Một số giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn:

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Mêkông chi nhánh Châu Đốc (Trang 44 - 48)

Thu nhập Chi phí Lợi nhuận

3.2 Một số giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn:

 Tồn tại và phát triển đã trở thành quy luật sống đối với NHTM, nhất là trong xu hướng hội nhập kinh tế và cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi Ngân hàng phải có những chiến lược, giải pháp, và định hướng riêng mới có thể đứng vững trên thị trường. Do đó, Ngân hàng cần sớm tìm ra những bước đi cụ thể cho mình.

 Những năm qua nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã đáp ứng được phần lớn cho công tác cho vay, đem lại nguồn vốn kinh doanh cho các TCKT và các cá nhân hoạt động sản xuất. Vì vậy, để khai thác tiềm năng về vốn Ngân hàng cần phát huy và nâng cao hơn nữa nghiệp vụ này để tối đa hóa lợi nhuận của mình và góp phần vào sự phát triển kinh tế của nước nhà.

 Để nâng cao hơn nữa hiệu quả huy động vốn, Ngân hàng cần phải khẩn trương nghiên cứu thực hiện các loại thể thức tiết kiệm mới: tiết kiệm có kỳ hạn có lãi và có thưởng, tiết kiệm có lãi suất gắn với quy mô vốn gửi (tiền gửi càng lớn, lãi suất càng cao), đẩy mạnh công tác mở tài khoản cá nhân, đồng thời mỗi cán bộ nhân viên Ngân hàng phải nắm vững nội dung của từng thể thức để kiên trì giải thích, hướng dẫn khách hàng nên gửi loại tiền nào có lợi cho họ.

 Trong nguồn vốn huy động thì tiền gửi thanh toán của TCKT, cá nhân có ý nghĩa đối với Ngân hàng vì nó bổ sung vào nguồn vốn tín dụng, và tạo thành nguồn vốn rẻ trong kinh doanh, do chi phí trả lãi đối của các loại tiền gửi này rất thấp sẽ làm giảm chi phí đầu vào cho Ngân hàng. Bên cạnh đó thì nguồn vốn từ tiền gửi có kỳ hạn cũng góp phần tỷ trọng khá lớn trong nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được bởi đây là nguồn vốn mang tính ổn định cao, giúp Ngân hàng chủ động hơn trong quyết định đầu tư. Vì vậy, Ngân hàng cần phải tiếp tục duy trì và nâng cao nguồn vốn này bằng cách đưa ra nhiều kỳ hạn vay vốn với những mức lãi suất khác nhau để khách hàng có cơ hội lựa chọn hay đưa ra những chương trình khuyến mãi, dự thưởng cho tất cả khách hàng. Đây là động lực thúc đẩy khách hàng đến với Ngân hàng.

 Nâng cao sức cạnh tranh trên địa bàn bằng chiến lược đa dạng hoá các loại lãi suất bởi đây là công cụ hữu hiệu nhất để thu hút khách hàng và để tăng cường khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn. Để thực hiện được điều này Ngân hàng phải nắm bắt những thông tin, nhu cầu của thị trường, mức lãi suất của các đối thủ cạnh tranh… một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Thông qua đó Ngân hàng sẽ có được mức lãi suất phù hợp và thích ứng với sự biến động của thị trường.

 Chú trọng huy động vốn trong dân cư, song song với việc đẩy mạnh huy động vốn ở các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp… Thủ tục giấy tờ được đơn giản hóa nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ, an toàn, nhanh chóng, chính xác khi khách hàng đến giao dịch.

 Tiếp tục nâng cao dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển khoản để tận dụng nguồn tiền nhàn rỗi trong thanh toán. Ứng dụng marketing vào Ngân hàng để mở rộng tiếp thị, tăng cường quảng cáo trên báo đài, tờ bướm, dán áp phích… giới thiệu các thể thức huy động và các tiện ích phục vụ của Ngân hàng. Chủ động mời gọi khách hàng để có thể tiếp cận một cách tối đa nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, tìm kiếm mở rộng quan hệ với các khách hàng được đánh giá là có khả năng tài chính tốt, có nguồn tiền gửi nhiều.

