Thu nhập Chi phí Lợi nhuận
2.2.1 Thủ tục nhận tiền gửi của khách hàng tại NHTMCP Phát triển Mêkông-Châu Đốc:
Mêkông-Châu Đốc:
2.2.1 Thủ tục nhận tiền gửi của khách hàng tại NHTMCP Phát triển Mêkông-Châu Đốc: Mêkông-Châu Đốc:
Trước khi đến giao dịch tại Ngân hàng, khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định và trực tiếp đến chi nhánh, phòng giao dịch của Ngân hàng để làm thủ tục mở tài khoản. Sau khi mở tài khoản khách hàng tiến hành thủ tục gửi tiền vào tài khoản.
2.2.1.1 Thủ tục nhận tiền gửi của khách hàng:
- Đối với khách hàng giao dịch lần đầu: là khách hàng cá nhân hay tổ chức doanh nghiệp mà Ngân hàng chưa ghi nhận thông tin của khách hàng vào hệ thống. Khi khách hàng đến giao dịch sẽ gặp trực tiếp nhân viên giao dịch tại Ngân hàng và được hướng dẫn thực hiện các thủ tục mở tài khoản, đăng ký chữ ký mẫu và tạo một tài khoản riêng.
- Đối với khách hàng giao dịch lần sau: là khách hàng đã được Ngân hàng ghi nhận đầy đủ các thông tin theo quy định vào hệ thống. Tại phòng giao dịch của Ngân hàng, khách hàng được nhân viên hướng dẫn điền vào mẫu theo sản phẩm mà khách hàng yêu cầu. Sau khi tiến hành xong các thủ tục cần thiết, các thông tin sẽ được nhân viên kiểm tra xem có đầy đủ hay không như:
+ Họ, tên khách hàng. + Kỳ hạn gửi / rút tiền. + Số tiền….
+ Chữ ký người gửi. + ……….
- Khi đó nếu hồ sơ khách hàng đã đầy đủ và không cần sửa đổi hoặc bổ sung thì nhân viên sẽ tiến hành lưu hồ sơ khách hàng vào máy.
•Nhìn chung, thủ tục nhận tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Phát triển Mêkông – Châu Đốc là phù hợp với thực tế,thủ tục tương đối đơn giản,nhanh chóng và tiện lợi.
2.2.1.2 Hồ sơ nhận tiền gửi:
- Đối với khách hàng cá nhân:
+ Giấy đăng ký thông tin (theo mẫu của Ngân hàng TMCP Phát triển Mêkông).
+ Người Việt Nam: cần có CMND hoặc hộ chiếu .
+Người Nước ngoài: Thẻ thường trú, tạm trú, hộ chiếu hoặc thị thực nhập cảnh đối với người nước ngoài.
- Đối với khách hàng doanh nghiệp:
+ Giấy đăng ký mở tài khoản (theo mẫu của Ngân hàng TMCP Phát triển Mêkông ).
+ Hồ sơ chứng minh tư cách pháp lý của tổ chức.
+ Hồ sơ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của chủ tài khoản.
•Khi gửi tiền vào Ngân hàng TMCP Phát triển Mêkông được thực hiện nhanh chóng,chính xác. Những thủ tục thông thường đơn giản và tương tự như thủ tục của các Ngân hàng khác.
