Kinh nghiệm phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở thị xã hƣơng trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI

1.4. Kinh nghiệm phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở một số địa phương trong nước và bài học cho thị xã Hương Trà

1.4.1. Kinh nghiệm phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở một số địa phương trong nước

1.4.1. Kinh nghiệm phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở một số địa phương trong nước

1.4.1.1. Kinh nghiệm ở huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

Xác định phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện, thời gian qua huyện Cẩm Khê đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện từ huyện đến cơ sở. Nhờ đó, kết cấu hạ tầng toàn huyện đã có nhiều thay đổi đáng kể, tạo đà cho huyện phát triển bền vững.

Để chủ trương chung đến gần với người dân, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhờ đó nhận thức của người dân về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng được nâng lên. Huyện cũng tranh thủ các nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, huy động các nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng. Lựa chọn các công trình vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa đảm bảo phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân để ưu tiên đầu tư. Từ đó, việc xây dựng kết cấu hạ tầng đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, toàn diện và nhận được sự đồng thuận của nhân dân. Trong năm 2016, tổng nguồn vốn đầu tư được phê duyệt 126,6 tỷ đồng. Trong đó vốn từ ngân sách Trung ương, tỉnh gần 70 tỷ đồng, vốn đầu tư chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững 25,7 tỷ đồng, vốn đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 32,8 tỷ đồng. Trong năm, Uỷ ban nhân dân huyện đã giải ngân, quyết toán 75 công trình với tổng mức đầu tư 102,7 tỉ đồng. Hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư phát triển khá nhanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản suất và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân trên địa bàn.

Trong đó, lĩnh vực giao thông được tập trung chỉ đạo, ưu tiên đầu tư phát triển để làm tiền đề phát triển các ngành, lĩnh vực khác và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Trong giai đoạn 2011 – 2015, tổng vốn phát triển giao thông là 497,3 tỷ đồng, đạt 99,7 % tổng nguồn vốn đầu tư. Trong đó có các công trình giao thông lớn được đầu tư qua huyện như: Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường vào khu công nghiệp huyện Cẩm Khê, đường tránh lũ bờ hữu sông Thao, nâng cấp cải tạo quốc lộ 32C, đường tỉnh lộ 313. Đã nâng cấp, cải tạo và làm mới các công trình hồ, đập, kè,

nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Các công trình giao thông, thủy lợi được hoàn thành và đưa vào sử dụng đã mang lại những lợi ích thiết thực cho nhân dân. Đến nay ở nhiều xã, các trục đường giao thông nông thôn đã được bê tông hóa tới từng ngõ xóm, đường giao thông nội đồng cũng được cứng hóa giúp công việc sản xuất thu hoạch nông sản được thuận lợi. Nhờ đầu tư có hiệu quả các công trình kết cấu hạ tầng mà tình hình kinh tế - xã hội huyện có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất tinh thần của người dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 18,31%, giá trị tăng thêm bình quân đầu người đạt 19,3 triệu/người/năm, sản lượng lương thực trên 47.000 tấn.

Có thể nói việc được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhiều công trình, dự án trọng điểm của huyện đã được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng, mang lại ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Các công trình dự án trên địa bàn huyện đã nhận được sự đồng thuận của nhân dân, nhân dân đã hiến 93.627 m2 đất làm đường giao thông; Diện mạo nông thôn của huyện nhờ đó có nhiều đổi mới, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên.

Trong thời gian tới, huyện tiếp tục xác định phát triển kết cấu hạ tầng là khâu đột phá, tạo nền tảng cơ bản thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Chú trọng công tác quản lý quy hoạch trong đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2020, hệ thống hạ tầng kinh tế – xã hội huyện tương đối đồng bộ và theo hướng hiện đại, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.4.1.2. Kinh nghiệm ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Xác định đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là đột phá quan trọng của nhiệm kỳ, thời gian qua, huyện Bố Trạch đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện từ huyện đến cơ sở. Nhờ đó, kết cấu hạ tầng toàn huyện, đặc biệt là khu vực nông thôn đã có nhiều thay đổi đáng kể.

Trên cơ sở đồ án quy hoạch chung của tỉnh, huyện Bố Trạch đã hoàn thành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Để chủ trương chung đến gần với người dân, huyện đã chú trọng công tác tuyên truyền, nhờ đó nhận thức của người dân về vai trò trách nhiệm của mình trong

việc đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội tại địa bàn dân cư ngày càng được nâng lên.

Điều đó được thể hiện rõ qua những việc làm cụ thể của người dân trong đóng góp xây dựng đường giao thông nông thôn, hệ thống kênh mương và hàng loạt các công trình phúc lợi công cộng khác.

