Về các quy định bảo đảm quyền yêu cầu của đương sự

Một phần của tài liệu Quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và thực tiễn thực hiện tại các tòa án trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 58 - 69)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Về các quy định bảo đảm quyền yêu cầu của đương sự

2.2.1. Quy định v quyn nh người bo v quyn li, quyn được tr giúp pháp lý

Thực tế tại Việt Nam cho thấy, phần đông người dân khi tham gia quan hệ pháp luật TTDS không có kinh nghiệm, kiến thức pháp lý cần thiết để thực hiện quyền tự bảo vệ trong lĩnh vực pháp luật dân sự mà trong lĩnh vực này hệ thống pháp luật có rất nhiều các văn bản khác nhau nhưng lại thiếu sự hoàn chỉnh, các quy định thì chồng chéo, phức tạp. Hơn nữa không phải lúc nào đương sự cũng có thể trực tiếp tham gia tiến trình tố tụng để tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nhất là khi họ bị hạn chế về sức khỏe, tuổi tác, khả năng đi lại… Do đó, nhu cầu quyền bảo vệ được thực hiện bởi người khác có sự am hiểu pháp luật như luật sư, luật gia, chuyên viên pháp lý… đã nảy sinh như một yêu cầu khách quan của thực tiễn. Sự ghi nhận quyền nhờ người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự còn có tác dụng làm cho các cán bộ Tòa án thận trọng, khách quan, tôn trọng pháp luật hơn.

Theo quy định tại Điều 75 BLTTDS năm 2015 thì: “người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự”. Cũng theo quy định tại Điều này thì, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể là luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc bất cứ người nào khác đáp ứng điều kiện pháp luật.

Việc pháp luật quy định cho đương sự có quyền này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi thông thường khi đương sự nhờ người khác bảo vệ quyền lợi cho mình thì người đó phải có sự am hiểu pháp luật nhất định, một mặt họ sẽ giúp cho đương sự có những nhận thức cơ bản về pháp luật, đồng thời bảo đảm cho đương sự thực hiện các quyền tố tụng một cách đầy đủ.

Khoản 5 Điều 75 BLTTDS năm 2015 quy định: “sau khi kiểm tra giấy tờ và thấy người đề nghị có đủ điều kiện làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, Tòa án phải vào sổ đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và xác nhận vào giấy yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự”. Câu hỏi đặt ra là: trường hợp này Chánh án hay Thẩm phán được phân công sẽ thực hiện việc đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự?

Giải đáp số 01/GĐ-TANDTC ngày 25/07/2016 đã có giải đáp vướng mắc này, theo đó, trường hợp sau khi nhận được đơn khởi kiện mà chưa phân công Thẩm phán thì Chánh án thực hiện việc đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; trường hợp đã phân công Thẩm phán giải quyết thì Thẩm phán được phân công thực hiện việc đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự29.

2.2.2. Quy định v kim sát thông báo tr li đơn khi kin

Theo quy định tại khoản 2 Điều 168 BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung 2011: “khi trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Tòa án phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp”. Văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện trên thực tế chính là Thông báo trả lại đơn khởi kiện của Tòa án.

Tuy nhiên, theo quy định này, hoạt động kiểm sát Thông báo trả lại đơn khởi kiện của Tòa án chỉ dừng lại ở mức độ kiểm tra về hình thức của hoạt động trả lại đơn, tức là kiểm tra xem Tòa án có ra văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện không? Còn thực chất, với cách quy định này, Viện kiểm sát không có cơ sở pháp lý để kiểm tra xem lý do trả lại đơn được nêu trong văn bản của Tòa án có đúng căn cứ, quy định pháp luật không? Bởi vì, thực tế khi Tòa án trả

29 Văn bản 01/GĐ-TANDTC năm 2016 giải đáp vấn đề về hình sự, tố tụng hình sự, dân sự, tố tụng dân sự do Tòa án nhân dân tối cao ban hành, mục IV.1.

lại đơn khởi kiện thì cũng trả lại toàn bộ tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện. Muốn biết được lý do trả lại đơn có đúng quy định hay không, Kiểm sát viên phải nghiên cứu toàn bộ tài liệu, chứng cứ gửi kèm theo đơn khởi kiện. Nhưng khi nhận được Thông báo trả lại đơn khởi kiện, Kiểm sát viên dẫu có muốn cũng không thể nghiên cứu được vì Tòa án không còn lưu giữ những tài liệu đó. Vì vậy, không thể đánh giá được, hoạt động trả lại đơn khởi kiện của Tòa án có chính xác, có căn cứ pháp luật không.

