Thu nhập Chi phí Lợi nhuận
2.1 Kiến nghị với cơ quan Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước:
Để đạt được hiệu quả tín dụng cho Ngân hàng nói riêng và cho nền kinh tế nói chung, ngoài sự cố gắng của mỗi Ngân hàng, cần có sự giúp đỡ từ phía Nhà nước về các mặt như:
- Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo môi trường thông thoáng và an toàn cho hoạt động tín dụng.
- Đổi mới phương thức và thủ tục tín dụng tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho các cá nhân, đơn vị hay các tổ chức kinh tế khác.
- Khi có chính sách mới ban hành hoặc sửa đổi thì nhất thiết phải có những văn bản kèm theo để hướng dẫn việc thực hiện.
- NHNN cần thường xuyên thanh tra, giám sát hoạt động của các Ngân hàng từ đó để sớm phát hiện và xử lý.
- Lãi suất là công cụ quan trọng để Ngân hàng có thể thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư và tổ chức kinh tế. Chính sách lãi suất hợp lý sẽ phát huy hiệu quả trong công tác huy động vốn. Chính sách lãi suất hợp lý phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của cả Ngân hàng và khách hàng, đồng thời phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế.
- NHNN cần tiếp tục xây dựng chính sách tỷ giá ổn định và hợp lý tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại.
2.2 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Phát triển Mêkông – Châu Đốc:
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Phát triển Mêkông – Châu Đốc nói riêng đã sớm hòa nhập với không khí thay đổi của đất nước và thật sự trở
tệ tín dụng, góp phần đáng kể vào sự công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhà nước. Ngoài việc cung ứng một lượng vốn lớn để phục vụ cho sản xuất - kinh doanh trên địa bàn Ngân hàng cũng góp phần rất lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống của người dân. Vì vậy:
Để nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phát triển Mêkông – Châu Đốc càng trở nên có hiệu quả thì bên cạnh việc điều chỉnh lãi suất, cần cung cấp tốt các dịch vụ tiện ích như gửi tiết kiệm một nơi có thể rút được ở nhiều nơi thông qua hệ thống điện tử hiện đại nhằm phục vụ những khách hàng không thích rủi ro khi sử dụng tiền mặt, và tiết kiệm thời gian cho họ. Cần xây dựng Ngân hàng đủ mạnh về vốn, công nghệ, năng lực tài chính, năng lực quản lý, cần xác định được chiến lược phát triển tín dụng, đẩy mạnh mở rộng thị phần. Vận dụng tối đa các thiết bị công nghệ thông tin hiện đại vào lĩnh vực Ngân hàng để tạo ra nhiều loại hình dịch vụ mới, đa dạng hơn. Cung cấp kịp thời và chính xác cho khách hàng biết về tỷ giá, lãi suất, số dư tài khoản cũng như những biến động về tiền tệ để có giải pháp kịp thời cho các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng.
Nâng cao cơ sở hạ tầng, phương diện làm việc, mở rộng mặt bằng nhằm tạo niềm tin cho khách hàng và đủ sức cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn, kết hợp với thái độ, cung cách phục vụ tận tình, thân thiện của nhân viên tạo cho khách hàng có ấn tượng tốt về Ngân hàng.
Tăng cường và mở rộng các biện pháp tuyên truyền và quảng cáo trên các phương tiện thông tin, tổ chức các hội nghị, đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp để giới thiệu quy chế cho vay và những sản phẩm dịch vụ của mình. Cần cân đối giữa khả năng huy động vốn và sử dụng vốn, đồng thời tăng cường công tác quản lý rủi ro nhằm đạt mục tiêu tín dụng an toàn, hiệu quả.
Cần phối hợp và tạo mối quan hệ tốt đẹp với các ban ngành, chính quyền địa phương để có được sự hỗ trợ trong công tác thẩm định và thu hồi nợ.
Nghiên cứu và phát triển thêm sản phẩm mới, phát hành thêm nhiều loại thẻ với nhiều tính năng vượt trội hơn so với các Ngân hàng khác, đặc biệt là dịch vụ thẻ trong khu vực dân cư sẽ giúp cải thiện tình hình thanh toán trong doanh thu và tạo ra một hình thức huy động mới, tập trung các nguồn vốn trong dân vào các tài khoản cá nhân để đầu tư phát triển.
Bên cạnh đó, Ngân hàng phải thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, động viên và khơi dậy các tiềm năng của nhân viên để họ có thể phát huy hết năng lực của mình nhằm đem lại hiệu quả cao trong công việc. Cần bố trí cán bộ phù hợp với trình độ chuyên môn để đảm bảo đúng người đúng việc và có chính sách khen thưởng kịp thời nhằm khuyến khích, tạo động lực phấn đấu cho đội ngũ nhân viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn. 2008. Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại: NXB Thống Kê. Thống Kê.
2. TS. Nguyễn Ninh Kiều. 2008. Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại: NXB Thống Kê. Thống Kê.
3. TS. Nguyễn Ninh Kiều. 2009. Tài chính doanh nghiệp căn bản: NXB Thống Kê. Kê.