Dựa trên 14 lĩnh vực chính của các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe của PAHE (2011), UNFPA Việt Nam (2011) chia các lĩnh vực ra thành 4 nhóm yếu tố liên quan, bao gồm: nhóm yếu tố về đặc điểm nhân khẩu học, nhóm yếu tố về đặc điểm xã hội, nhóm yếu tố về điều kiện chăm sóc sức khỏe và nhóm yếu tố về tình trạng nghèo.
Nghiên cứu của Hjortsberg (2000) phân tích các yếu tố chi tiêu y tế của hộ gia đình cho rằng có 03 nhóm biến: nhóm biến đặc điểm hộ gia đình, nhóm biến tình trạng kinh tế, nhóm biến tiếp cận. Còn Le Phuong Thao (2011) khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của hộ gia đình Việt Nam năm 2006 cho rằng có 04 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của hộ gia đình Việt Nam. Mỗi tác giả khác nhau lại có những cách phân loại khác nhau. Có tác giả chia làm 3 nhóm yếu tố nhưng cũng có tác giả phân thành 4 nhóm yếu tố tác động đến chi tiêu y tế. Song, dù phân chia theo cách nào thì nó vẫn không thay đổi bản chất của quan điểm.
Với cách tiếp cận từ lý thuyết, các nghiên cứu trước, bộ dữ liệu VHLSS năm 2014 cũng như đặc điểm hộ gia đình, đặc điểm xã hội, yếu tố điều kiện chăm sóc sức khỏe, yếu tố về sự hỗ trợ từ bên ngoài, nghiên cứu cũng đề cập thành 04 nhóm biến có khả năng tác động đến chi tiêu y tế của hộ gia đình Việt Nam, cụ thể như sau:
2.7.1. Nhóm biến đặc điểm hộ gia đình
(1). Nhân tố Chi tiêu bình quân đầu người của hộ
Trivedi (2002), Chen và cộng sự (2011), Parker và Wrong (1997), Haque và Barman (2010) cho rằng chi tiêu y tế thông qua thu nhập là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến chi tiêu y tế. Tuy nhiên, việc sử dụng biến thu nhập để khảo sát đến chi tiêu y tế ở Việt Nam thật sự không chính xác là bởi việc thống kê số liệu liên quan đến thu nhập thường không đúng về thu nhập của họ.
Vũ Triều Minh (1999) cho rằng người được phỏng vấn trong các cuộc khảo sát thường có chung đặc điểm là khai thấp thu nhập của họ ( trung bình từ 10 đến 20%) và thu nhập có biến động lớn qua các năm, vì thế sẽ không phản ánh tốt điều kiện kinh tế cơ bản của các hộ gia đình. Còn đối với chi tiêu của hộ thì ít bị sai lệch mà ổn định hơn qua các năm nên có thể phản ánh tốt mức sống hộ gia đình Việt Nam.
Trang 21 Le Phuong Thao (2011), Lý Ngọc Linh (2014) khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của hộ gia đình Việt Nam năm 2006, 2012, tác giả cho rằng yếu tố quyết định mức chi tiêu y tế của hộ chính là mức chi tiêu của hộ.
Chính vì vậy, tác giả chọn biến chi tiêu bình quân đầu người của hộ đưa vào mô hình nghiên cứu để xem việc chi tiêu bình quân đầu người của hộ tác động như thế nào đến chi tiêu y tế ở Việt Nam.
(2). Nhân tố Trình độ học vấn của chủ hộ
Magazino và Mele (2012) khẳng định trong nghiên cứu của mình về mối quan hệ giữa giáo dục của chủ hộ gia đình có tác động quan trọng đến chi tiêu y tế, bởi vì nếu chủ hộ có trình độ học vấn thì họ có khả năng biết các kiến thức về sức khỏe và y tế để chăm lo cho hộ gia đình của mình.
