Bất ổn kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của bất ổn KINH tế vĩ mô đến đầu tư của DOANH NGHIỆP (Trang 21 - 26)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN LÝ LUẬN

2.1.2. Bất ổn kinh tế vĩ mô

Kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế ở góc độ tổng thể thông qua các chỉ tiêu tổng quát nhƣ sản lƣợng quốc gia, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp… Mục tiêu điều tiết vĩ

mô là: hiệu quả, công bằng, ổn định và tăng trưởng. Chính phủ điều tiết bằng các chính sách kinh tế:

 Chính sách tài khóa: chính sách thuế và chi ngân sách của chính phủ.

 Chính sách tiền tệ: Ngân hàng Trung ƣơng thay đổi lƣợng cung tiền tệ nhằm làm thay đổi lãi suất tiền tệ.

 Chính sách ngoại thương: tác động đến cán cân thương mại và cán cân thanh toán thông qua chính sách can thiệp và tỷ giá hối đoái và thuế xuất nhập khẩu…

Hiện nay chƣa có định nghĩa thống nhất cho vấn đề bất ổn kinh tế vĩ mô tại một nền kinh tế. Theo Azam (2001), bất ổn kinh tế vĩ mô là những biến động theo chiều hướng xấu đi đối với tình hình kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế. Theo Sameti và các tác giả (2012) cho rằng bất ổn kinh tế vĩ mô đƣợc đánh giá bởi các biến động của một tập hợp các biến số kinh tế vĩ mô bao gồm tăng trưởng, lạm phát, thâm hụt ngân sách, thâm hụt cán cân vãng lai và dự trữ ngoại hối.

Bất ổn kinh tế chính là trạng thái của nền kinh tế mà trong đó các chính sách tài khóa, tiền tệ của Chính phủ không đem lại tác dụng, dẫn đến các chỉ số của nền kinh tế nhƣ lạm phát, thất nghiệp tăng cao, chính điều này làm cho sản xuất trì trệ, đình đốn, sức mua của thị trường trong nước giảm, đời sống của người dân gặp khó khăn… Bất ổn kinh tế có thể mở ra cơ hội cho nền kinh tế trên một số khía cạnh: là liều thuốc thử quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh tế, các doanh nghiệp quản lý khoa học sẽ phát triển vững mạnh; là cơ hội để Chính phủ các nước nhận ra những hạn chế trong nền kinh tế để có các chính sách, công cụ điều chỉnh hợp lý; là cơ hội để cải thiện đời sống người dân đặc biệt là người dân nghèo chịu nhiều ảnh hưởng đến bất ổn kinh tế vĩ mô. Nhƣ vậy, bất ổn kinh tế vĩ mô gắn liền với sự chuyển biến xấu đi của các biến số kinh tế vĩ mô quan trọng trong nền kinh tế, đƣợc biểu hiện và theo dõi theo thời gian thông qua sự kết hợp các biến số, lạm phát, thâm hụt ngân sách, biến động tỷ giá, dự trữ ngoại hối…..

Bất ổn kinh tế vĩ mô phát sinh do hai nhóm nguyên nhân: các cú sốc từ bên ngoài

và sự không phù hợp của các chính sách kinh tế. Ngoài ra, bất ổn kinh tế vĩ mô cũng có thể phản ánh chính sách chưa phù hợp khi tương tác với các cú sốc bên ngoài. Nhóm nguyên nhân bên ngoài như: tình hình ngoại thương, luồng vốn từ nước ngoài tràn vào nền kinh tế, khủng hoảng kinh tế thế giới. Nhóm nguyên nhân bên trong chủ yếu từ các chính sách gồm có chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và sự phối hợp chính sách tài khóa – chính sách tiền tệ.

