Các biến có tác động đến chi tiêu y tế của hộ gia đình

Một phần của tài liệu Phân tích chỉ tiêu y tế hộ gia đình việt nam (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu

4.6.1. Các biến có tác động đến chi tiêu y tế của hộ gia đình

*Nhóm đặc điểm của hộ

- Chi tiêu của hộ gia đình có tác động đồng biến với chi tiêu cho y tế của hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với giả định các yếu tố khác không đổi, nếu hộ gia đình có chi tiêu tăng lên 1% thì có chi tiêu cho y tế nhiều hơn 0,88% so với các hộ khác có mức chi tiêu thấp hơn với mức ý nghĩa 1% (độ tin cậy 99%). Kết quả nghiên cứu phù hợp với kỳ vọng ban đầu và phù hợp với kết quả nghiên cứu của Yip và Berman (2001), Seprhri và cộng sự (2006), ActionAid (2010) và Lý Ngọc Linh (2014). Thực tế cho thấy, những hộ gia đình có khoảng chi tiêu lớn, nói chung là có khả năng tài chính (chi tiêu) cao thì những khoảng chi tiêu đều tăng mà trong đó có khoản mục dành cho y tế nhằm mục đích đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

- Tuổi của chủ hộ: Biến “tuổi của chủ hộ” có tác động đồng biến với chi tiêu y tế của hộ gia đình. Nghiên cứu cho thấy, với mức ý nghĩa 1% (độ tin cậy 99%), tuổi của chủ hộ tăng lên thêm 1 tuổi, chi tiêu y tế của hộ gia đình tăng lên 0,29% (với giả định các biến khác không thay đổi). Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu và các nghiên cứu trước của Le Phuong Thao (2011), Phong Nguyen và cộng sự(2010) và Lý Ngọc Linh (2014). Điều này phù hợp với thực tế, con người khi tuổi tác ngày càng cao thì tình hình sức khỏe càng giảm vì vậy, chi tiêu cho y tế càng tăng. Như vậy, các chủ hộ càng lớn tuổi chi cho y tế của bản thân họ càng tăng nên làm ảnh hưởng chung đến tổng chi tiêu y tế của hộ gia đình.

-Trình độ học vấn của chủ hộ: Biến “Trình độ học vấn của chủ hộ” có tác động nghịch biến với chi tiêu y tế của hộ gia đình. Với mức ý nghĩa 1% (độ tin cậy 99%), trình độ học vấn của chủ hộ tăng lên thêm 1 năm, chi tiêu y tế của hộ gia đình giảm 6,0 % (với giả định các biến khác không thay đổi). Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu và các nghiên cứu trước của Magazino và Mele (2012) và Lý Ngọc Linh (2014). Những chủ hộ có trình độ học vấn càng cao họ càng ý thức việc chăm lo sức khỏe cao. Với trình độ cao thì cơ hội tìm kiếm công việc tốt sẽ giúp họ tránh được những tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe và hạn chế việc mắc bệnh. Những người có

Trang 63 trình độ học vấn càng cao họ đưa vấn đề phòng ngừa bệnh lên trên chẳng hạn như quan tâm chế độ ăn uống, thể dục thể thao, du lịch... để đảm bảo sức khỏe tốt cho bản thân và gia đình. Ngoài ra, hộ gia đình quan tâm nhiều chi phí cho học tập cũng ảnh hưởng đến mức chi tiêu chung trong đó có chi tiêu y tế.

-Thành phần dân tộc của chủ hộ: Biến “thành phần dân tộc” có tác động đồng biến với chi tiêu y tế của hộ gia đình. Với mức ý nghĩa 1% (độ tin cậy 99%), chủ hộ là dân tộc Kinh thì chi tiêu y tế của hộ gia đình cao hơn 90,49 % so với chủ hộ là người thuộc dân tộc khác (với giả định các biến khác không thay đổi). Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu và các nghiên cứu trước của Le Phuong Thao (2011) và Lý Ngọc Linh (2014). Những người dân tộc Kinh thường được tiếp cận với môi trường sống, giáo dục, văn hóa – thể thao – du lịch tốt hơn nên ý thức chăm lo sức khỏe tốt hơn. Họ sẵn lòng chi trả cho dịch vụ y tế với mức chi phí cao để bảo vệ sức khỏe. Trái lại, những người thuộc dân tộc ít người thường sống ở khu vực nông thôn, ít có điều kiện và thuận lợi trong giáo dục, y tế nên việc chi cho y tế ít hơn là điều phù hợp thực tế.

