoản 5 Điều 189 BLTTDS năm 2015 quy định kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Câu hỏi đặt ra là: Trường hợp khi nộp đơn khởi kiện, người khởi kiện không nộp kèm theo bất cứ tài liệu, chứng cứ gì để chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thì Tòa án có thụ lý vụ án hay không?

Giải đáp số 01/GĐ-TANDTC ngày 25/07/2016 đã kịp thời có giải đáp vướng mắc này, theo đó, về nguyên tắc, khi nộp đơn khởi kiện thì người khởi kiện phải gửi kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Trường hợp người khởi kiện không nộp kèm theo bất cứ tài liệu, chứng cứ gì để chứng minh thì phải có văn bản tường trình, giải thích lý do không có tài liệu, chứng cứ để nộp cho Tòa án hoặc không thể thu thập được tài liệu, chứng cứ và yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ.

Trường hợp lý do việc không nộp được tài liệu, chứng cứ là chính đáng thì Tòa án tiến hành thụ lý vụ án và thực hiện việc thu thập tài liệu, chứng cứ

theo quy định tại khoản 2 Điều 97 BLTTDS năm 2015.21

Th hai, đảm bảo về thẩm quyền xét xử của Tòa án, để giải quyết đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, tránh mất thời gian, chủ thể cần gửi hồ sơ khởi kiện, hồ sơ yêu cầu đến đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

Việc xác định thẩm quyền giải quyết của vụ án phải tuân thủ đúng, đủ các tiêu chí xác định thẩm quyền:

+ Xác định những VVDS thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (từ Điều 26 đến Điều 33 BLTTDS năm 2015);

+ Xác định thẩm quyền của Tòa án nhân dân, Tòa chuyên trách theo cấp Tòa án (Điều 35 đến Điều 38 BLTTDS năm 2015)

+ Xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ hay theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu (Điều 39, 40 BLTTDS năm 2015)

Về cơ bản, BLTTDS năm 2015 có những quy định khá tương đồng so với BLTTDS năm 2004. Tuy nhiên, tại các Điều 26, 28, 30 và 32, thì BLTTDS năm 2015 có mở rộng thêm những tranh chấp theo các lĩnh vực sẽ thuộc thẩm quyền xét xử, giải quyết của Tòa án. Việc mở rộng này thực chất là để phù hợp với các quy định trong pháp luật nội dung. Tương tự như vậy, tại các Điều 36 và 38 BLTTDS năm 2015 có quy định về thẩm quyền của Tòa chuyên trách Tòa án cấp huyện và Tòa án chuyên trách Tòa án cấp tỉnh. Việc quy định này cũng để phù hợp với quy định về tổ chức và hoạt động của Tòa án theo Luật tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân năm 2014. Các quy định mới về thẩm quyền, đặc biệt các quy định về thẩm quyền theo loại việc tại các khoản cuối cùng từ Điều 26 đến Điều 33 BLTTDS năm 2015 theo hướng nếu pháp luật không có quy định vụ việc thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức khác thì Tòa án sẽ có thẩm quyền đã bảo đảm tốt hơn quyền

21 Văn bản 01/GĐ-TANDTC năm 2016 giải đáp vấn đề về hình sự, tố tụng hình sự, dân sự, tố tụng dân sự do Tòa án nhân dân tối cao ban hành, mục IV.5.

yêu cầu của chủ thể trong việc bảo vệ quyền lợi của mình.

Th ba, cần phải tuân theo quy định về thủ tục tiền tố tụng, hòa giải bắt buộc trước khi gửi vụ việc đến Tòa án đối với một số vụ việc nhất định. Căn cứ vào Điều 202 Luật đất đai năm 2013, thì một số tranh chấp đất đai bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải ở cơ sở (Ủy ban nhân dân cấp xã) trước khi đưa ra Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, trên tinh thần của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành cũng chỉ giới hạn điều kiện hòa giải tiền tố tụng có tính bắt buộc đối với việc tranh chấp về ai là người có quyền sử dụng đất22. Hay như Điều 201 Bộ luật lao động năm 2012 quy định tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ 05 trường hợp pháp luật lao động quy định.

Th tư, VADS chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định của Tòa án hay quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại23. Đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp: người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu

22 Khoản 3 Điều 8 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS

23Điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015

Một phần của tài liệu Quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và thực tiễn thực hiện tại các tòa án trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 34 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)