Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở thị xã hƣơng trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Hương Trà là một đơn vị hành chính cấp thị xã nằm ở phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Huế,có diện tích tự nhiên 517,104 km2 và dân số 115.959 người (năm 2014); có 16 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 7 phường: Tứ Hạ, Hương Văn, Hương Xuân, Hương Vân, Hương Chữ, Hương An, Hương Hồ và 9 xã: Hương Toàn, Hương Vinh, Hương Phong, Hải Dương, Hương Thọ, Bình Thành, Bình Điền, Hương Bình và Hồng Tiến.

2.1.1. Điều kiện tự nhiên của thị xã Hương Trà 2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Hương Trà có tọa độ địa lý từ 107o36’30’’ đến 107o04’45’’ kinh độ Đông, từ 16o16’30’’ đến 16o36’30’’ vĩ độ Bắc; nằm trên tuyến hành lang Đông Hà - Huế, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ và đường sắt. Trung tâm hành chính - kinh tế - văn hóa của thị xã cách thành phố Huế 15km về phía Bắc. Thị xã Hương Trà được bao bọc bởi hai con sông lớn nhất tỉnh Thừa Thiên Huế là sông Hương và sông Bồ.

Do ở vào vị trí trung độ của tỉnh Thừa Thiên Huế nên Hương Trà tiếp giáp với nhiều huyện, thị xã và thành phố của tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía Bắc giáp huyện Quảng Điền và biển Đông, phía Tây giáp huyện Phong Điền, phía Đông giáp thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang, phía Nam giáp huyện A Lưới.

Trên địa bàn thị xã có Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc-Nam đi qua với chiều dài 10,34 km, tuyến đường tránh phía Tây thành phố Huế đi qua 19 km; quốc lộ 49A qua địa bàn 25,48 km nối thị xã với thành phố Huế và huyện miền núi A Lưới, quốc lộ 49B nối thành phố Huế với vùng đầm phá ven biển qua 2 xã Hương Phong vàHải Dương dài 9,16 km.

Thị xã Hương Trà có vị trí địa lý thuận lợi: tiếp giáp với thành phố Huế, nằm trên các trục giao thông quốc gia quan trọng, địa hình đa dạng có điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ du lịch, công nghiệp và sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp toàn diện, là hậu cứ quan trọng trong chiến lược an ninh - quốc phòng, đồng thời là cửa ngõ ra biển và có tuyến Quốc lộ dễ dàng thông thương với nước bạn Lào.

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình thị xã Hương Trà thấp dần từ Tây sang Đông, tạo thành 3 vùng tự nhiên tương đối rõ rệt:

Vùng đồi núi: gồm 5 xã là Hương Thọ, Bình Thành, Bình Điền, Hương Bình và Hồng Tiến: diện tích tự nhiên 313,326 km2, chiếm 60,6 % tổng diện tích toàn thị xã, địa hình có độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh.

Vùng đồng bằng: gồm 7 phường là Tứ Hạ, Hương Văn, Hương Xuân, Hương Vân, Hương Chữ, Hương An, Hương Hồ và 2 xã là Hương Toàn, Hương Vinh, diện tích tự nhiên 177,762 km2, chiếm 34,37% tổng diện tích toàn thị xã có địa hình tương đối bằng phẳng.

Vùng đầm phá và ven biển: gồm 2 xã là Hương Phong và Hải Dương, diện tích tự nhiên 26,016 km2,chiếm 5,03% tổng diện tích toàn thị xã.

2.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn - Khí hậu:

Thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, tương đối khắc nghiệt với hai mùa rõ rệt:

mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 có gió Tây Nam khô nóng; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

- Điều kiện thủy văn:

Các con sông trên địa bàn chịu ảnh hưởng của thủy triều, khi không có lũ: chế độ triều là bán nhật triều không đều .

Lượng mưa trung bình hàng năm biến đổi theo không gian từ 2.600 – 3200 mm; lượng bốc hơi nằm khoảng 1.000 mm/năm.

Ở vùng đầm phá của thị xã Hương Trà, thủy triều đầm phá do cảm ứng triều ngoài biển thông qua cửa Thuận An nên chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều đều với chu kỳ mỗi ngày 2 lần nước lên và 2 lần nước xuống.

2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản - Tài nguyên đất

Trong tổng số 51.710,47 ha diện tích đất tự nhiên, gồm các loại đất như sau: đất phù sa, đất đỏ vàng trên đá sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên sản phẩm dốc tụ, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đá granit, đất biến đổi do trồng lúa, đất bạc màu trơ sỏi đá, đất cát.