Do đó, phải nhìn nhận một cách khách quan là trước khi BLTTDS năm 2015 có hiệu lực thi hành, việc kiểm sát hoạt động trả lại đơn khởi kiện của Tòa án vẫn chỉ được thực hiện một cách hình thức.

Khắc phục được bất cập lớn nhất của Điều 168 BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung 2011, khoản 2 Điều 194 BLTTDS năm 2015 đã bổ sung thêm thủ tục mới: “Đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ mà Thẩm phán trả lại cho người khởi kiện phải được sao chụp và lưu tại Tòa án để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu”.

Theo quy định này, Thẩm phán buộc phải sao chụp và lưu tại Tòa án toàn bộ đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đã trả lại cho người khởi kiện. Như đã phân tích ở trên, toàn bộ khó khăn vướng mắc do thiếu cơ sở pháp lý để Viện kiểm sát nâng cao chất lượng kiểm sát hoạt động trả lại đơn khởi kiện của Tòa án đã được tháo gỡ. Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát hoàn toàn có thể nghiên cứu hồ sơ lưu tại Tòa án để xem xét, đánh giá tính hợp pháp, có căn cứ của việc Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện. Chỉ có như vậy, Viện kiểm sát mới thực hiện được một cách hiệu quả và thực chất quyền năng kiến nghị của mình để hoạt động trả lại đơn khởi kiện của Tòa án được thẩm định, kiểm tra lại một lần nữa, bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng.

2.2.3. Quy định v min, gim tm ng án phí, án phí

Khi Tòa án giải quyết VVDS, các đương sự phải chịu án phí, lệ phí

theo quy định của pháp luật, tùy theo loại VVDS, trên cơ sở lợi ích, mức lỗi của họ trong quan hệ pháp luật Tòa án giải quyết trong VVDS. Tuy vậy, do tính chất của từng loại vụ việc và điều kiện kinh tế của đương sự, trong một số trường hợp pháp luật quy định miễn, giảm việc nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí và tiền án phí, lệ phí cho họ.

Miễn, giảm tiền tạm ứng án phí, án phí thể hiện tính nhân đạo của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân đều có thể tiếp cận công lý, hạn chế các trường hợp vì lý do tài chính mà Tòa án không thụ lý vụ án, làm cho quyền lợi hợp pháp của người dân không được đảm bảo, quyền khởi kiện không được thực hiện trên thực tế.

Hiện nay, việc miễn, giảm án phí, lệ phí được thực hiện theo quy định tại Điều 150 BLTTDS năm 2015 và các điều từ Điều 12 đến Điều 16 của Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án (Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14). Theo đó, có 05 (năm) trường hợp được miễn nộp án phí, tạm ứng án phí như sau:

+ Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;

+ Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;

+ Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

+ Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân

phẩm, uy tín;

+ Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ (Những trường hợp này còn được miễn các khoản tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án).

Trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp mà bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp thuộc trường hợp được miễn nộp tiền án phí thì Tòa án chỉ xem xét miễn án phí đối với phần mà người thuộc trường hợp được miễn phải chịu theo quy định, của Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14. Phần án phí, lệ phí Tòa án mà người đó nhận nộp thay người khác thì không được miễn nộp.

2.2.4. Quy định v trách nhim ca Tòa án trong vic đảm bo thc hin quyn yêu cu Tòa án bo v quyn và li ích hp pháp ca đương s

“Tòa án không được từ chối giải quyết VVDS vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” (khoản 2 Điều 4 BLTTDS năm 2015) là một điểm mới của BLTTDS năm 2015 nói chung, của nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nói riêng. Theo đó, VVDS chưa có điều luật để áp dụng là VVDS thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm VVDS đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.

Việc quy định “Tòa án không được từ chối giải quyết VDS vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân một cách kịp thời và triệt để, ngay cả trong trường hợp tranh chấp dân sự đó chưa có quy định của pháp luật điều chỉnh. Với hệ thống pháp luật

còn chưa hoàn thiện của chúng ta, không phải lúc nào cũng dự lường hết được những tình huống, quan hệ xã hội phát sinh trên thực tế, nhất là quan hệ trong lĩnh vực dân sự không ngừng biến động và phát triển. Do đó, nếu vì lý do chưa có quy định pháp luật điều chỉnh mà Tòa án từ chối yêu cầu giải quyết của cá nhân, pháp nhân thì quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân không thể được bảo vệ một cách tốt nhất. Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 đã quy định rất rõ nhiệm vụ của TAND là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Ngoài ra, trong lĩnh vực dân sự, ở nhiều nước trên thế giới thường áp dụng nguyên tắc “bất khẳng thụ lý”; tức là, Tòa án không được từ chối giải quyết các vụ, VDS kể cả trong trường hợp chưa có quy định của luật. Điều 4 của Bộ luật Napoléon năm 1803-1804 (tên chính thức đến ngày nay là Bộ luật Dân sự Pháp) cũng có cách tiếp cận tương tự khi quy định “Thẩm phán nào từ chối thụ lý xét xử một vụ việc, viện dẫn lý do luật không có quy định, quy định tối nghĩa, không rõ, sẽ phải chịu trách nhiệm vì từ chối công lý”.