Trivedi (2002) khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của hộ gia đình ở Việt Nam giai đoạn 1997 – 1998 lại cho rằng trình độ học vấn của chủ hộ có tác động không đáng kể lên mức chi tiêu y tế của hộ trong giai đoạn nghiên cứu này.
Tuy vậy, bài viết vẫn chọn biến trình độ học vấn đưa vào mô hình nhằm xem xét trong năm 2014, khi điều kiện học tập đã được nâng lên thì trình độ học vấn sẽ tác động như thế nào và mức độ ảnh hưởng của biến này ra sao đến chi tiêu y tế hộ gia đình Việt Nam.
(3). Nhân tố Thành phần dân tộc của chủ hộ
Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có những đặc điểm về phong tục, tập quán khác nhau. Dân tộc kinh tập trung nhiều ở vùng đồng bằng nên dễ tiếp thu văn hóa thế giới vì vậy nhận thức của họ thường cao hơn các dân tộc khác. Ngược lại, người dân tộc thiểu số thường sống rải rác ở những khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp, kèm theo là sự khác biệt về tập quán sống khiến cho họ không muốn hoặc không có điều kiện tiếp xúc với dịch vụ y tế.
Phong Nguyen và cộng sự (2010) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của hộ gia đình với bộ dữ liệu 2002, nghiên cứu cho thấy rằng dân tộc có ảnh hưởng lên chi tiêu y tế của hộ gia đình trong giai đoạn nghiên cứu này.
Với bộ dữ liệu VHLSS khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2014 của Tổng Cục Thống kê thì biến dân tộc liệu có còn tác động đến chi tiêu y tế trong giai
Trang 22 đoạn này hay không? và có phải là dân tộc kinh thì mức chi tiêu cho y tế sẽ nhiều hơn các dân tộc khác?
(4). Nhân tố Tuổi của chủ hộ
Theo Blanchard (2005), tuổi của người lao động tính theo năm, nghiên cứu cho rằng tuổi của chủ hộ có tác động đến chi tiêu y tế. Vì tuổi phản ánh khả năng nhận thức lợi ích quan trọng của sức khỏe. Tuổi của chủ hộ càng cao thì nhận thức lợi ích về sức khỏe của họ càng cao. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho rằng yếu tố độ tuổi tác động rõ nét đến khả năng thích nghi với công việc và thu nhập của lao động. Ở mỗi độ tuổi khác nhau thì khả năng thích nghi với công việc là khác nhau. Sự khác nhau về độ tuổi cũng dẫn đến sự chênh lệch về thu nhập do sự nghiệp phát triển, mức lương gia tăng theo thâm niên công tác và từ đó tác động đến khả năng chi trả cho y tế của bệnh nhân.
Kết quả nghiên cứu của Le Phuong Thao (2011), Phong Nguyen và cộng sự (2010), về biến Tuổi của chủ hộ có giá trị dương cho thấy tuổi của chủ hộ có quan hệ đồng biến với chi tiêu y tế của hộ gia đình Việt Nam.
Vì vậy, tác giả muốn tìm hiểu: Biến Tuổi của chủ hộ trong năm 2014 có phải là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của các hộ gia đình ở Việt Nam.
Hơn nữa, tác giả còn khảo sát tác động của biến Tuổi của chủ hộ đã bình phương để xem xét có phải chăng khi tuổi càng cao thì chi tiêu y tế hộ gia đình càng cao khay không?.
(5). Nhân tố Giới tính của chủ hộ
Người chủ hộ trong gia đình Việt Nam thường là nam giới, là người trụ cột, là lao động chính và thường là có thu nhập cao hơn các thành viên khác trong gia đình.
Vì thế, bên cạnh là người đại diện cho các thành viên trong gia đình về mặt pháp lý, chủ hộ thường là người quyết định về một vấn đề nào đó trong hộ gia đình. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Công Toàn và Châu Mỹ Duyên (2015), cho thấy: Lao động nữ đóng góp đến 65,0% sức lao động vào việc gia tăng thu nhập từ phi nông nghiệp. Qua kết quả phân tích cho thấy, lao động nữ ngày càng khẳng định vị trí của mình trong việc góp phần ổn định thu nhập và phát triển kinh tế hộ.