 Phát triển mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng truyền thống, đồng thời chú trọng đến lượng khách hàng tiềm năng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thông qua lượng khách hàng tiềm năng này Ngân hàng sẽ tranh thủ được một nguồn vốn huy động lớn và có lãi suất thấp.

 Cần xác định và quán triệt cho toàn thể cán bộ nhân viên của Ngân hàng nhận thức rõ một trong những chiến lược lâu dài có tầm quan trọng hàng đầu là tăng trưởng nguồn vốn có lãi suất thấp nhằm tăng cuờng hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

 Bên cạnh đó để nghiệp vụ huy động vốn càng có hiệu quả cần quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên để nắm bắt kịp thời các chủ trương nhằm tuyên truyền, quảng bá thương hiệu bằng chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Giải thích cho khách hàng hiểu mọi vấn đề mà họ thắc mắc liên quan đến hoạt động của Ngân hàng, từ đó khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng, họ sẽ gửi tiền và giới thiệu cho người khách cùng gửi. Đồng thời khuyến khích nhân viên bằng việc thực hiện các chương trình thi đua khen thưởng đối với cán bộ nhân viên có thành tích tốt nhằm giúp họ phát huy được hết năng lực làm việc của mình.

PHẦN III: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

Trong chương này ta tổng kết lại những vấn đề có liên quan trong phạm vi nghiên cứu, thông qua đó đề xuất một số giải pháp để giúp Ngân hàng kinh doanh có hiệu quả và ngày càng phát triển trong tương lai.

1. Kết luận:

Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho Ngân hàng nhưng nếu như không có nó thì xem như không có hoạt động của NHTM. Nếu chỉ có vốn điều lệ cần phải có đối với một Ngân hàng mới thành lập thì chưa đủ vì vậy để có nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của mình như cấp tín dụng và các huy động vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với NHTM, nó cung cấp nguồn dịch vụ khác buộc Ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng. Do đó, nghiệp vụ vốn đầu vào cho toàn bộ quy trình hoạt động của hệ thống ngân hàng, giúp Ngân hàng có đủ nguồn vốn để tài trợ, đầu tư. Mặt khác, thông qua đó có thể đo lường được uy tín của Ngân hàng trên thị trường cũng như sự tín nhiệm của khách hàng.

Ngân hàng TMCP Phát triển Mêkông – Châu Đốc trong những năm qua đã tích cực tăng cường công tác huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế xã hội đáp ứng nhu cầu vay vốn cho các thành phần kinh tế và tầng lớp dân cư. Mặt dù gặp nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm của toàn bộ đội ngũ cán bộ nhân viên trong thời gian qua là một nỗ lực rất lớn giúp Ngân hàng gặt hái được những thành công bước đầu, được thể hiện qua chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng qua ba năm.

Với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các NHTM đã tạo cơ hội cho sự phát triển ngành Ngân hàng nhưng cũng không ít thách thức mà Ngân hàng phải đối mặt.

Bên cạnh đó, An Giang đang và ngày càng phát triển về mọi mặt trên lĩnh vực kinh tế, nhất là lĩnh vực xuất nhập khẩu với tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ điều đó là tiền đề giúp Ngân hàng phát triển. Do đó việc cần làm là phát huy những thành tích đạt được, mặt khác ra sức khắc phục những mặt hạn chế

còn tồn tại để Ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc huy động vốn cũng như cho vay. Từ đó nâng cao vị thế của Ngân hàng và chứng tỏ Ngân hàng TMCP Phát triển Mêkông – Châu Đốc đủ sức cạnh tranh với tất các Ngân hàng khác trên địa bàn.

2. Kiến nghị:

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Mêkông chi nhánh Châu Đốc (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)