Để giải quyết được những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết các VVDS, những tranh chấp phát sinh nhưng chưa có điều luật để áp dụng thì BLTTDS năm 2015 đã cho phép Tòa án áp dụng tập quán hoặc áp dụng tương tự pháp luật và áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết; từ đó sẽ giải quyết được triệt để các tranh chấp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Theo đó, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung một điểm mới tại Điều 45 quy định về nguyên tắc giải quyết VVDS trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng như sau:

Tòa án áp dụng tập quán để giải quyết VVDS trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Tập quán không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của BLDS

năm 2015. Khi yêu cầu Tòa án giải quyết VVDS này, các đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng. Tòa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán bảo đảm đúng quy định tại Điều 5 của BLDS năm 2015. Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh VVDS (khoản 1 Điều 45 BLTTDS năm 2015). Tập quán áp dụng phải là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.

Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng theo quy định tại Điều 5 của BLDS năm 2015 và khoản 1 Điều 45 BLTTDS năm 2015 thì Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết VVDS. Khi áp dụng tương tự pháp luật, Tòa án phải xác định rõ tính chất pháp lý của VVDS, xác định rõ ràng trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh quan hệ đó và xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự (khoản 2 Điều 45 BLTTDS năm 2015).

Cuối cùng, khi không thể áp dụng tập quán, tương tự pháp luật theo quy định tại Điều 5 và khoản 1 Điều 6 của BLDS năm 2015, khoản 1 và khoản 2 Điều 45 BLTTDS năm 2015 thì Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết VVDS.

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 của BLDS năm 2015.

Việc sử dụng nguồn luật án lệ đã trở thành một yêu cầu tất yếu đối với mọi hệ thống Tòa án ở các nước trên thế giới. Ở các quốc gia thông luật, án lệ được xem là nguồn luật chủ yếu, đặc biệt ở Anh nguồn luật án lệ được áp

dụng triệt để nhất. Các quốc gia thuộc hệ thống dân luật cũng rất chú trọng việc sử dụng án lệ như là nguồn bổ trợ cho nguồn văn bản pháp luật bằng hình thức tuyển tập xét xử của tòa tối cao. Vậy cho nên việc pháp luật Việt Nam cho phép sử dụng án lệ để giải quyết các vụ án là phù hợp với xu hướng tố tụng của thế giới. Ở Việt Nam, án lệ được Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong giải quyết VVDS khi đã được Hội đồng Thẩm phán TANDTC lựa chọn và được Chánh án TANDTC công bố. Hiện nay, 06 án lệ đã được Chánh án TANDTC công bố ngày 06/4/2016 và 04 án lệ tiếp theo được công bố ngày 17/10/2016 góp phần giải quyết khá hiệu quả như một văn bản mẫu để các Tòa án tham khảo và áp dụng.

Đối với lẽ công bằng thì được xác định trên cơ sở lẽ phải, được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong VVDS đó (khoản 3 Điều 45 BLTTDS năm 2015). Như vậy, lẽ công bằng không phải là hoặc không chỉ là lương tâm hay nhận thức của cá nhân các thẩm phán, mà nó được khuôn định bởi quy định như điều luật vừa viện dẫn. Hội đồng Thẩm phán TANDTC từng vận dụng lẽ công bằng khi giải quyết tranh chấp liên quan đến việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài bỏ tiền mua nhà đất, sau đó nhờ người ở trong nước đứng tên. Quyết định giám đốc thẩm số 27 ngày 8/7/2010 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao về vụ án “tranh chấp đòi lại tài sản” tại tỉnh Sóc Trăng (được lựa chọn là một trong sáu án lệ đầu tiên) cũng áp dụng lẽ công bằng để giải quyết án.

Khi áp dụng quy định tại Điều 4 BLTTDS năm 2015, một câu hỏi được đặt ra là “Tòa án không được từ chối giải quyết VVDS vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” có đồng nghĩa với “Tòa án giải quyết tất cả VVDS mà đương sự yêu cầu” không? Ví dụ A và B là vợ chồng, A thích anh hàng xóm và đòi ly hôn với B thì B có quyền khởi kiện anh hàng xóm vì đã phá vỡ hạnh phúc gia đình mình không? Hay Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện đòi cầu Thăng

Một phần của tài liệu Quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và thực tiễn thực hiện tại các tòa án trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 58 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)