-Tình trạng hôn nhân của chủ hộ: Biến “tình trạng hôn nhân của chủ hộ” có tác động đồng biến với chi tiêu y tế của hộ gia đình. Với mức ý nghĩa 5% (độ tin cậy 95%), chủ hộ đang có hôn nhân thì chi tiêu y tế của hộ gia đình tăng hơn 9,30% so với chủ hộ có tình trạng hôn nhân ở dạng khác (với giả định các biến khác không thay đổi). Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu và các nghiên cứu trước của Đinh Thị Tâm (2013) và Lý Ngọc Linh (2014). Thực tế cho thấy, những người độc thân thì chỉ quan tâm đến sức khỏe của chính bản thân mình và chi y tế chỉ có của phần mình.

Nhưng nếu khi lập gia đình họ sẽ có thêm sự hỗ trợ về tài chính, vật chất của người chồng (vợ/con/cha mẹ), đồng thời trách nhiệm và sự quan tâm, chia sẻ khi các thành viên trong hộ ốm đau, bệnh tật sẽ thường xuyên hơn, nhiều hơn nên chi phí y tế tăng là điều phù hợp.

- Tỷ lệ phụ thuộc là một biến có tác động đồng biến với biến phụ thuộc – số tiền chi y tế của hộ gia đình. Với giả định các yếu tố khác không đổi, ở mức ý nghĩa 1% (độ tin cậy 99%), hộ gia đình có tỷ lệ phụ thuộc tăng thêm 1% thì chi tiêu y tế của hộ gia đình tăng 0,40%. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Chen và cộng sự (2011), Parker và Wong (1997) và Lý Ngọc Linh (2014), đồng thời cũng phù hợp với kỳ vọng dấu ban đầu. Gia đình có người phụ thuộc nhiều thì các chi phí nói chung

Trang 64 đều gia tăng, trong đó có chi phí y tế vì phải đảm bảo cả vấn đề sức khỏe cho người phụ thuộc. Những người đã là người phụ thuộc thì gần nhưng không có điều kiện để chăm lo, trang trãi những chi phí cho bản thân họ ngay cả vấn đề về y tế.

* Nhóm đặc điểm xã hội

- Khu vực sinh sống của hộ: Biến “khu vực sinh sống của hộ” là một biến có tác động nghịch biến với chi tiêu y tế của hộ gia đình. Với mức ý nghĩa 1% (độ tin cậy 99%), hộ gia đình sống ở khu vực thành thị thì chi tiêu y tế của hộ gia đình giảm 14,39% (với giả định các biến khác không thay đổi) hay nói khác hơn, hộ gia đình sống ở khu vực nông thôn tăng chi phí y tế nhiều hơn hộ gia đình ở khu vực thành thị là 0,143889%. Kết quả này không phù hợp với kỳ vọng ban đầu và các nghiên cứu trước của Parker và Wong (1997),Trivedi (2002), Phong Nguyen và cộng sự (2010), Le Phuong Thao (2011), Chen và cộng sự (2011), Magazino và Mele (2012) và Lý Ngọc Linh (2014).

Điều này phản ánh thực tế là những hộ gia đình sống ở khu vực thành thị có điều kiện làm việc và mức sống cao, thuận lợi hơn khi tiếp cận các dịch vụ y tế, thường quan tâm chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình để phòng bệnh, kịp thời điều trị nên thời gian điều trị ngắn, giảm chi phí. Ở khu vực nông thôn, hộ gia đình ít quan tâm vấn đề sức khỏe vì nhiều lý do như: tài chính của hộ gia đình, ý thức bảo vệ sức khỏe, dịch vụ y tế tại các địa phương. Đồng thời, thói quen của người dân ở nông thôn khi mắc bệnh thường tự chữa hay đến các thầy lang, chữa bệnh theo kiểu mê tín làm cho bệnh kéo dài, khi nặng muốn di chuyển đến các trung tâm, thành phố lớn để điều trị bệnh dù chi phí điều trị ở những nơi này rất cao, phải điều trị dài ngày.