2.2.2 Phân tích tình hình huy động vốn:
Ngân hàng giữ vai trò trung gian trong nền kinh tế “vừa đi vay vừa cho vay” tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế khác. Vì thế, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Thông qua hoạt động huy động vốn sẽ tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư và cho vay đối với nền kinh tế của Ngân hàng đồng thời đáp ứng nhu cầu gửi tiền và vay vốn của người dân được thuận lợi và an toàn hơn. Vì vậy, đây được coi là hoạt động cơ bản nhất, có tính sống còn đối với NHTM. Tuy hoạt động này không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho Ngân hàng nhưng lại là thành phần không thể thiếu của NHTM. Như đã biết với một Ngân hàng mới thành lập thì vốn điều lệ ban đầu sẽ không đáp ứng được hết các hoạt động của Ngân hàng, buộc Ngân hàng phải huy động thêm vốn từ nhiều nguồn khác nhau để giúp hoạt động kinh doanh được diễn ra tốt hơn. Điều này đã nói lên được tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn đối với
NHTM là như thế nào ? Trong tình hình kinh tế hiện nay, đặc biệt khi nguồn vốn huy động có tính cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM thì đòi hỏi mỗi NHTM phải xây dựng một chiến lược lãi suất phù hợp mới đảm bảo được nhu cầu huy động vốn của mình.
Đây là cũng là một trong số khó khăn mà Ngân hàng TMCP Phát triển Mêkông – Châu Đốc gặp phải trong quá trình hình thành và phát triển. Tuy nhiên, sau khi đi vào hoạt động cùng với chất lượng dịch vụ huy động tốt Ngân hàng đã tạo được lòng tin nơi khách hàng và không ngừng nâng cao uy tín của mình.
Để thấy được sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Phát triển Mêkông – Châu Đốc, ta xét Bảng 2.3
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm ĐVT: Triệu đồng 82106 75714 91544 12288 11285 4758 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 2009 2010 2011
Vốn huy động Vốn điều chuyển
Biểu đồ 2.2 thể hiện sự gia tăng trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng với tốc độ rất nhanh. Cụ thể năm 2009 tổng nguồn vốn là 94.394 triệu đồng, năm 2010 là 86.999 triệu đồng giảm 7.395 triệu đồng so với năm 2009, năm 2011 là 96.302 triệu đồng, tăng 9.303 triệu đồng và tăng 10,7% so với năm 2010. Tuy nhiên nếu xét riêng từng nguồn vốn chúng ta sẽ thấy rõ hơn sự biến động trong từng chỉ tiêu:
Vốn điều chuyển:
Không chỉ riêng Ngân hàng TMCP Phát triển Mêkông – Châu Đốc mà hầu hết NHTM nếu chỉ sử dụng nguồn vốn từ việc huy động để cho vay sẽ không đáp ứng được hết nhu cầu cần vốn của khách hàng. Do vậy, để đáp ứng được điều đó Ngân hàng còn phải cần vào nguồn vốn điều chuyển, nhưng nguồn vốn này có lãi suất cao hơn so với lãi suất huy động làm cho chi phí hoạt động của
Do đó, Ngân hàng luôn nỗ lực phấn đấu tăng nguồn vốn lên bằng cách đẩy mạnh nghiệp vụ huy động vốn. Từ năm 2009-2011 vốn huy động tăng mạnh nhưng vẫn không đáp ứng được hết nhu cầu vay vốn của khách hàng, đây là lý do để Ngân hàng cần đến nguồn vốn điều chuyển. Nhưng do vốn điều chuyển có lãi suất cao so với vốn huy động nên Ngân hàng đã giảm lượng vốn điều chuyển cụ thể năm 2010 là 11.285 triệu đồng giảm 1.003 triệu đồng so với năm 2009, đến năm 2011 vốn điều chuyển là 4.758 triệu đồng đã giảm 57,8% so với năm 2010
Vốn huy động:
Vốn huy động chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn của NHTM thế nhưng nguồn vốn này lại không có tính ổn định cao, do khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào. Có thể nói đây là nguyên nhân làm cho vốn huy động của Ngân hàng thay đổi qua các năm. Chẳng hạn năm 2009 vốn huy động chiếm 87% / tổng nguồn vốn, năm 2010 vốn huy động chỉ còn 75.714 triệu đồng nhưng vẫn chiếm 87%/tổng nguồn vốn, và năm 2011 lại tiếp tục thay đổi nên đã chiếm 95% trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên xét về tốc độ tăng trưởng thì vốn huy động lại tăng rất nhanh. Cụ thể năm 2010 là 75.714 triệu đồng nhưng đến năm 2011 thì đã là 91.544 triệu đồng, đã tăng 20,9% so với năm 2010. Đây là kết quả có được từ việc đẩy mạnh cộng tác huy động và tăng cường mạng lưới hoạt động của Ngân hàng.