Bất ổn kinh tế có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và mức độ khác nhau: lạm phát tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp cao, lãi suất cho vay và lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh, thị trường ngoại hối thiếu cạnh tranh, thị trường bất động sản đóng băng, thâm hụt ngân sách, sản suất trì trệ đình đốn, sức mua trong nước giảm mạnh…

Từ đó cho thấy bất ổn kinh tế vĩ mô có nhiều biểu hiện khác nhau nên bài nghiên cứu dùng bốn proxy về mức độ dao động của bất ổn kinh tế vĩ mô: tổng sản phẩm quốc nội theo giá thực tế (GDP real), chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI – industrial produc- tion index), chỉ số lạm phát giá tiêu dùng (CPI – consumer price inflation), lãi suất bình quân thị trường của chỉ số chứng khoán Việt Nam (VNindex return), theo nghiên cứu của Baum và các tác giả (2005).

2.1.2.1. GDP

GDP (gross domestic product – tổng sản phẩm quốc nội): là giá trị bằng tiền của toàn bộ các sản phẩm cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ của một nước, tính trong khoảng thời gian nhất định thường là một năm. GDP được tính theo ba phương pháp:

 Theo phương pháp thu nhập: bằng tổng thu nhập được tạo ra trong nền kinh từ ba chủ thể là doanh nghiệp, hộ gia đình và chính phủ, và tương tác nhau qua thị trường hàng hóa và thị trường các yếu tố sản xuất.

 Theo phương pháp chi tiêu: là tổng chi tiêu của tất cả các khu vực của toàn bộ nền kinh tế. Chi tiêu từ chi tiêu cuối cùng của hộ gia đình, chi đầu tƣ của doanh nghiệp, chi tiêu chính phủ, xuất khẩu (chi của khu vực nước ngoài cho hàng hóa trong nước), nhập khẩu (chi cho khu vực trong nước cho hàng hóa nước ngoài).

 Theo phương pháp giá trị gia tăng: tính những cái doanh nghiệp sản xuất ra, phương pháp này còn được gọi là phương pháp sản xuất.

GDP thực hay còn đƣợc gọi là GDP theo giá so sánh, là GDP đƣợc tính theo giá của một năm nào đó đƣợc gọi là năm gốc, GDP thực giúp loại trừ yếu tố lạm phát.

Theo phương pháp tính GDP theo chi tiêu cho thấy đầu tư của doanh nghiệp góp phần làm gia tăng GDP trong chủ thể đóng góp là doanh nghiệp. Khi các giá trị tạo ra hay chi tiêu trong các chủ thể gia tăng sẽ thúc đẩy sự gia tăng GDP và tăng trưởng kinh tế. Bất ổn kinh tế vĩ mô diễn ra làm doanh nghiệp và các chủ thể trong nền kinh tế hạn chế chi tiêu, giá trị GDP giảm mạnh.

2.1.2.2. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI)

Chỉ số sản xuất công nghiệp (industrial production index – IPI) là chỉ tiêu quan trọng trong danh mục nhóm chỉ tiêu quốc gia. Là chỉ tiêu đánh giá tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp hàng tháng, quý, năm. Chỉ số ngày thường được tính dựa trên khối lƣợng sản phẩm sản xuất, nên còn đƣợc gọi là “chỉ số khối lƣợng sản phẩm công nghiệp”, là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh khái quát tình hình phát triển toàn ngành công nghiệp nói chung và tốc độ phát triển của từng sản phẩm, nhóm ngành sản phẩm nói riêng, đáp ứng nhu cầu thông tin của cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà đầu tư và các đối tƣợng dùng tin khác.

IPI là tỷ lệ phần trăm giữa khối lƣợng sản xuất công nghiệp tạo ra trong kỳ hiện tại với khối lƣợng sản xuất công nghiệp kỳ gốc. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế là toàn bộ giá trị sản phẩm do hoạt động sản xuất công nghiệp tạo ra tính theo giá tại thời kỳ tính giá trị sản xuất. Giá trị sản xuất công nghiệp là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ của các nhóm ngành công nghiệp thực hiện trong một thời kỳ nhất định. Giá trị sản xuất công nghiệp bao gồm: giá trị nguyên liệu, năng lƣợng, phụ tùng thay thế; chi phí dịch vụ sản xuất và khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền lương, tiền công lao động; thuế sản xuất và giá trị thặng dư tạo ra trong cấu thành giá trị sản phẩm. Chỉ số thực hiện dựa trên nguồn số liệu điều tra chọn mẫu các cơ sở

sản xuất đại diện cho sản xuất công nghiệp hàng tháng do Tổng Cục Thống kê thực hiện.

