CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
4.2. Thống kê mô tả các biến trong bộ dữ liệu khảo sát
4.2.2. Thống kê mô tả các biến liên quan đến chủ hộ
* Thành phần dân tộc
Hình 4.4: Thành phần dân tộc của chủ hộ
Số lượng, 1636 người,
17%
Số lượng, 7761người,
83%
Trang 47 Theo dữ liệu thống kê (hình 4.4 hoặc bảng 1, phụ lục 2), chủ hộ là người dân tộc Kinh có 7.761 người chiếm 83%, chủ hộ là người dân tộc khác có 1.636 người chiếm 17% mẫu nghiên cứu. Kết quả này phù hợp với thành phần dân tộc của Việt Nam. Toàn quốc có 54 dân tộc anh em, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là dân tộc Kinh.
Vì vậy, số chủ hộ là người dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao là phù hợp. Tuy nhiên, số chủ hộ là người dân tộc khác cũng không ít, đảm bảo tính đại diện cho các thành phần dân tộc khác.
* Độ tuổi
Hình 4.5: Nhóm tuổi của chủ hộ
Theo dữ liệu thống kê (hình 4.5 hoặc bảng 2, phụ lục 2), số chủ hộ dưới 18 tuổi có 26,2%. Đây là dạng những hộ gia đình nông thôn, những thanh niên lập gia đình sớm hoặc sống tách hộ gia đình. Còn lại, đa phần các chủ hộ tập trung ở nhóm tuổi từ 19 đến 35, phổ biến nhất là từ 46-60 tuổi. Chủ hộ có nhóm tuổi trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (1.341 hộ, chiếm 14,3%) trong tổng số mẫu nghiên cứu. Đây là điểm phù hơp vì người đứng tên chủ hộ thường có liên quan đến các vấn đề hành chính, quản lý hộ tịch hộ khẩu của chính quyền địa phương, nên nếu hộ gia đình để cho những người quá lớn tuổi đứng tên chủ hộ sẽ gặp khó khăn trong các giao dịch, thực hiện các thủ tục hành chính khác. Đồng thời, theo tình hình thực tế, các hộ gia đình thường thực hiện tách hộ khi con cái lập gia đình nên chủ hộ thuộc các nhóm tuổi như hình 4.5 là phù hợp.
0 500 1000 1500 2000 2500
Dưới 18 tuổi Từ 19-35 tuổi Từ 36-45 tuổi Từ 46-60 tuổi Trên 60 tuổi
Dưới 18 tuổi
Từ 19-35 tuổi
Từ 36-45 tuổi
Từ 46-60 tuổi
Trên 60 tuổi
% 26.2 24.0 13.7 21.9 14.3
Số lượng (người) 2462 2251 1288 2055 1341
Trang 48
* Giới tính
Theo dữ liệu thống kê (hình 4.6 hoặc bảng 3, phụ lục 2), chủ hộ là nam giới chiếm đa số. Chủ hộ là nam giới có 6.999 người chiếm 74% mẫu nghiên cứu, cao gấp 3 lần so với chủ hộ là nữ giới.
Hình 4.6: Giới tính của chủ hộ
Theo đặc điểm văn hóa của người Việt, gia đình thường quan điểm là nam giới là trụ cột của gia đình, là người đứng mũi chịu sào, gánh vác những vấn đề quan trọng của gia đình, vì thế, đa phần các chủ hộ là nam giới là phù hợp. Số lượng chủ hộ là nữ giới cũng có đến 2.398 người, chiếm 26% mẫu nghiên cứu, vì vậy, tính đại diện của chủ hộ là nữ giới trong mẫu thống kê là đạt yêu cầu.