* Điều kiện chăm sóc sức khỏe

- Tỷ lệ mua bảo hiểm y tế là một biến có tác động đồng biến với biến phụ thuộc – số tiền chi y tế của hộ gia đình. Với giả định các yếu tố khác không đổi, ở mức ý nghĩa 1% (độ tin cậy 99%), hộ gia đình có tỷ lệ mua bảo hiểm y tế tăng thêm 1% thì chi tiêu y tế của hộ gia đình tăng 0,38%. Kết quả này không đúng với kỳ vọng dấu ban đầu, phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lý Ngọc Linh (2014). Điều này cho thấy hiện nay Chính phủ quan tâm các chính sách đảm bảo mục tiêu của chương trình BHYT như chính sách hỗ trợ y tế cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công, người sinh sống vùng sâu, xa ..., khuyến khích hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế theo hộ với chi

Trang 65 phí (giá) mua giảm dần thì thực tế hiệu quả vẫn chưa cao. Giải thích cho vấn đề này, chúng ta xem xét các vấn đề liên quan đến việc người dân sử dụng thẻ BHYT cũng như việc đi KCB bằng thẻ BHYT. Nghiên cứu Nguyễn Thị Cẩm Hồng (2011) cho thấy phần lớn người lớn tuổi, người có thu nhập thấp, thường sử dụng thẻ BHYT trong KCB, còn đối với người trẻ tuổi, người có thu nhập cao ít sử dụng thẻ BHYT để KCB vì mất thời gian quá lâu để chờ đợi, chất lượng KCB bằng BHYT không đảm bảo so với sử dụng giá dịch vụ; Ngoài ra, nghiên cứu cũng đề cập đến tình trạng lựa chọn ngược, hộ chỉ mua BHYT khi người trong hộ có bệnh. Ngoài ra PAHE (2011) còn cho rằng phần lớn các khoản chi trả trực tiếp của người dân là chi cho mua thuốc tại quầy vì BHYT chỉ chi trả thuốc điều trị trong danh mục Bộ Y tế quy định. Theo Luật BHYT (2008), Mặc dù mua BHYT theo hộ sẽ được giảm dần chi phí nhưng nếu trong hộ có nhiều người mua BHYT thì tổng chi phí mua tăng lên. Hơn nữa thời điểm năm 2014 việc tham gia BHYT chưa bắt buộc mua theo hộ gia đình, phần lớn người dân tự nguyện tham gia khi họ có nhu cầu KCB, Những lý do này có thể là nguyên nhân làm tăng mức chi tiêu y tế của hộ mặc dù hộ có nhiều người có thẻ BHYT.

- Số lần khám chữa bệnh nội trú (lần) có tác động đồng biến với biến phụ thuộc. Với giả định các yếu tố khác không đổi, ở mức ý nghĩa 1% (độ tin cậy 99%), hộ gia đình có số lần khám chữa bệnh nội trú tăng thêm 1 lần thì số tiền chi tiêu cho y tế của hộ gia đình tăng lên 40,17 %. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Seprhri và cộng sự (2006), đồng thời đúng với kỳ vọng dấu ban đầu. Điều trị bệnh nội trú thường là những bệnh khá nặng, cần phải có nhiều thời gian để điều trị nên chi phí y tế tăng cao là điều phù hợp. Bên cạnh đó, hộ càng có nhiều lần khám chữa bệnh nội trú thì chi phí y tế ngày càng tăng cao là đúng.