Giai đoạn 2011-2015, huyện đã huy động được nhiều nguồn vốn khác nhau để tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngày càng đồng bộ. Tổng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khoảng 2.095 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho hạ tầng kinh tế chiếm trên 83%, hạ tầng xã hội chiếm gần 17%.

Với nguồn vốn này, huyện Bố Trạch ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực quan trọng, như: giao thông, thủy lợi, điện, hạ tầng nông thôn, đặc biệt quan tâm đến đầu tư cho các xã thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng lớn, tạo bước đột phá để phát triển kinh tế-xã hội, như: các dự án phát triển quỹ đất, các dự án giao thông, cấp nước, cấp điện, bưu chính viễn thông..., qua đó, tạo điều kiện thúc đẩy và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội toàn huyện.

Xác định hạ tầng giao thông đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, huyện ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông, đặc biệt là các tuyến đường liên thôn, liên xã. Nhờ đó, hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện tương đối đồng bộ, hệ thống đường bộ rải đều và đã được quy hoạch ổn định theo quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Đến nay hệ thống giao thông nông thôn được cứng hóa đạt 35 - 37%. Bên cạnh đó, bằng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tập trung, vốn ODA, vốn dân đóng góp, hệ thống công trình thủy lợi, một số hồ đập trên địa bàn đã được nâng cấp, cải tạo.

Chương trình kiên cố hóa hệ thống kênh mương đã được quan tâm đầu tư theo quy chế xây dựng nông thôn mới, đáp ứng tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ dân sinh. Hệ thống chợ, dịch vụ thương mại được đầu tư từ nguồn xã hội hóa ngày một hoàn thiện, nhiều chợ được nâng cấp, cải tạo đáp ứng được tiêu chuẩn quy định.

Ngoài ra, các công trình hạ tầng khác cũng đã được quan tâm đầu tư mới cũng như

nâng cấp. Hệ thống điện chiếu sáng, cấp nước, thông tin liên lạc đã từng bước đầu tư đồng bộ.

Song song với việc đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, thời gian qua, huyện Bố Trạch đặc biệt chú trọng phát triển hạ tầng xã hội. Giáo dục và đào tạo tiếp tục được tập trung đầu tư để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, mạng lưới trường, lớp học được mở rộng, cơ sở vật chất trường học được nâng lên đáng kể. Ngoài các công trình chính, huyện cũng đã ban hành thiết kế dự toán mẫu các công trình phụ trợ trường học cho các xã và nhà trường thực hiện nhằm chỉnh trang khuôn viên, hoàn thiện cơ sở vật chất thiết yếu khác theo tiêu chí trường chuẩn. Đến nay, trên địa bàn huyện có 53 trường đạt chuẩn quốc gia.

Mạng lưới y tế cơ sở, ngoài công trình chính về khám và điều trị đã có nhiều hạng mục khác được đầu tư. Việc nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm thêm trang thiết bị cho các trạm y tế xã và đào tạo nguồn nhân lực y tế cơ sở đã góp phần nâng cao hơn chất lượng dịch vụ y tế. Toàn huyện hiện có 32 cơ sở y tế phục vụ công tác khám và điều trị, 100% trạm y tế có bác sỹ, có 26/28 xã đạt tiêu chí y tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện Bố Trạch vẫn còn một số tồn tại, như:

đầu tư kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ; số tuyến đường huyện, đường liên xã chưa được cứng hóa còn nhiều; hệ thống giao thông đô thị và các vùng trọng điểm chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế; giao thông liên vùng chưa bảo đảm thông suốt trong mùa mưa, nhất là ở các khu vực thường xuyên bị ngập lụt và khu vực miền núi...

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội theo hướng đồng bộ, trong thời gian tới huyện Bố Trạch sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, như: hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Hoàn Lão và vùng phụ cận đến năm 2030, triển khai lập quy hoạch chi tiết các khu vực còn lại của thị trấn chưa được phê duyệt nhằm xây dựng và nâng cấp thị trấn Hoàn Lão lên đô thị loại IV và tiến tới thành lập thị xã Hoàn Lão; hoàn chỉnh quy hoạch phân khu đô thị du lịch Phong Nha tiến tới thành lập thị trấn Phong Nha; tập trung xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến cuối năm 2020 có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư và huy động tối đa mọi

nguồn lực để tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội toàn huyện.

Để hoàn thành các mục tiêu đó, huyện chú trọng tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền trong phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị; đẩy mạnh công tác quy hoạch; tập trung nguồn lực và nguồn vốn đầu tư; tăng cường công tác quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực. Mặt khác, Bố Trạch đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; làm tốt công tác tuyên truyền; quan tâm công tác bảo vệ môi trường ngay từ khi thẩm định, phê duyệt quy hoạch...

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở thị xã hƣơng trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)