Mô hình nghiên cứu và kỳ vọng dấu

Một phần của tài liệu Phân tích chỉ tiêu y tế hộ gia đình việt nam (Trang 34 - 43)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Mô hình nghiên cứu và kỳ vọng dấu

Dựa theo các mô hình lý thuyết, tham khảo các nghiên cứu có liên quan, số liệu của bộ dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2014 cho đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của hộ gia đình Việt Nam. Theo đó, chi tiêu y tế của hộ gia đình được trình bày theo mô hình tổng quát như sau:

Y = f (X1,X2,X3,X4,ui) Trong đó:

Y: Chi tiêu y tế của hộ gia đình

Trang 35 X1: Nhóm đặc điểm của hộ gia đình (chi tiêu của hộ gia đình; tỷ lệ phụ thuộc trong hộ; trình độ học vấn, tuổi, dân tộc, giới tính, tình trạng hôn nhân của chủ hộ)

X2: Nhóm đặc điểm xã hội (khu vực sinh sống của hộ: thành thị/nông thôn) X3: Nhóm các điều kiện chăm sóc sức khỏe (tỷ lệ có thẻ BHYT trong hộ, số lần khám chữa bệnh nội trú, số lần khám chữa bệnh ngoại trú)

X4: Nhóm sự hỗ trợ từ bên ngoài (vay vốn ưu đãi, trợ cấp cho y tế, diện hộ nghèo).

ui: Bao gồm các yếu tố không đưa vào mô hình nhưng lại có ảnh hưởng lên chi tiêu y tế của hộ

3.2.2. Giải thích các biến và kỳ vọng dấu Biến phụ thuộc:

Chi tiêu y tế của hộ gia đình, Ký hiệu tên biến: LN_CHIYTE. Biến này được xác định dựa trên số liệu khảo sát bao gồm các khoản chi cho sức khỏe của các thành viên trong hộ như chi phí KCB nội trú, KCB ngoại trú, các khoản chi mua BHYT, chi mua dụng cụ y tế, thuốc điều trị, kể cả các khoản chi cho y tế mà được nhà nước hỗ trợ trong vòng 12 tháng trước khi khảo sát. Biến chi tiêu y tế dùng trong mô hình dưới dạng logarit tự nhiên. Biến chi tiêu y tế của hộ được kế thừa nghiên cứu của Parker và Wong (1997), Trivedi (2002), Chen và cộng sự (2011), Le Phuong Thao (2011), Ogundari và Abdulai (2014), Lý Ngọc Linh (2014).

Biến độc lập:

X1: Nhóm biến đặc điểm hộ gia đình, bao gồm:

(1) Chi tiêu bình quân đầu người của hộ, Ký hiệu tên biến: LN_CHITIEU.

Chi tiêu cho y tế có thể phụ thuộc vào tổng chi tiêu của hộ. Các tác giả như Trivedi (2002), Chen và cộng sự (2011), Parker và Wrong (1997), Haque và Barman (2010) khi đề cập đến nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế đã khẳng định ngay thu nhập là yếu tố quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, việc sử dụng thu nhập trong nghiên cứu ở Việt Nam là không phù hợp. Vũ Triều Minh (1999) cho rằng người được phỏng vấn trong các cuộc khảo sát thường có chung đặc điểm là khai thấp thu nhập của họ ( trung bình từ 10 đến 20%) và thu nhập có biến động lớn qua các năm, vì thế sẽ không phản ánh tốt điều kiện kinh tế cơ bản của các hộ gia đình. Còn đối với chi tiêu của hộ thì ít bị sai

Trang 36 lệch mà ổn định hơn qua các năm nên có thể phản ánh tốt mức sống hộ gia đình Việt Nam.

Chính vì vậy, tác giả chọn biến chi tiêu bình quân đầu người của hộ đề đưa vào mô hình nghiên cứu. Biến chi tiêu bình quân đầu người của hộ thể hiện dưới dạng Logarit tự nhiên, kế thừa từ nghiên cứu của Le Phương Thao (2011), Lý Ngọc Linh (2014).

