7. Kết cấu của luận văn
3.2. Một số kiến nghị về quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích
3.2.2. Kiến nghị thực hiện pháp luật về quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
- Cần tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tiếp nhận hồ sơ khởi kiện tại các Tòa án
Để các quy định về việc nộp đơn và thụ lý đơn trực tuyến thực sự phát huy tác dụng và có hiệu quả cao nhất khi đi vào thực tiễn. Đề nghị trong thời gian tới, ngành tư pháp cần tiếp tục nghiên cứu, xem xét giải quyết những vướng mắc như sau:
32 Khoản 4 Điều 13 BLTTDS năm 2015
Một là,đẩy mạnh việc xây dựng Cổng thông tin điện tử tại các đơn vị TAND hai cấp (tỉnh và huyện) để kịp thời tiếp nhận mọi nguồn đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự.
Hai là,đảm bảo sự vận hành thông suốt và an ninh của Cổng thông tin điện tử nhằm khắc phục hiện tượng trang web không thể truy cập được hoặc bị sao chép, “đánh cắp” thông tin.
- Tăng cường nhân lực, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của Thẩm phán
Để đảm bảo thực hiện quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thì năng lực, trình độ, sự am hiểu của Thẩm phán thụ lý là hết sức quan trọng. Thẩm phán thụ lý yêu cầu phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cũng như về tinh thần trách nhiệm cao trong việc hỗ trợ đương sự thực hiện quyền yêu cầu của mình. Do vậy, cần phải thường xuyên tổ chức tập huấn, trao đổi về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ giữa các Thẩm phán để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Đối với từng vụ việc cụ thể thì Thẩm phán phải có kinh nghiệm xác định quan hệ pháp luật tranh chấp, nắm vững các quy định của pháp luật TTDS và pháp luật có liên quan để tránh việc trả lại đơn khởi kiện hoặc tiếp nhận, thụ lý đơn khởi kiện không đúng làm tổn hại đến quyền lợi của đương sự. Ngoài ra, Thẩm phán cần nắm được đặc điểm về trình độ, tâm lý, hành vi, thói quen của đương sự để giải thích một cách cặn kẽ nhưng thật đơn giản và dễ hiểu cho đương sự về những vấn đề liên quan đến việc khởi kiện.
Tòa án hai cấp tỉnh Thái Bình cần bố trí cán bộ tiếp nhận, giải quyết đơn khởi kiện cho phù hợp với năng lực, trình độ và từng loại vụ án khác nhau để có thể đáp ứng được số lượng VADS ngày một tăng. Đồng thời cần chú trọng công tác tuyển dụng cán bộ, bổ nhiệm Thẩm phán, lựa chọn những người có chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt. Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ, phối
hợp của các cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh, huyện trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ Tòa án trên địa bàn tỉnh tham gia các khóa học, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao năng lực và được đi thực tế.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho người dân
Cùng với việc hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng về quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho người dân cũng cần được quan tâm đẩy mạnh, nhất là những người dân ở vùng cách xa Tòa án hay nơi mà người dân ít được tiếp cận với các phương tiện điện tử hiện đại, mạng internet. Bởi việc giải quyết VVDS tại Tòa án không chỉ yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nắm chắc và áp dụng đúng các quy định của pháp luật mà còn yêu cầu đương sự hiểu biết về pháp luật. Đặc biệt, trong hoàn cảnh BLTTDS năm 2015 mới được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/7/2016, cần có kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật để người dân biết về những quy định cơ bản, những điểm mới đáng chú ý của văn bản.
Cụ thể, trong giáo dục, tuyên truyền và phổ biến pháp luật TTDS cần tập trung làm cho mọi người nhận thức được các quy định của BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành về trình tự, thủ tục khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết VDS; các quyền, nghĩa vụ TTDS khi tham gia tố tụng tại Tòa; nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc cung cấp chứng cứ, tài liệu cho Tòa án; nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng… Từ việc đương sự nắm được các quy định của pháp luật, đương sự sẽ chủ động hơn trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình, đảm bảo chủ động thực hiện tốt hơn quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Bên cạnh việc tăng cường công tác phổ biến tuyên truyền pháp luật hiện
hành qua các hoạt động phát thanh, truyền hình, qua công tác xét xử, tủ sách pháp luật… thì đối với các vùng nông thôn, nhất là vùng biển cần lựa chọn những hình thức thích hợp như phát sách, tài liệu tuyên truyền, tổ chức nói chuyện về pháp luật liên quan đến quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ nếu họ thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm như chủ thể có quyền khởi kiện, mẫu đơn khởi kiện, các điều kiện khởi kiện, các trình tự thủ tục cần phải thực hiện khi khởi kiện, quyền khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện…
Ngoài ra, mẫu đơn khởi kiện, đơn yêu cầu cần chuyển về cán bộ tư pháp xã để có thể hướng dẫn kịp thời và nhanh chóng cho dân khi thực hiện việc khởi kiện tránh trường hợp đương sự đi hàng chục cây số đến Tòa để nộp đơn nhưng do hồ sơ chưa đầy đủ, mẫu đơn không đúng, không đủ nội dung mà phải về bổ sung. Tuy nhiên, để thực hiện được việc này, bản thân cán bộ tư pháp xã cũng phải được đào tạo các kiến thức cơ bản về mẫu đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, các trường hợp bắt buộc phải hòa giải cơ sở tại Ủy ban nhân dân xã trước khi gửi đơn đến TAND, cũng như thủ tục tiến hành tố tụng tại Tòa án…
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong Chương 3, tác giả phân tích các kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thực hiện quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, thực tiễn xét xử tại các Tòa án trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Do BLTTDS năm 2015 mới chỉ phát sinh hiệu lực từ ngày 01/7/2016, do đó, thực trạng được phân tích trên đây là sự tổng kết quá trình thi hành BLTTDS năm 2004 và BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 cho đến BLTTDS năm 2015.
Trên cơ sở phân tích thành tựu cũng như tồn tại trong các quy định của pháp luật hiện hành về quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và thực tiễn thực hiện tại các Tòa án trên địa bàn tỉnh Thái Bình, tác giả cũng chỉ ra các nguyên nhân phát sinh những tồn tại kể trên.
Theo đó, những tồn tại trong quá trình thực hiện quyền yêu cầu nói trên xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau: hệ thống pháp luật chưa chặt chẽ, tổ chức và hoạt động của Tòa án còn nhiều hạn chế, nhận thức pháp luật của đương sự chưa cao… Từ đó, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này, nâng cao hiệu quả công tác thực hiện quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS.