CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN LÝ LUẬN
2.2. Các nghiên cứu trước đây
2.2.1. Bất ổn chính sách Chính phủ và đầu tƣ của doanh nghiệp
Bài nghiên cứu của Gulen và Ion (2015) với bài nghiên cứu Policy incertainty and Corporate Investment cho rằng, yếu tố tác động đến đầu tƣ của doanh nghiệp có thể nghiên cứu qua nhiều hướng như tổng thể bất ổn hay đi từ chính sách của Chính phủ.
Các chính sách nhóm tác giả đề cập ở đây bao gồm: chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và an sinh xã hội.
Mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả có 441.326 quan sát trong 24 năm từ năm 1987 đến năm 2013, dữ liệu thu thập theo quý, cho 10.278 doanh nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu định lượng, nhóm tác giả thực hiện hồi quy và kiểm định giữa các yếu tố biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa bất ổn chính sách tổng thể với thành phần bất ổn nghiên cứu chỉ số BBD, thực hiện các kiểm định và chạy hồi quy mô hình với tổng thể các thành phần về bất ổn chính sách Chính phủ và cho từng thành phần cấu thành nên biến bất ổn chính sách Chính phủ.
Mô hình có các biến sau: biến phụ thuộc là biến đầu tƣ (CAPX), các biến độc lập:
chính sách bất ổn (PU), chỉ số Tobin’s q, dòng tiền/tổng tài sản (CF/TA), tăng trưởng doanh thu (SG), yếu tố quý (theo mùa - QRT), thay đổi biến (tăng trưởng GDP và bầu cử - ), và mô hình có sai số.
= + + +
+ + + + Chính sách bất ổn (PU) của bài nghiên cứu xác định từ chỉ số BBD (chỉ số xây dựng bởi Baker, Bloom và Davis (2013)). Nhóm tác giả tính toán chỉ số BBD dựa trên ba thành phần: thông tin về bất ổn chính sách (thống kê đếm số lƣợng các từ các từ khóa (liên quan đến bất ổn, kinh tế, nền kinh tế….) ông chọn ra từ 10 bài báo, tính theo từng tháng từ năm 1985 đến 2009), sự thay đổi và ảnh hưởng của mã số thuế sẽ hết hạn trong tương lai (dữ liệu từ Văn phòng Ngân sách Quốc Hội - Congressional Budget Of- fice) và chỉ số của các nhà dự báo của việc bất đồng ý kiến về chính sách tài khóa và tiền tệ trong tương lai (dữ liệu từ Nhà chuyên gia dự báo từ Hội Đồng Dự trữ Liên Bang Philadelphia dự báo về CPI, mua hàng hóa và dịch vụ của liên bang, tiểu bang và chính quyền địa phương). Nhóm tác giả thực hiện hồi quy cho bất ổn chính sách tổng thể với ba thành phần cấu thành chính sách bất ổn nhƣ nêu trên. Kết quả cho thấy phần nội dung về thông tin tìm kiếm có độ tương quan 0,887 và hai thành phần còn lại có phần tương quan nhưng yếu với giá trị dưới 0,5. Từ ba nội dung trên ông tính ra được tỷ trọng trung bình của biến chính sách bất ổn ( cho việc dựa vào thông tin - từ khóa tìm kiếm, cho các yếu tố liên quan đến thuế và cho sự bất đồng ý kiến). Nhóm tác giả điều chỉnh từ khóa tìm kiếm liên quan đến thị trường chứng khoán vốn và kết quả
có độ tương quan là 0,73.
Trong mô hình nghiên cứu trên, nhóm tác gỉ sử dụng biến đại diện cho thay đổi chính sách vĩ mô, bao gồm thay đổi trong tăng trưởng GDP và thay đổi do bầu cử làm thay đổi Quốc Hội/ Chính phủ. Nhóm tác giả thực hiện với biến giả cho yếu tố bẩu cử, năm diễn ra bầu cử sẽ nhận giá trị là 1 và bằng không cho các năm còn lại.
Kết quả từ nghiên cứu này thu đƣợc, các biến độc lập – các yếu tố tác động cùng chiều với đầu tư là: chỉ số Tobin’s q, dòng tiền, tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng GDP, và các biến có tác động ngƣợc chiều với đầu tƣ: chính sách bất ổn, bầu cử. Bên cạnh đó có biểu hiện tương quan rõ rệt của biến bầu cử tại mốc thời gian có diễn ra bầu cử, đầu tư có mối tương quan cùng chiều ở quý đầu và tương quan ngược chiều ở các quý còn lại.
Nhóm tác giả nghiên cứu biến bất ổn chính sách dùng theo kỹ thuật thống kê số liệu từ khóa tìm đƣợc, các tài liệu dự báo của các chuyên gia về mã số thuế và dự báo về bất ổn chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Nhóm tác giả dùng ba nội dung thành phần trên để đo lường đại diện cho biến bất ổn chính sách. Kỹ thuật của biến này dựa trên nội dung thống kê và kiểm đếm số lƣợng từ khóa có liên quan. Kiểm chứng của nhóm tác giả về kỹ thuật bóc tách bất ổn chính sách là dựa trên phần dƣ khi chạy hồi quy hai phương trình với giả định lý tưởng là hai nền kinh tế Mỹ và Canada có mối liên hệ với nhau, nhằm tách ảnh hưởng của bất ổn chính sách Chính phủ của Mỹ ra khỏi bất ổn chính sách của vĩ mô.