(2) Tuổi của chủ hộ, Ký hiệu tên biến: TUOICH, ĐVT (năm): Biến tuổi được tính theo giấy khai sinh của chủ hộ vào thời điểm khảo sát (tuổi được tính bằng số năm tròn). Chủ hộ là người gần như có quyền quyết định mọi việc trong gia đình, kể cả chi tiêu cho y tế của các thành viên trong hộ. Xét về mặt kinh nghiệm, chủ hộ là người lớn tuổi thường có nhiều kinh nghiệm và uy tín hơn những người trẻ. Ngoài ra, người lớn tuổi cũng sẽ có nhu cầu chăm sóc sức khỏe cao hơn so với người trẻ. Chủ hộ là người lớn tuổi có mức chi tiêu y tế cao hơn những chủ hộ có tuổi đời thấp. Biến tuổi của chủ hộ được kỳ vọng có tác động tích cực lên chi tiêu y tế của hộ. Biến này kế thừa từ nghiên cứu của Le Phuong Thao (2011), Phong Nguyen và cộng sự (2010), Lý Ngọc Linh (2014).

(3) Trình độ học vấn của chủ hộ, Ký hiệu tên biến: TDHVCH, ĐVT (năm):

Những người có trình độ học vấn thường có xu hướng lựa chọn làm việc trong khu vực chính thức, được tham gia các chế độ theo quy định của pháp luật, trong đó có chế độ BHXH, BHYT, BHTN. Đối với người trong độ tuổi lao động, họ còn trẻ, khỏe, có xu hướng tập trung vào sự nghiệp, ổn định cuộc sống và dành nhiều chi tiêu cho những nhu cầu khác hơn là chăm sóc sức khỏe. Người ngoài tuổi lao động thường có nhu cầu chăm sóc sức khỏe cao nhưng được hỗ trợ từ BHYT của chế độ hưu trí nên có thể mức chi tiêu y tế sẽ thấp. Ngoài ra, chi phí cho học tập nếu những thành viên này tiếp tục nâng cao trình độ học vấn cũng sẽ ảnh hưởng làm giảm chi tiêu y tế của hộ. Vì vậy, biến trình độ học vấn của chủ hộ được kỳ vọng có tác động ngược chiều với chi tiêu y tế của hộ. Biến này kế thừa nghiên cứu của Magazino và Mele (2012), Lý Ngọc Linh (2014).

(4) Thành phần dân tộc của chủ hộ, Ký hiệu tên biến: DTOC: Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc sinh sống ( 54 dân tộc). Mỗi dân tộc có những đặc điểm về phong tục, tập quán khác nhau. Dân tộc Kinh chiếm đa số và thường sống tập trung ở

Trang 37 những khu vực thuận lợi giao thông và có điều kiện cơ sở hạ tầng tốt. Ngược lại, người dân tộc thiểu số thường sống rải rác ở những khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp, kèm theo là sự khác biệt về tập quán sống khiến cho họ không muốn hoặc không có điều kiện tiếp xúc với dịch vụ y tế. Thành phần dân tộc của chủ hộ là biến giả, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là dân tộc Kinh, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ là dân tộc khác. Kỳ vọng biến thành phần dân tộc của chủ hộ có tác động tích cực lên chi tiêu y tế của hộ. Biến kế thừa từ nghiên cứu của Le Phuong Thao (2011), Lý Ngọc Linh (2014).

(5) Giới tính của chủ hộ, Ký hiệu tên biến: GTCH: Biến giới tính của chủ hộ là biến giả, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là Nam, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ là Nữ. Nam giới là lao động chính, thường làm những công việc nặng nhọc và có thói quen không lành mạnh trong sinh hoạt như hút thuốc, uống rượu, bia nhưng lại ít quan tâm đến sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình. Khác với nam giới, phụ nữ vừa phải lao động, vừa phải chăm sóc gia đình nên sẽ quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và giáo dục. Vì vậy, phụ nữ có thói quen chi tiêu y tế nhiều hơn nam giới và giới tính của chủ hộ được kỳ vọng sẽ có tác động ngược chiều lên chi tiêu y tế của hộ. Biến này kế thừa từ nghiên cứu của Phong Nguyen và cộng sự (2010), Parker và Wong (1997), Chen và cộng sự (2011), Lý Ngọc Linh (2014).