Kết quả nghiên cứu của Phong Nguyen và cộng sự (2010), Parker và Wong (1997), Chen và cộng sự (2011) đều cho rằng biến giới tính của chủ hộ có tác động
Trang 23 đến chi tiêu y tế và nếu giới tính của chủ hộ là nữ thì mức chi tiêu sẽ nhiều hơn, bời vì mặc dù, nam giới hầu hết là người quyết định về một vấn đề nào đó trong hộ gia đình nhưng nữ giới mới là người quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình.
Từ những nghiên cứu của các tác giả nêu trên, đề tài này dự kiến đưa nhân tố giới tính vào mô hình nhằm xác định xem liệu có sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc chi tiêu y tế ở các hộ gia đình Việt Nam?
(6). Nhân tố Tình trạng hôn nhân của chủ hộ
Sepehri & cộng sự (2006) nghiên cứu BHYT ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho rằng tình trạng hôn nhân có ảnh hưởng đến chi phí y tế. Tác giả cho rằng khi chủ hộ đã lập gia đình và hiện vẫn sống chung với nhau sẽ có điều kiện kinh tế và quan tâm chăm sóc cho nhau nhiều hơn.
Như vậy, nhân tố Tình trạng hôn nhân của chủ hộ có phải là yếu tố tác động rất mạnh vào việc làm tăng chi tiêu y tế ở các hộ gia đình Việt Nam không? Có phải khi chủ hộ sống chung với vợ/chồng sẽ có điều kiện kinh tế tốt hơn từ đó chi tiêu y tế nhiều hơn khi chủ hộ sống một mình cũng giống như các tác giả nghiên cứu thực nghiệm trên đã chỉ ra.
(7). Nhân tố Tỷ lệ người phụ thuộc
Theo Lê Xuân Bá và cộng sự (2006), cho rằng khi tỷ lệ người ăn theo trên người làm việc cao lên, sức ép về chi tiêu sẽ tăng lên (trong đó có chi tiêu về y tế) nhiều hơn. Còn Theo kết quả nghiên cứu của Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh (2014), sự gia tăng chi phí y tế điều trị dẫn đến tăng sự đa dạng hóa thu nhập. Khi các thành viên của hộ gia đình có vấn đề về sức khỏe, họ có thể có khả năng cao hơn để tìm kiếm các hoạt động đa dạng hơn như thu nhập tiền lương tại trang trại hoặc tìm kiếm nguồn tài chính nhiều hơn để trang trải chi phí y tế.
Rout (2006), Bolin và cộng sự (2000), Segall và cộng sự (2002) chỉ ra rằng các yếu tố như quy mô hộ, số trẻ có trong hộ đều ít nhiều có ảnh hưởng đến mức chi tiêu chăm sóc y tế của hộ. Còn Chen và cộng sự (2011), Parker và Wong (1997) thì cho rằng người phụ thuộc có tác động đáng kể đến chi tiêu y tế khi nghiên cứu các hộ gia đình ở Mexico.
Trang 24 Còn ở Việt Nam thì sao? Liệu số người phụ thuộc tăng lên thì nhu cầu được chăm sóc sức khỏe nhiều lên. Việc tăng tỷ lệ người phụ thuộc có phải là sức ép buộc các hộ gia đình Việt Nam phải tăng chi tiêu y tế hay không?
2.7.2. Nhóm biến đặc điểm xã hội
(8). Khu vực sinh sống của hộ (thành thị/nông thôn)
Căn cứ vào địa chỉ đăng ký thường trú của chủ hộ để xác định hộ gia đình sống ở khu vực thành thị hay nông thôn.