Chỉ số phản ánh tình hình phát triển của toàn ngành công nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp nói riêng. Khi doanh nghiệp gia tăng đầu tƣ, tạo ra nhiều sản phẩm sẽ góp phần thúc đẩy chỉ số đánh giá cho ngành phát triển. Khi bất ổn kinh tế diễn ra, các chủ thể trong nền kinh tế hạn chế chi tiêu làm hàng hóa tiêu thụ kém, doanh nghiệp hạn chế sản xuất làm chỉ tiêu IPI sụt giảm, doanh nghiệp hạn chế và trì hoãn đầu tƣ của doanh nghiệp.

2.1.2.3. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Chỉ số giá tiêu dùng – CPI (consumer price index): là chỉ số quan trọng mà một số nước thường lấy để đo tỉ lệ lạm phát và được xem là để đo lường chi phí liên quan đến rổ hàng hóa và dịch vụ cụ thể được người tiêu dùng mua. CPI dùng cùng một nhóm hàng hóa và dịch vụ của năm gốc (tức là năm 0) để thấy đƣợc sự biến động của giá qua các thời kỳ. Là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng hóa tiêu dùng theo thời gian. Là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát. CPI giúp theo dõi mức tăng giảm giá của hàng hóa tiêu dùng, các nhóm hàng quan trọng nhất có ảnh hưởng đến đời sống cũng nhƣ tâm lý của dân chúng. Nó phản ánh tình hình biến động và mức độ trƣợt giá trong ngắn hạn và dài hạn.

Chỉ số có nhiều biến động, người dân sẽ hạn chế tiêu dùng và chi tiêu dùng, làm cho hàng hóa sản xuất khó tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ hạn chế chi tiêu cho việc đầu tƣ, sản xuất. Khi chỉ số có biểu hiện tích cực sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng đầu tƣ và thúc đẩy kinh tế phát triển.

2.1.2.4. Suất sinh lợi thị trường của chỉ số chứng khoán Việt Nam (Stock market return)

Chỉ số đƣợc tính toán và công bố sau một phiên giao dịch, sự biến động về giá cổ phiếu sẽ làm thay đổi giá trị chỉ số, đồng thời được so sánh tăng giảm với phiên trước

bằng phần trăm. Chỉ số thị trường chứng khoán là một giá trị thống kê phản ánh tình hình của thị trường cổ phiếu. Nó được tổng hợp từ danh mục các cổ phiếu theo phương pháp tính nhất định. Thông thường, danh mục sẽ bao gồm các cổ phiếu có những điểm chung nhƣ cùng niêm yết tại một sở giao dịch chứng khoán, cùng ngành hay cùng mức vốn hóa thị trường. Chỉ số giá chứng khoán có thể được xem như là nền tảng và thước đo sự biến động cơ bản cho thị trường chứng khoán mà các thành phần tạo nên GDP từ chủ thể doanh nghiệp không bao gồm hoạt động đầu tư tài chính. Thị trường chứng khoán giúp doanh nghiệp huy động vốn đặc biệt là vốn nước ngoài.

Độ bất ổn của TTCK thường chỉ sự thay đổi, tăng giảm của giá chứng khoán trong một khoảng thời gian. Sự cách biệt giữa các mức giá chứng khoán càng lớn thì độ bất ổn của giá chứng khoán càng cao.

Tỷ suất sinh lợi của thị trường là lãi suất bình quân trên thị trường, là thu nhập nhà đầu tư kỳ vọng sẽ thu được trong tương lai trên mỗi đồng vốn đầu tư. Lợi nhuận kỳ vọng của một chứng khoán có quan hệ đồng biến với rủi ro của chứng khoán, nghĩa là nhà đầu tƣ kỳ vọng chứng khoán rủi ro cao sẽ có lợi nhuận cao và ngƣợc lại. Khi TTCK bất ổn nhà đầu tư sẽ hạn chế đầu tư và có xu hướng chuyển đầu tư sang kênh khác an toàn và ổn định hơn.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của bất ổn KINH tế vĩ mô đến đầu tư của DOANH NGHIỆP (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)