(6) Tình trạng hôn nhân của chủ hộ, Ký hiệu tên biến: HNCH: Là biến giả, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ đang chung sống với vợ/chồng, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ sống độc thân (có thể chưa có gia đình, góa, ly thân, ly hôn). Trong một hộ gia đình, khi chủ hộ sống chung với vợ/chồng sẽ có điều kiện kinh tế tốt hơn khi chủ hộ sống một mình. Việc sống cùng trong hộ giúp các thành viên trong hộ có điều kiện quan tâm chăm sóc cho nhau nhiều hơn. Kỳ vọng tình trạng hôn nhân của chủ hộ có tác động tích cực lên chi tiêu y tế của hộ gia đình. Biến này kế thừa từ nghiên cứu của Đinh Thị Tâm (2013), Lý Ngọc Linh (2014).

(7) Tỷ lệ người phụ thuộc, Ký hiệu tên biến: TLEPHUTHUOC, ĐVT (%): Tỷ lệ người phụ thuộc đo lường bởi tỷ lệ thành viên không nằm trong độ tuổi lao động (dưới 15 tuổi và trên 55 tuổi đối với nữ hoặc trên 60 tuổi đối với nam) trên tổng số người trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 55 tuổi đối với nữ và từ 15 đến 60 tuổi đối với nam). Người phụ thuộc càng cao thì gánh nặng cho gia đình càng lớn nhất là khi có nhu cầu được chăm sóc sức khỏe nhiều hơn. Do vậy, tác giả kỳ vọng nếu hộ có tỷ lệ

Trang 38 người phụ thuộc cao thì chi tiêu y tế của hộ cao. Biến này kế thừa từ nghiên cứu của Chen và cộng sự (2011), Parker và Wong (1997), Lý Ngọc Linh (2014).

X2: Biến về đặc điểm xã hội

(8) Khu vực (thành thị/nông thôn), Ký hiệu tên biến: KHUVUC: Là biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ đang sống ở khu vực thành thị, nhận giá trị 0 nếu hộ đang sống ở khu vực nông thôn. Thành thị là khu vực tập trung đông dân cư, với các cơ sở khám chữa bệnh lớn. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm (ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí) ở thành thị là rất cao so với khu vực nông thôn, kèm theo là không gian sống chật hẹp, không đảm bảo, đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh tật phát triển, đặc biệt là dịch bệnh. Ngoài ra, thành thị là khu vực tập trung đội ngũ trí thức, có trình độ học vấn và thu nhập cao nên sẽ có sự hiểu biết nhất định về vấn đề chi tiêu y tế. Vì những nguyên nhân trên, tác giả kỳ vọng thành thị sẽ có mức chi tiêu y tế cao hơn nông thôn. Biến này kế thừa từ nghiên cứu của Parker và Wong (1997), Trivedi (2002), Phong Nguyen và cộng sự (2010), Le Phuong Thao (2011), Chen và cộng sự (2011), Magazino và Mele (2012), Lý Ngọc Linh (2014).

- X3 biến điều kiện chăm sóc sức khỏe thể hiện qua các biến đại diện:

(9) Tỷ lệ thành viên có BHYT trong hộ, Ký hiệu tên biến: TLEBHYT, ĐVT (%): Được đo lường bởi tỷ lệ thành viên có thẻ BHYT trên tổng số thành viên có trong hộ. BHYT kỳ vọng sẽ làm giảm chi tiêu trực tiếp từ ngân sách của người dân. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu về tác động của BHYT đều cho thấy BHYT chỉ làm giảm không đáng kể mức chi tiêu từ tiền túi người dân. Biến này kế thừa từ nghiên cứu của Le Phuong Thao (2011), Lý Ngọc Linh (2014).

(10) Số lần KCB nội trú, Ký hiệu tên biến: SOLANNOITRU. ĐVT ( lần ): Thể hiện số lần các thành viên của hộ gia đình mắc bệnh phải điều trị nội trú. Số lần KCB nội trú càng nhiều thì chi phí KCB càng cao. Biến này kế thừa từ nghiên cứu của Seprhri và cộng sự (2006).

(11) Số lần KCB ngoại trú, Ký hiệu tên biến: SOLANNGOAITRU. ĐVT (lần):

Thể hiện số lần các thành viên của hộ gia đình mắc bệnh đến cơ sở y tế để khám và điều trị ngoại trú. Số lần KCB ngoại trú càng nhiều thì chi phí KCB càng cao. Biến này kế thừa từ nghiên cứu của Seprhri và cộng sự (2006).

Trang 39 - X4: Nhóm biến sự hỗ trợ từ bên ngoài thể hiện qua hai biến là vay ưu đãi và sự hỗ trợ từ bên ngoài cho y tế.

(12) Vay ưu đãi, Ký hiệu tên biến: VAYUUDAI: Vay ưu đãi là biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ nhận được khoản vay ưu đãi, nhận giá trị 0 nếu hộ không nhận được khoản vay này. Biến này kế thừa từ nghiên cứu của Tinh Doan và cộng sự (2011), Lý Ngọc Linh (2014).

(13) Sự hỗ trợ từ bên ngoài cho y tế, Ký hiệu tên biến: LN_TROCAP: Là hộ có sự hỗ trợ từ việc mua thẻ BHYT, miễn phí KCB cho người nghèo hoặc trợ cấp khó khăn đối với hộ chính sách, người cao tuổi... Việc hộ gia đình được hỗ trợ từ Nhà nước, người thân, bạn bè hay các tổ chức, cơ quan, đoàn thể đều ảnh hưởng tích cực lên mức chi tiêu y tế của hộ gia đình, nhất là đối với hộ nghèo, người cao tuổi, người, người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Biến này thể hiện dưới dạng Logarit tự nhiên, kế thừa từ nghiên cứu của Đinh Thị Tâm (2013), Lý Ngọc Linh (2014).

(14) Diện hộ nghèo năm 2014, Ký hiệu: NGHEO14: Ở Việt Nam, việc xác định hộ nghèo căn cứ vào chuẩn nghèo quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ở từng giai đoạn. Chuẩn nghèo được xây dựng trên thu nhập và tùy thuộc vào khu vực nông thôn hay thành thị.

Từ năm 1993 đến nay, Việt Nam đã 5 lần điều chỉnh nâng chuẩn nghèo nhằm đáp ứng với yêu cầu xóa đói giảm nghèo toàn diện hơn, công bằng hơn và hội nhập theo chuẩn nghèo quốc tế: Giai đoạn 2001 – 2005, hộ gia đình ở nông thôn được xem là hộ nghèo khi thu nhập bình quân đầu người từ 100.000đ/tháng trở xuống, tương ứng ở thành thị là 150.000đ/tháng; Giai đoạn 2006 – 2010, hộ gia đình ở nông thôn được xem là hộ nghèo khi thu nhập bình quân đầu người từ 200.000đ/tháng trở xuống, tương ứng ở thành thị là 260.000đ/tháng; Giai đoạn 2011 – 2015, hộ gia đình ở nông thôn được xem là hộ nghèo khi thu nhập bình quân đầu người từ 400.000đ/tháng trở xuống, tương ứng ở thành thị là 500.000đ/tháng. Đây là chuẩn nghèo được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội áp dụng làm cơ sở xác định hộ nghèo và thực hiện chính sách giảm nghèo trên cả nước hiện nay. Ngoài ra, mỗi tỉnh, thành phố, tùy thuộc vào tình hình phát triển kinh tế có thể xây dựng chuẩn nghèo khác nhau.

Biến diện hộ nghèo là biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ gia đình được xác định là diện hộ nghèo năm 2014, nhận giá trị 0 nếu hộ không thuộc diện hộ nghèo năm 2014.

Biến này kế thừa nghiên cứu của Catharina Hjortsberg (2000).

Trang 40 Bảng 3.1: Tóm tắt các biến trong mô hình nghiên cứu và kỳ vọng dấu

Biến số Diễn giải Cơ sở chọn biến Kỳ vọng

dấu

Biến phụ thuộc

LN_CHIYTE Logarit tự nhiên chi tiêu y tế của hộ gia đình

Parker và Wong (1997), Trivedi (2002), Chen và cộng sự (2011), Le Phuong Thao (2011), Ogundari và Abdulai (2014), Lý Ngọc Linh (2014)

Biến độc lập

LN_CHITIEU Logarit tự nhiên của chi tiêu bình quân của hộ gia đình

Yip và Berman (2001), Seprhri và cộng sự (2006), ActionAid (2010), Lý Ngọc Linh (2014)