Himanshu (2006, 2007) nghiên cứu về các yếu tố tác động lên chi tiêu y tế hộ gia đình tại bộ lạc và thành thị Orissa (Ấn Độ). Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau về chi tiêu y tế ở hai khu vực. Sự tác động của khu vực thành thì lên chi tiêu y tế mạnh hơn ở khu vực bộ lạc và nông thôn. Lý do là vì thu nhập trên đầu người ở bộ lạc và nông thôn thấp hơn thành thị. Kết quả nghiên cứu của Trivedi (2002) khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của cá nhân và hộ gia đình ở Việt Nam giai đoạn 1997 – 1998 cũng cho rằng khu vực sinh sống của hộ là một trong những yếu tố quyết định mức chi tiêu y tế của hộ gia đình.
Hiện nay, mức sống và thu nhập các hộ gia đình Việt Nam ở nông thôn cũng đã tăng lên. Bên cạnh đó, nhà nước ta đang thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vì thế các huyện, xã tích cực chú trọng các nguồn lực của địa phương đầu tư vào các công trình giao thông nông thôn, cơ sở y tế, bệnh viện ….Như vậy, liệu có còn sự khác biệt chi tiêu y tế ở các hộ gia đình Việt Nam ở hai khu vực thành thị và nông thôn hay không? Chi tiêu y tế ở khu vực thành thị có còn tác động mạnh hơn những hộ gia đình sống ở nông thôn như kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu trước? Vì vậy, tác giả dự định sẽ đưa nhân tố khu vực sinh sống của hộ gia đình vào mô hình nhằm để trả lời cho những câu hỏi trên.
2.7.3. Nhóm biến điều kiện chăm sóc sức khỏe (9). Nhân tố Tỷ lệ thành viên có BHYT
Theo Le Phuong Thao (2011) với nghiên cứu : "Determinants of household healthcare expenditure", một phân tích ở Việt Nam bằng cách sử dụng bộ dữ liệu VHLSS 2006 đã cho chúng ta kết quả có rất nhiều yếu tố tác động đến chi tiêu y tế,
Trang 25 trong đó số người có BHYT trong hộ là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến chi tiêu y tế hộ gia đình Việt Nam.
Sepehri và cộng sự ( 2011) nghiên cứu sự khác nhau về chi tiêu y tế của bệnh nhân có và không có BHYT trên dữ liệu VHLSS 2004, 2006 Việt Nam. Kết quả cho thấy bệnh nhân có bảo BHYT cho dù loại hình nào đi chăng nữa đều có tác động đến chi tiêu y tế, trong đó loại hình BHYT hộ nghèo chi tiêu y tế nhiều hơn các loại hình BHYT bắt buộc và loại hình BHYT tự nguyện.
Tại khoản 5, Điều 1 Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC, có ghi: “Đối với hộ gia đình tham gia BHYT tự đóng 100% mức đóng, nếu sau ngày 01/01/2015 tiếp tục tham gia BHYT thì thực hiện cho cá nhân người đó hoặc theo hộ gia dình; những người còn lại trong hộ gia đình chưa tham gia BYHT, khi tham gia BHYT thì bắt buộc thực hiện theo hộ gia đình. Từ 01/01/2016 trở đi, toàn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú phải thực hiện BHYT theo hộ gia đình”. Như vậy, theo thông tư này có thể nói hiện nay tất cả các thành viên trong hộ đều có BHYT thì nhân tố tỷ lệ thành viên có BHYT cần gì phải xem xét. Nhưng trên thực tế điều này là không đúng, bởi vì vẫn có những hộ tất cả các thành viên đều không có BHYT hoặc có đi chăng nữa thì chỉ là BHYT bắt buộc, hơn nữa bộ dữ liệu đang khảo sát năm 2014 khi thông tư chưa ban hành. Vì vậy, đề tài đưa nhân tố tỷ lệ thành viên có BHYT vào mô hình nhằm xem xét với tỷ lệ người có thẻ BHYT trong dữ liệu VHLSS năm 2014 tăng lên có làm tăng chi tiêu y tế hay không?
