GELATINUS
3.1.1 Ảnh hưởng của dung môi đến hoạt độ NKHC của lectin có trong rong đỏ B.
gelatinus.
Kết quả ảnh hưởng của dung môi đến hoạt độ tổng số và hoạt độ riêng của lectin có trong rong đỏ B. gelatinus được thể hiện ở bảng PL 2 và hình 3.1.
Hình 3.1: Ảnh hưởng của dung môi chiết đến HĐTS và HĐR của lectin
Kết quả thí nghiệm cho thấy, khi sử dụng dung dịch đệm ethanol 20%, ethanol 30% và PBS (0,02M, NaCl 0,15M, pH 7,5) làm dung môi chiết, HĐTS không thay đổi nhưng HĐR lại thay đổi rõ rệt (lần lượt là 256 HU, 55,2 HU/mg ; 256 HU, 49,2 HU/mg và 256 HU, 46,3 HU/mg) và đều cao hơn nhiều so với nước cất và ethanol 10% (lần lượt là 128 HU, 25,3 HU/mg và 128 HU, 25,6 HU/mg). Điều này có thể do dung dịch đệm PBS 0,02M đảm bảo được điều kiện pH của môi trường, phù hợp với khả năng khuếch tán protein; trong khi ethanol là một dung môi phân cực mạnh, có khả năng làm tăng sự khuếch tán của protein lectin ra ngoài DC, làm tăng HĐTS và HĐR của lectin.
Tuy nhiên, trong trường hợp này chúng tôi chọn dung môi ethanol 20% cho các nghiên cứu tiếp theo vì việc sử dụng ethanol có nhiều thuận lợi, nhiệt độ bay hơi của
0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0
0 50 100 150 200 250 300
Nước cất EtOH 10% EtOH 20% EtOH 30% PBS
Hoạt dộ riêng (HU/mg)
Hoạt độ tổng số (HU)
Dung môi chiết
Hoạt độ tổng số (HU) Hoạt độ riêng (HU/mg)
39
ethanol thấp nên dễ tách bỏ dung môi này ra khỏi DC, làm tăng hiệu suất thu hồi DC qua các bước tinh sạch tiếp theo, lượng ethanol dư thừa có thể được thu hồi để tái sử dụng cho các mục đích khác.
3.1.2 Ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu:dung môi chiết đến hoạt độ NKHC của lectin có trong rong đỏ B. gelatinus.
Kết quả ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu:dung môi chiết đến hoạt độ tổng số và hoạt độ riêng của lectin có trong rong đỏ B. gelatinus được thể hiện ở bảng PL 3 và hình 3.2.
Hình 3.2: Ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu:dung môi chiết đến HĐTS và HĐR của lectin
Từ thí nghiệm trên, có thể nhận thấy thể tích dung môi dùng để tách chiết có ảnh hưởng đến hiệu suất tách chiết và hoạt độ NKHC của DC từ rong B. gelatinus.
Nhìn chung, khi tăng thể tích dung dịch đệm EtOH 20% từ 1:04 lên 1:06 thì HĐTS tăng (từ 128 HU lên 384 HU) và HĐR cũng tăng dần (từ 42 HU/mg lên 57,8 HU/mg). Vì lúc này quá trình khuếch tán của protein lectin vào trong dung dịch đệm cũng tăng lên, làm tăng khả năng NKHC, nên HĐTS và HĐR đều tăng. Tuy nhiên, nếu tiếp tục tăng thể tích tỷ lệ nguyên liệu : dung môi (w/v) lên 1:08 và 1:10 thì hoạt độ NKHC lại giảm, vì lúc này một lượng protein không phải lectin cũng sẽ khuếch tán ra
0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0
0 50 100 150 200 250 300 350 400 450
1:04 1:06 1:08 1:10
Hoạt dộ riêng (HU/mg)
Hoạt độ tổng số (HU)
Tỉ lệ nguyên liệu:dung môi (w/v)
Hoạt độ tổng số (HU) Hoạt độ riêng (HU/mg)
40
ngoài và làm ảnh hưởng đến hoạt độ NKHC của DC nên HĐTS và HĐR đều giảm (HĐTS lần lượt là 256 HU và 160 HU; HĐR lần lượt là 16,6 HU/mg và 7,3 HU/mg).
Kết quả từ hình 3.2 cho ta thấy, ở tỷ lệ nguyên liệu : dung môi (w/v) là 1:6 thì HĐTS và HĐR đều đạt cực đại (384 HU và 57,8 HU/mg). Vì vậy chúng tôi chọn tỷ lệ 1:6 là tỉ lệ thích hợp để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.
3.1.3 Ảnh hưởng của thời gian chiết (giờ) đến hoạt độ NKHC của lectin có trong rong đỏ B. gelatinus.
Kết quả ảnh hưởng của thời gian chiết (giờ) đến hoạt độ tổng số và hoạt độ riêng của lectin có trong rong đỏ B. gelatinus được thể hiện ở bảng PL 4 và hình 3.3.
Hình 3.3: Ảnh hưởng của thời gian chiết (giờ) đến HĐTS và HĐR của lectin Kết quả từ bảng PL 4 và hình 3.3 cho thấy, sau khi chiết 2 giờ, protein lectin chưa khuếch tán nhiều ra ngoài dung môi nên HĐTS và HĐR còn thấp (lần lượt là 192 HU và 29,3 HU/mg). Đến 4 giờ, HĐTS của lectin đạt cực đại và không thay đổi (384 HU) so với các dịch chiết trong 6 giờ và 8 giờ; HĐR cũng đạt cực đại tại 4 giờ (52,2 HU/mg) nhưng bắt đầu có xu hướng giảm dần khi cho chiết qua đến giờ thứ 6 (33,9 HU/mg). Qua giờ thứ 8, HĐR của lectin giảm đáng kể (25,8 HU/mg) vì thời gian chiết càng dài, các protein không phải lectin khuếch tan ra dung dịch nhiều hơn nên lượng protein tổng cao dẫn đến HĐRgiảm.
0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0
0 50 100 150 200 250 300 350 400 450
2 4 6 8
Hoạt độ riêng (HU/mg)
Hoạt độ tổng số (HU)
Thời gian chiết (giờ)
Hoạt độ tổng số (HU) Hoạt độ riêng (HU/mg)
41
Vì vậy, để tiết kiệm thời gian, chi phí và đạt hiệu quả chiết cao nhất chúng tôi sẽ chọn thời gian chiết là 4 giờ là khoảng thời gian chiết thích hợp để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.