* Tình trạng hôn nhân
Hình 4.7: Tình trạng hôn nhân của chủ hộ
2398 nữ, 6999 nam, 26%
74%
Khác, 1840 người, 20%
7557 người đang có gia đình, 80%
Trang 49 Tình trạng hôn nhân của chủ hộ có thể có nhiều dạng khác nhau (độc thân, đang có vợ/chồng, ly hôn, ly thân, góa vợ/chồng). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, biến tình trạng hôn nhân của chủ hộ chia theo hai dạng (đang có vợ/chồng và khác). Theo kết quả thống kê (xem hình 4.7 hoặc bảng 4, phụ lục 3),
* Trình độ học vấn
Bảng 4.1: Trình độ hoc vấn của chủ hộ
Số năm đi học (năm) Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
0 661 7,0
1 146 1,6
2 398 4,2
3 543 5,8
4 515 5,5
5 991 10,5
6 555 5,9
7 508 5,4
8 329 3,5
9 2.268 24,1
10 262 2,8
11 178 1,9
12 2.043 21,7
Tổng 9.397 100,0
Trình độ học vấn được đo bằng số năm đi học, vì vậy, số năm cao nhất là 12 năm. Theo số liệu thống kê (xem bảng 4.1 hoặc bảng 8, phụ lục 2), chủ hộ có số năm đi học tập trung ở 2 mức là 9 năm và 12 năm (lớp 9 và lớp 12 nếu không lưu bang).
661 người chủ hộ cho biết mình không đi học năm nào, chiếm 7% mẫu nghiên cứu, còn lại đa phần các chủ hộ đều có đi học ít nhất là 1 năm và nhiều nhất là 12 năm. Kết quả thống kê cho thấy, thực tế ở các địa phương (chủ yếu là vùng nông thôn) trình độ học vấn của các chủ hộ cũng còn hạn chế.
* Trình độ chuyên môn cao nhất
Bên cạnh trình độ học vấn, trong dữ liệu VHLSS 2014 còn thống kê cả trình độ chuyên môn cao nhất và giáo dục nghề nghiệp của chủ hộ. Trình độ chuyên môn của các chủ hộ tập trung nhiều nhất ở bậc trung học cơ sở tiếp đến là tiểu học và không bằng cấp. Trong đó, chủ hộ không bằng cấp có đến 2.303 người chiếm 24,5% (xem
Trang 50 hình 4.8 hoặc bảng 9, phụ lục 2). Đây là điểm hạn chế của các chủ hộ vì có ảnh hưởng ít nhiều đến những vấn đề kinh tế - xã hội của hộ. Số lượng chủ hộ đạt trình độ cao đẳng, đại học, thạc sỹ và tiến sỹ rất hạn chế. Số lượng người đạt trình độ thạc sỹ chỉ có 21/9.397 người và trình độ tiến sỹ chỉ có 14 người/9.397 người. Như vậy, trình độ chuyên môn cao nhất của chủ hộ có sự phân bổ không đồng đều, tính đại diện cho các nhóm không đảm bảo, vì vậy, trong phân tích hồi quy biến này không đưa vào mô hình để tránh trường hợp không đảm bảo tính đại diện trong nghiên cứu.
Hình 4.8: Trình độ chuyên môn cao nhất
* Giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục nghề nghiệp của chủ hộ được phân chia theo nhiều cấp độ từ mức thấp nhất là không được giáo dục nghề nghiệp đến mức cao nhất là cao đẳng nghề.
Trên thực tế, chủ hộ có thể không học đại học hay học sau đại học, dù trình độ học vấn cao hay thấp, người dân đều có thể tham gia học nghề. Việc học nghề giúp cho các chủ hộ có thể tham gia những công việc phi nông nghiệp nhiều hơn. Theo kết quả nghiên cứu (xem hình 4.9 hoặc bảng 10, phụ lục 2), có đến 90% các chủ hộ không tham gia học nghề, 10% còn lại học nghề ở các cấp bậc từ sơ cấp đến cao đẳng nghề. Việc các chủ hộ không tham gia học nghề cũng bình thường vì có thể họ học đại học và sau đại
0 500 1000 1500 2000 2500 3000
Không bằng cấp Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ
Không bằng
cấp
Tiểu học
Trung học cơ
sở
Trung học phổ
thông
Cao
đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ Số lượng (người) 2303 2371 2700 1402 112 474 21 14
Tỷ lệ (%) 24.5 25.2 28.7 14.9 1.2 5.0 .2 .1
Trang 51 học về chuyên môn nên không học nghề, hoặc những vùng nông thôn, chủ hộ làm việc nông nghiệp là chủ yếu nên không học nghề.
Hình 4.9: Giáo dục nghề nghiệp của chủ hộ