(10). Nhân tố Số lần khám chữa bệnh nội trú
Theo điều 58 Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009 quy định người khám chữa bệnh nội trú phải điều trị nội trú khi có chỉ định điều trị nội trú của người hành nghề thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc có giấy chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác. Cũng theo điều 16 của luật này, người bệnh phải có trách nhiệm chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp được miễn, giảm theo quy định của pháp luật. Như vậy, trong một năm số lần các thành viên của hộ gia đình mắc bệnh phải điều trị nội trú càng nhiều thì chắc chắc rằng số tiền chi trả chi phí phám bệnh, chữa bệnh cũng sẽ tăng lên. Hay nói khác hơn là số lần khám chữa bệnh nội trú ít nhiều có tác động đến chi tiêu y tế như nghiên cứu của Sepehri và cộng sự ( 2011) cho rằng khám chữa bệnh ở cơ sở y tế tuyến cao
Trang 26 hơn sẽ chi tiêu y tế nhiều hơn. Thực trạng này có đúng với dữ liệu VHLSS của Cục thống kê đã khảo sát 2014 hay không? Vì thế, đề tài dự kiến đưa nhân tố số lần khám chữa bệnh nội trú vào mô hình để xem xét sự tác động của nó đến chi tiêu tế hộ gia đình Việt Nam.
(11). Nhân tố Số lần khám chữa bệnh ngoại trú
Theo điều 57 Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009 quy định người khám chữa bệnh ngoại trú là người bệnh không cần điều trị nội trú hoặc người bệnh sau khi đã điều trị nội trú ổn định nhưng phải theo dõi và điều trị tiếp sau khi ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Nghiên cứu của Maathai K. Mathiyahagan (2003), tác giả phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm hộ nông thôn và chi tiêu y tế ở Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu cho rằng số lần khám bác sỹ riêng tác động mạnh đến chi tiêu y tế hộ gia đình. Thêm nữa, nghiên cứu cũng tiết lộ rằng việc lựa chọn nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của các hộ gia đình nông thôn có tác động nghịch biến lên chi tiêu y tế.
Sepehri và cộng sự ( 2011) nghiên cứu sự khác nhau về chi tiêu y tế của bệnh nhân ngoại trú có và không có BHYT. Kết quả cho thấy bệnh nhân ngoại trú loại hình BHYT hộ nghèo phải chi tiêu y tế nhiều hơn các loại hình BHYT bắt buộc và loại hình BHYT tự nguyện đồng thời ông cũng chỉ ra rằng BHYT mang lại lợi ích cho bệnh nhân ngoại trú khám chữa bệnh tại tuyến xã.
Như vậy, có thể nói sức khỏe là yếu tố quan trọng để lao động, học tập khi các thành viên của hộ gia đình có vấn đề về sức khỏe buộc họ phải đi khám chữa bệnh.
Cho dù việc lựa chọn khám chữa bệnh nội trú hay ngoại trú thì hộ gia đình vẫn phải trang trải cho phần chi phí này. Hiện nay, nhà nước ta rất quan tâm đến sức khỏe của người dân, nhất là những vùng kinh tế khó khăn. Vì thế, đề tài dự kiến sẽ đưa nhân tố số lần khám chữa bệnh ngoại trú vào mô hình nhằm xem xét nhân tố này tác động đến chi tiêu y tế của người dân như thế nào? Nếu chi tiêu y tế không giảm điều này chứng tỏ rằng người dân còn sử dụng nhiều tiền chi cho thăm khám ngoài để cải thiện sức khỏe bên cạnh khám chữa bệnh nội trú. Và chính sách y tế Nhà nước cung cấp, hỗ trợ để người dân được thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc có đạt hiệu quả như mong muốn hay không?