2.2.2. Tác động của bất ổn kinh tế vĩ mô lên tính thanh khoản của doanh nghiệp phi tài chính
Bài nghiên cứu của Baum và nhóm tác giả (2005) với đề tài nghiên cứu The impact of macroeconomic uncertainty on non – financial firm’d demand for liquidity, nghiên cứu về những thay đổi trong biến động kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến sự phân phối hiệu quả tài sản lưu động cho các doanh nghiệp phi tài chính. Nhóm tác giả cho rằng bất ổn cao sẽ cản trở khả năng dự đoán chính xác các thông tin của nhà quản lý thực hiện các chính sách quản lý tiền mặt. Trái lại, khi môi trường kinh tế vĩ mô ổn định hơn, nhà
quản lý sẽ điều chỉnh tài sản theo điều kiện tương ứng. Bài nghiên cứu tập trung vào câu hỏi “Tại sao doanh nghiệp nắm giữ tiền mặt vƣợt xa nhu cầu cần thiết, các doanh nghiệp có nhu cầu thanh khoản khác nhau trong cùng loại hình doanh nghiệp”.
Bài nghiên cứu dùng dữ liệu của COMPUSTAT, dữ liệu từ năm 1970 – 2000, với 125.000 doanh nghiệp ở Mỹ, trong đó doanh nghiệp phi tài chính 4.125 doanh nghiệp, cho 127.302 quan sát. Các doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu đƣợc phân thành sáu nhóm: có 25.923 doanh nghiệp thuộc nhóm tăng trưởng thấp, 25.871 doanh nghiệp tăng trưởng cao, 64.546 doanh nghiệp hạn chế về tài chính, 29.869 doanh nghiệp không hạn chế về tài chính, 38.113 doanh nghiệp thâm hụt vốn, 32.428 doanh nghiệp thâm hụt lao động. Bài nghiên cứu có các nội dung: nêu ảnh hưởng của bất ổn kinh tế vĩ mô đối với việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp phi tài chính, phân tích dữ liệu và đƣa ra kết luận và kiến nghị.
Mô hình nghiên cứu:
( / ) = + +
( / ): đƣợc đo bằng độ lệch chuẩn của sự phân tán cắt ngang của các doanh nghiệp về tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản tại thời điểm t.
: biến bất ổn kinh tế vĩ mô tại thời điểm t, sự không đồng nhất thể hiện qua hành vi của các doanh nghiệp phi tài chính có quan hệ nghịch chiều đến bất ổn kinh tế vĩ mô.
: sai số.
Bài nghiên cứu dùng bốn proxy khác nhau để xác định biến phụ thuộc nhằm đại diện cho bất ổn kinh tế vĩ mô:
Proxy 1: Biến đo lường GDP theo tháng, biến được tính toán từ giá trị GDP theo quý bằng thủ thuật Dentonmq nội suy (Baum, 2001).
Proxy 2: Chỉ số sản xuất công nghiệp theo tháng.
Proxy 3: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) theo tháng.
Proxy 4: Chỉ số chứng khoán S&P 500 theo tháng.
Các biến proxy thực hiện dựa trên ƣớc lƣợng dao động từ mô hình ARCH (GARCH) để xác định mức độ bất ổn giữa hai thời điểm. Đầu tiên nhóm dùng dữ liệu chuỗi thời gian cho bốn proxy nhằm để ước lượng giá trị phương sai có điều kiện. Dữ liệu của các proxy sử dụng theo tháng, riêng giá trị GDP thực là giá trị thống kê theo quý, nhóm tác giả thực hiện kỹ thuật Denton (Baum, 2001) để chuyển dữ liệu từ quý sang tháng dựa trên chỉ số IPI. Sau đó thực hiện ước lượng phương sai có điều kiện bằng mô hình ARCH (GARCH) cho từng proxy, gộp các giá trị để chuyển từ dữ liệu tháng về năm tương ứng. Kết hợp các proxy với biến độc lập để thực hiện hồi quy theo từng nhóm doanh nghiệp đƣợc phân loại. Mô hình thực hiện với các biến kiểm soát là lãi suất LIBOR ba tháng và chỉ số lạm phát đại diện cho chi phí quỹ tƣ nhân, thực hiện hồi quy cho từng proxy cho từng nhóm doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, những thay đổi bất ổn kinh tế vĩ mô làm thay đổi phân phối việc nắm giữ tài sản lưu động đối với các doanh nghiệp phi tài chính, được đo qua tỷ lệ dòng tiền trên tổng tài sản. Các biến đại diện cho bất ổn kinh tế vĩ mô đều có tác động tiêu cực, ngƣợc chiều với biến phụ thuộc ở tất cả các phân nhóm đối tƣợng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có tăng trưởng nhanh và các doanh nghiệp thuộc nhóm có thâm hụt vốn có độ nhạy mạnh với các biến về bất ổn kinh tế vĩ mô.