Đến nay, hầu hết tài nguyên đất của thị xã đã được huy động sử dụng vào các mục đích khác nhau. Tính chung, trong tổng diện tích tự nhiên là 51.710,47 ha, đã có 51.364,59 ha đất được đưa vào sử dụng, chỉ còn 345,88 đất chưa sử dụng (chiếm 0,67%). Cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Phân bổ diện tích đất theo mục đích sử dụng (năm 2014)

STT Chỉ tiêu Ký hiệu

Năm 2012 Năm 2014

Diện tích (ha)

% so tổng

số

Diện tích (ha)

% so tổng

số Tổng diện tích tự nhiên 51.853,40 100,00 51.710,47 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 38.964,98 75,14 39.996,74 77,35 2 Đất phi nông nghiệp LMU 12.423,56 23,96 11.367,85 21,98

* đất đô thị DDT 1260,53 - 1259,60 -

* đất khu dân cư nông thôn DNT 923,02 - 982,96 -

3 Đất chưa sử dụng DCS 464,86 0,9 345,88 0,67

(Nguồn: Phòng Tài nguyên - Môi trường thị xã Hương Trà) Vì vậy, vấn đề sử dụng đất trong thời gian tới chủ yếu là quy hoạch điều chỉnh phân bổ lại diện tích các loại đất theo mục đích để sử dụng hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng các loại đất.

- Tài nguyên nước

Trên địa bàn thị xã có hai con sông lớn chính chảy qua là sông Bồ và sông Hương. Lượng nước của hai con sông này phân bố không đều theo mùa trong năm.

Hương Trà có nhiều ao, hồ, bàu có diện tích rất lớn, phân bố rải rác, mặc dù khả năng chứa nước không lớn, song thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Phá Tam Giang có mặt nước lợ 739 ha. Là tiềm năng cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Các hồ thủy điện Hương Điền (sức chứa hơn 800 triệu m3 nước) và Bình Điền (dung tích 423,7 triệu m3 nước) không chỉ có tác dụng phục vụ phát điện, mà còn là nguồn nước tưới quan trọng, nhất là vào thời kỳ mùa khô.

- Tài nguyên rừng

Thảm thực vật rừng của Hương Trà khá phong phú, đa dạng. Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng trên địa bàn thị xã năm 2014 có 30.007,43 ha, chiếm 58,03 % diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất rừng sản xuất có 18.190,65 ha (chiếm 60,62% diện tích đất lâm nghiệp) và đất rừng phòng hộ có 11.816,79 ha (chiếm 39,38% diện tích đất lâm nghiệp).

- Tài nguyên biển và đầm phá

Hương Trà có 2 xã ven biển và đầm phá là Hải Dương và Hương Phong với 7 km bờ biển, giáp cửa biển Thuận Antạo thành ngư trường với khoảng 2.592,8 km2 mặt nước biển và 739 ha mặt nước đầm phá.

- Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản ở Hương Trà chủ yếu là đá các loại: mỏ đá vôi Văn Xá:

trữ lượng 230 triệu tấn, mỏ đá granit đen xám ở vùng núi Hương Thọ: trữ lượng 4,5 triệu tấn, đá xây dựng ở Bình Điền, Hương Vân, Hương Thọ: 3,56 triệu tấn, sét và caolin ở Hương Vân, Hương Hồ, Hương Văn, mỏ nước khoáng nóng thiên nhiên dưới lòng đất Thanh Phước, Hương Phong.

2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội của thị xã Hương Trà

Dân số trung bình của thị xã qua ba năm 2014-2016 có sự bến động rõ rệt theo chiều hướng tăng dần, cơ cấu dân số theo khu vực có thay đổi lớn, tỷ lệ khu vực thành thị tăng cao do thành lập thị xã Hương Trà và 7 phường khu vực nội thị. Nguồn lực lao động của thị xã Hương Trà rất dồi dào song phần lớn là lao động phổ thông, năng suất lao động chưa cao. Trong tương lai cần làm tốt công tác giải quyết việc làm cho người lao động đồng thời chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng lao động, trình độ chuyên môn cho người lao động

Thời gian qua, thị xã Hương Trà đã tập trung đầu tư xây mới và nâng cấp nhiều công trình như công trình cấp điện, nước, thủy lợi, giao thông, bưu chính viễn thông,... nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao nên nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Do đó, trong những năm tới cần tiếp tục đầu tư phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ. Và nhìn chung nền kinh tế của thị xã có bước tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp - nông nghiệp đạt 19,8%/năm. Tổng giá trị sản xuất năm 2016 tăng xấp xĩ 1,37 lần so với năm 2014. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 45,8%triệu đồng/người/năm cao hơn so với các năm trước.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế thị xã Hương Trà

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở thị xã hƣơng trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)