+

TUOICH Tuổi của chủ hộ, được tính theo giấy khai sinh vào thời điểm khảo sát (tính tròn tuổi) (ĐVT: năm)

Le Phuong Thao (2011), Phong Nguyen và cộng sự (2010), Lý Ngọc Linh (2014)

+

TDHVCH Trình độ học vấn của chủ hộ, được đo lường bằng số năm đi học của chủ hộ (ĐVT: năm)

Magazino và Mele (2012), Lý Ngọc Linh (2014)

-

DANTOC Biến giả, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là người Kinh, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ thuộc nhóm dân tộc khác

Le Phuong Thao (2011), Lý Ngọc Linh (2014)

+

GTCH Biến giả, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là Nam, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ là Nữ

Phong Nguyen và cộng sự (2010), Parker và Wong (1997), Chen và cộng sự (2011), Lý Ngọc Linh (2014)

+

HNCH Biến giả, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ đang sống chung với vợ/chồng, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ không sống chung

Đinh Thị Tâm (2013), Lý Ngọc Linh (2014)

+

TLEPHUTHUOC Đo lường bởi số thành viên không nằm trong độ tuổi lao động trên tổng số người trong hộ.

(ĐVT: %)

Chen và cộng sự (2011), Parker và Wong (1997), Lý Ngọc Linh (2014)

+

Trang 41 KHUVUC Biến giả, nhận giá trị 1 nếu

hộ đang sống ở thành thị, nhận giá trị 0 nếu hộ đang sống ở nông thôn

Parker và Wong (1997), Trivedi (2002), Phong Nguyen và cộng sự (2010), Le Phuong Thao (2011), Chen và cộng sự (2011), Magazino và Mele (2012), Lý Ngọc Linh (2014)

+

TLEBHYT Đo lường bởi thành viên có thẻ BHYT trên tổng số thành viên có trong hộ (ĐVT: %)

Le Phuong Thao (2011), Lý Ngọc Linh (2014)

-

SOLANNOITRU Đo lường số lần các thành viên trong hộ KCB nội trú (ĐVT: lần)

Seprhri và cộng sự (2006)

+

SOLANNGOAITRU Đo lường bởi số lần các thành viên trong KCB ngoại trú ( ĐVT: lần)

Seprhri và cộng sự (2006)

+

VAYUUDAI Hộ vay tín dụng ưu đãi. Là biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ nhận được khoản vay ưu đãi, nhận giá trị 0 nếu hộ không nhận được khoản vay.

Tinh Doan và cộng sự (2011), Lý Ngọc Linh (2014)

+

LN_TROCAP Hỗ trợ từ bên ngoài cho y tế của hộ. Biến này thể hiện dưới dạng Logarit tự nhiên.

Đinh Thị Tâm (2013), Lý Ngọc Linh (2014)

-

NGHEO14 Biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ nghèo, nhận giá trị 0 nếu không là hộ nghèo

Catharina Hjortsberg (2000)

-

Dựa vào cơ sở lý thuyết và sự hỗ trợ từ các nghiên cứu thực nghiệm trước đó, mô hình nghiên cứu chi tiêu y tế của hộ gia đình như sau:

LN_CHIYTE = 0 + 1 LN_CHITIEU + 2 TUOICH + 3 TDHVCH + 4

DANTOC + 5 GTCH + 6 HONNHANCH + 7 TLEPHUTHUOC + 8 KHUVUC +

9 TLEBHYT +10 SOLANNOITRU + +11 SOLANNGOAITRU + 12 VAYUUDAI + 13 TROCAPYTE + 14 NGHEO14 + ui

Kết quả thực nghiệm của mô hình hồi quy sẽ được dùng làm cơ sở để giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố với chi tiêu y tế của hộ và mức độ tác động của các yếu tố đó đến chi tiêu y tế của hộ gia đình Việt Nam.

Trang 42 Tóm lại.

Nội dung trong chương này tác giả đã xây dựng khung tiếp cận nghiên cứu, kết hợp với cơ sở lý thuyết được trình bày ở chương 2 để hình thành các biến được cho là phù hợp để đưa vào mô hình nghiên cứu của luận văn, là cơ sở để phân tích nội dung nghiên cứ u chính xác, khách quan và khoa ho ̣c.

Một phần của tài liệu Phân tích chỉ tiêu y tế hộ gia đình việt nam (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)