- Số lần khám chữa bệnh ngoại trú (lần) có tác động đồng biến với biến phụ thuộc. Với giả định các yếu tố khác không đổi, ở mức ý nghĩa 1% (độ tin cậy 99%), hộ gia đình có số lần khám chữa bệnh ngoại trú tăng thêm 1 lần thì số tiền chi tiêu cho y tế của hộ gia đình tăng lên 1,83 %. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước của Seprhri và cộng sự (2006), đồng thời đúng với kỳ vọng dấu ban đầu. Số lần khám chữa bệnh ngoại trú tăng lên làm gia tăng chi phí dành cho y tế của hộ gia đình là phù hợp.

Bên cạnh chi phí khám chữa bệnh ngoại trú, hộ gia đình còn phải chi cho chi phí đi lại để điều trị bệnh ngoại trú…nên chi phí y tế của hộ gia đình gia tăng là đúng.

Trang 66

* Sự hỗ trợ bên ngoài

- Hộ được vay ưu đãi là một biến nhị phân. Biến này có tác động đồng biến với chi tiêu y tế của hộ gia đình. Với mức ý nghĩa 1% (độ tin cậy 99%), hộ gia đình nếu được vay ưu đãi từ các chương trình tín dụng của chính phủ thì chi tiêu y tế của hộ gia đình tăng 17,02% (với giả định các biến khác không thay đổi) hay nói khác hơn, hộ gia đình có nhận được các khoản vay ưu đãi có chi tiêu y tế nhiều hơn hộ gia đình không được vay ưu đãi là 17,02 %. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu và các nghiên cứu trước của Tinh Doan và cộng sự (2011). Những hộ gia đình khi mắc bệnh hoặc gặp khó khăn nếu được hỗ trợ vay dù với hình thức nào cũng có nguồn để tăng chi tiêu nói chung, đặc biệt là những hộ có người thân mắc bệnh, nếu được vay tiền thì dễ dàng điều trị bệnh, nếu không tiếp cận được khoản vay thì phải chấp nhận sống cùng bệnh tật vì không có tiền để trang trãi chi phí điều trị bệnh.

- Hộ được nhận trợ cấp y tế trong 12 tháng (kể từ ngày khảo sát của Tổng Cục Thống kê). Chính sách trợ cấp y tế là các dự án, chương trình hỗ trợ thẻ BHYT, miễn giảm chi phí KCB cho người nghèo có tác động tích cực đến nhóm có thu nhập thấp. Hệ số hồi quy của trợ cấp y tế đối với hộ là âm 6,75% cho thấy biến này có tác động nghịch biến với chi tiêu y tế của hộ gia đình. Với mức ý nghĩa 1% (độ tin cậy 99%), hộ gia đình nếu được nhận trợ cấp y tế của chính phủ hay chính quyền địa phương thì chi tiêu y tế của hộ gia đình giảm 6,75 % (với giả định các biến khác không thay đổi) hay nói khác hơn, hộ gia đình có nhận được các khoản trợ cấp y tế có chi tiêu y tế ít hơn hộ gia đình không được trợ cấp y tế 6,75%. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu và các nghiên cứu trước của Đinh Thị Tâm (2013), Lý Ngọc Linh (2014). Điều này phù hợp với thực tế, hộ nhận được trợ cấp y tế nên giảm khoản chi tiêu của chính gia đình.

- Hộ thuộc diện nghèo có tác động ngược chiều lên chi tiêu cho y tế của hộ, thỏa mãn kỳ vọng dấu ban đầu thể hiện qua hệ số hồi quy của biến này bằng âm 32,23%

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hộ thuộc diện nghèo có chi tiêu cho y tế ít hơn các hộ không thuộc diện nghèo. Kết quả nghiên cứu được sự hỗ trợ của lý thuyết mối quan hệ giữa nguồn lực gia đình và chi tiêu cho y tế của hộ và phù hợp với nghiên cứu trước của Catharina Hjortsberg (2000). Hộ nghèo thường kéo theo nhiều vấn đề trong đó có

Trang 67 vấn đề tài chính là lớn nhất, nghèo nên họ ít khi quan tâm đến sức khỏe, nghèo nên dù mắc bệnh vẫn phải cố gắng lướt qua vì không đủ khả năng chi trả các khoản chi tiêu cho điều trị bệnh.

Một phần của tài liệu Phân tích chỉ tiêu y tế hộ gia đình việt nam (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)