Chính sách kinh tế Nhà nước (Government Policy)

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của bất ổn KINH tế vĩ mô đến đầu tư của DOANH NGHIỆP (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN LÝ LUẬN

2.1.3. Chính sách kinh tế Nhà nước (Government Policy)

Nhân tố quyết định đầu tư: chính sách kinh tế Nhà nước, thị trường và sự cạnh tranh, chính sách huy động vốn, độ vững chắc tin cậy của sự đầu tƣ, sự tiến bộ của khoa học công nghệ, khả năng tài chính của doanh nghiệp, tính cách của chủ đầu tƣ. Lý thuyết nền của đề tài chủ yếu dựa trên kiến thức về kinh tế vĩ mô nhằm nghiên cứu những vấn đề mang tính tổng thể, tổng quát của nền kinh tế nhằm phân tích, mô tả, nhận định, giải thích các vấn đề kinh tế một cách khách quan và khoa học. Kiến thức kinh tế vĩ mô liên quan đến các chính sách của Chính phủ nhƣ: chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

2.1.3.1. Chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa là hệ thống các chính sách của chính phủ về tài chính, thường đƣợc hoạch định và thực hiện trong một niên khóa tài chính, nhằm tác động đến các định hướng phát triển của nền kinh tế, thông qua những thay đổi trong kế hoạch chi tiêu của chính phủ và chính sách thu ngân sách (chủ yếu là các khoản thu về thuế).

Mục tiêu của chính sách tài khóa: giảm sự dao động của chu kỳ kinh doanh, duy trì nền kinh tế ở mức sản lƣợng tiềm năng. Nguyên tắc thực hiện: khi nền kinh tế suy thoái (áp dụng chính sách tài khóa mở rộng – giảm thuế và tăng chi ngân sách), khi nền kinh tế lạm phát (áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp – tăng thuế và giảm chi ngân sách).

Chính sách tài khóa là một trong những nhân tố quyết định đến sự ổn định trong ngắn hạn cũng như tăng trưởng bền vững trong dài hạn của một quốc gia. Đặc biệt, đối với những nước có quy mô của khu vực nhà nước lớn như Việt Nam thì chính sách này lại càng quan trọng. Khu vực nhà nước có thể ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế một cách trực tiếp, thông qua các chương trình chi tiêu và huy động ngân sách, hoặc gián tiếp thông qua việc tác động vào cách phân bổ và sử dụng nguồn lực của khu vực tư nhân. Tác động trực tiếp và gián tiếp của chính sách tài khóa có thể ảnh hưởng đến chi tiêu cá nhân, đầu tƣ của doanh nghiệp, tỷ giá hối đoái, mức thâm hụt ngân sách và thậm chí là cả lãi suất, chỉ số thường được coi là liên quan đến chính sách tiền tệ nhiều hơn.

Chính sách tài khóa có ý nghĩa quan trọng, có phạm vi tác động lớn tới quản lý, điều tiết vĩ mô lên kinh tế thông qua huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính.

Chính sách tài khóa là công cụ hữu hiệu để điều tiết nền kinh tế, ngƣợc lại nền kinh tế lại là môi trường chứa đựng các yếu tố ảnh hưởng đến thu – chi ngân sách Nhà nước.

Nếu chính sách tài khóa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước trong từng giai đoạn có thể phát triển kinh tế xã hội một cách tốt hơn.

Chính sách tài khóa thắt chặt làm giảm tổng cầu là biện pháp hữu hiệu nhằm giảm lạm phát. Chính sách tài khóa mở rộng nhằm kích thích tổng cầu, làm tăng sản lƣợng thực tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

2.1.3.2. Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó Ngân hàng trung ƣơng thông qua các công cụ của mình để kiểm soát và điều tiết lƣợng tiền cung ứng hoặc lãi suất nhằm đạt đƣợc các mục tiêu kinh tế vĩ mô về giá cả, sản lƣợng và công ăn việc làm. Mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định nền kinh tế và ổn định giá trị tiền tệ. Chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế thông qua việc ngân hàng trung ương làm thay đổi lượng cung tiền trong nền kinh tế. Có ba công cụ chính ảnh hưởng đến lƣợng cung tiền: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, mua – bán chứng khoán của chính phủ.

Nguyên tắc hoạch định:

 Nền kinh tế suy thoái thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng: giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chiết khấu, mua chứng khoán chính phủ.

 Nền kinh tế lạm phát cao thực hiện chính sách tiền tệ thu hẹp: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu, bán chứng khoán chính phủ.

Việc cung ứng tiền tệ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô phát triển sản xuất và tăng thu nhập cho các cá nhân trong xã hội. Từ đó gia tăng chỉ tiêu tiêu dùng trên đầu người có tác động trở lại với việc phát triển sản xuất.

Chính sách tiền tệ cũng tạo ra những thay đổi kinh tế. Một chính sách tiền tệ thắt chặt với tốc độ cung tiền giảm sẽ làm giảm việc cung cấp vốn lưu động và sẽ hạn chế việc mở rộng sản xuất, kinh doanh đối với tất cả doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một chính sách tiền tệ thắt chặt với lãi suất định trước có thể làm tăng lãi suất thị trường và do vậy chi phí của công ty sẽ tăng. Còn đối với cá nhân thì việc vay vốn để mua nhà hay các hàng hóa lâu bền nhƣ ô tô và thiết bị sẽ trở nên đắt đỏ hơn. Do đó, chính sách tiền tệ tác động đến tất cả các bộ phận của một nền kinh tế và các nền kinh tế khác có liên quan. Đối với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chính sách tiền tệ chỉ góp phần đạt được mục tiêu trong ngắn hạn, thông qua việc tác động vào lãi suất, chính sách tiền tệ điều chỉnh hành vi đầu tƣ, tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế.

Vì vậy, chính sách tiền tệ không thể tác động trực tiếp vào tổng cầu nhƣ chính sách

tài khóa mà phải tác động thông qua các mục tiêu trung gian – là mức cung tiền hoặc lãi suất thị trường.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của bất ổn KINH tế vĩ mô đến đầu tư của DOANH NGHIỆP (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)