Lợi ích từ huy động vốn đem lại là giúp Ngân hàng chủ động hơn trong việc cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế khác, và không còn trông chờ vào nguồn vốn điều chuyển. Mặt khác sẽ đem về lợi nhuận cao hơn cho Ngân hàng vì không phải mất đi khoản chi phí khi sử dụng vốn của Ngân hàng cấp trên. Do đó, Ngân hàng TMCP Phát triển Mêkông – Châu Đốc dù nhận được sự chuyển vốn từ hội sở nhưng vẫn không ngừng phấn đấu, tăng cường quảng bá các chương trình huy động để thu hút khách hàng gửi tiền vào dưới nhiều hình thức như: huy động tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm từ cá nhân hay tổ chức… với nhiều kỳ hạn khác nhau, cùng với mức lãi suất luôn được Ngân hàng điều chỉnh một cách
tận tình và thân thiện nhân viên Ngân hàng luôn giữ thái độ vui vẻ, ân cần và lịch sự khi tiếp xúc với khách hàng. Ngân hàng hứa hẹn sẽ đem lại nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng, vì thế mà trong thời gian qua lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều góp phần gia tăng nguồn vốn cho Ngân hàng.
Về mặt cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng sở hữu vốn của Ngân hàng TMCP Phát triển Mêkông – Châu Đốc được hình thành từ tiền gửi của tổ chức kinh tế và từ tiền gửi tiết kiệm. Sự biến động của các nguồn này sẽ được xem xét cụ thể qua Bảng 2.4, sau đây:
Từ Bảng 2.4 ta thấy được rằng là, nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là từ tiền gửi tiết kiệm. Nhưng phải thấy được là tiền gửi của tổ chức kinh tế cũng tăng dần qua các năm. Nếu như tiền gửi tiết kiệm của tổ chức kinh tế trong năm 2009 là 2.286 triệu đồng thì đến năm 2010 đã là 2.737 triệu đồng, tăng lên 451 triêu đồng và tăng 19,7%. Và tiếp tục tăng 76 triệu đồng và 2,8% trong năm 2011. Điều đó có thể cho rằng là do Ngân hàng TMCP Phát triển Mêkông – Châu Đốc đã tạo được lòng tin đối với các tổ chức kinh tế trên địa bàn, cũng như cạnh tranh lại được các Ngân hàng khác trên cùng khu vực. Để thấy rõ sự chênh lệch tiền gửi giữa tiền gửi của tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm, ta có thể phân tích qua Biểu đồ 2.3 sau:
Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng giữa tiền gửi của TCKT và tiền gửi tiết kiệm trong nguồn vốn
Năm 2009
3%
97%
Ta thấy trong Biểu đồ 2.3 là tiền gửi của TCKT chiếm tỷ lệ rất thấp so với tiền gửi tiết kiệm. Do Ngân hàng chỉ chú trọng vào khách hàng gửi tiết kiệm nhưng chưa quan tâm nhiều đến các tổ chức kinh tế.
Năm 2010
4%
96%
Tiền gửi của TCKT Tiền gửi tiết kiệm
Năm 2011
3%
97%
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Ngân hàng đã có nhiều biện pháp tích cực, năng động và kịp thời để gia tăng vụ khách hàng, không để khách hàng phải mất thời gian chờ đợi khi đến gửi tiền và rút tiền ở Ngân hàng. Thêm vào đó Ngân hàng còn áp dụng chính sách lãi linh hoạt và phù hợp nên thu hút được lượng tiền gửi vào rất lớn cụ thể như sau: