Thu nhập Chi phí Lợi nhuận
2.2.2.1 Tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế:
Đây là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi hoặc chưa có nhu cầu sử dụng của các tổ chức kinh tế được gửi tại Ngân hàng. Hiện nay hình thức thanh toán thông qua hệ thống Ngân hàng đã trở nên khá phổ biến đối với doanh nghiệp hay các cơ sở kinh doanh khác… Các tổ chức kinh tế này có thể mở tài khoản thanh toán tại các chi nhánh Ngân hàng trên cùng địa bàn để thuận tiện cho việc kinh doanh của mình. Điều này mang đến cho Ngân hàng sự thuận lợi hơn để tiếp cận với nguồn vốn này, đồng thời đây cũng là việc để họ kiếm lời từ những đồng vốn tạm thời chưa sử dụng đến. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế
tăng trưởng không ổn định vì phải phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của họ. Điều này được thể hiện cụ thể như sau: năm 2010 nguồn vốn này đã tăng lên 451
triệu đồng so với năm 2009, do Ngân hàng đã cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Có thể nói đến năm 2011 tình hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế có hiệu quả, việc mua bán diễn ra ngày càng nhiều hơn, và để thuận tiện cho việc thanh toán họ đã gửi tiền vào Ngân hàng để mở tài khoản thanh toán, và xem đây là một phương tiện thanh toán hữu hiệu nhất nên trong năm nguồn vốn này đã tăng, đạt 2.813 triệu đồng tăng 76 triệu đồng so với năm 2010. Mặt khác hình thức chuyển tiền điện tử kết hợp với mạng lưới thanh toán ngân hàng luôn được mở rộng, đáp ứng nhanh, kịp thời và tiện lợi hơn cho việc trả tiền hàng mà không dùng tiền mặt nên đã thu hút lượng lớn doanh nghiệp đến gửi tiền.
2.2.2.2 Tiền gửi tiết kiệm:
Qua 3 năm 2009-2011 nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng trên 84,6% / tổng nguồn vốn. Cụ thể năm 2009 với tỷ trọng 84,6% tương ứng với số tiền là
2011 là 92% tương ứng với 88.731 triệu đồng. Cùng với xu hướng gửi tiền tiết kiệm của người dân ngày càng nhiều khi thu nhập của họ ổn định thì bên cạnh đó còn số người vẫn chưa quen với việc gửi tiền vào Ngân hàng vì đa phần người dân thích dùng tiền mặt hơn, hay cất giữ bằng vàng bạc đá quý…
Do vậy, Ngân hàng phải đưa ra mức lãi suất thích hợp khuyến khích người dân gửi tiền vào Ngân hàng nhiều hơn, khi đó công tác huy động vốn của Ngân hàng mới trở nên có hiệu quả. Bên cạnh đó Ngân hàng còn phải đảm bảo an toàn đối với số tiền gửi, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng để khách hàng an tâm và thoải mái khi gửi tiền vào Ngân hàng.
* Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
Đây là loại tiền gửi mà người gửi tiền được sử dụng một cách chủ động và linh hoạt mà không bị ràng buộc về thời gian. Tuy nhiên sự chênh lệch về số lượng giữa việc gửi tiền vào và rút tiền ra bao giờ cũng có, và Ngân hàng có thể sử dụng khoảng chênh lệch ấy để làm nguồn vốn cho vay. Mặc dù vậy, con số huy động từ tiền gửi không kỳ hạn lại không cao, cụ thể: năm 2010 huy động từ loại tiền gửi này đã tăng so với năm 2009 và đạt 4.923 triệu đồng.. Đến năm 2011 đã có sự tăng đáng kể và đạt 11.893 triệu đồng đã tăng 141,6% so với năm 2010. Sự gia tăng này là do xu hướng của người dân hiện nay mong muốn đồng vốn của mình không bị ứ động mà phải làm cho nó sinh lời dù trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên đây không phải là yếu tố quyết định trong việc huy động nguồn vốn này vì đa phần người gửi không vì mục đích hưởng lãi mà nhằm phục vụ nhu cầu riêng. Nên để thu hút được khách hàng thì công cụ chính là dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp cần có nhiều tiện ích, an toàn và nhanh chóng. Thường thì mức lãi suất cho tiền gửi không kỳ hạn là rất thấp, chính vì vậy Ngân hàng nên tập trung huy động nguồn vốn này để hoạt động kinh doanh trở nên có hiệu quả, và Ngân hàng TMCP Phát triển Mêkông – Châu Đốc áp dụng lãi suất loại tiền cho loại tiền gửi này ở mức 3,6 %/năm .
* Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:
Đặc điểm của loại tiền gửi này là được ấn định về mặt thời gian, và được coi là loại hình huy động quan trọng và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Năm 2009 tiền gửi có kỳ hạn chiếm 79,4% / tổng nguồn vốn, năm 2010 là 78,2%, năm 2011 là 79,7%. Nguồn vốn này được Ngân hàng sử dụng để cấp tín dụng cho các khoản vay trung và dài hạn vì đã có sự thỏa thuận trước về thời hạn rút tiền giữa khách hàng và Ngân hàng. Trong năm 2010 tỷ trọng của tiền gửi có kỳ hạn là 78,2% tương ứng với 68.054 triệu đồng giảm 6.881 triệu đồng so với năm 2009, năm 2011 có sự tăng trở lại là 76.838 triệu đồng, tăng 8.784 triệu đồng so với năm 2010.
Sự thay đổi liên tục qua 3 năm về loại tiền gửi này là do sự phát triển về kinh tế xã hội của cả nước nói chung và An Giang nói riêng. Nền kinh tế tăng trưởng giúp cho thu nhập cũng như chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao. Đồng nghĩa với việc người dân có được lượng tiền nhàn rỗi nhiều hơn và tạm thời chưa sử dụng đến. Và thay vì giữ tiền mặt ở nhà người dân sẽ gửi tiền vào Ngân hàng để hưởng lãi. Vì vậy, lãi suất hấp dẫn, lãi suất cao là đòn bẩy, là công cụ chính để thu hút người dân gửi tiền nhiều hơn, đồng thời đây cũng là công cụ chủ yếu giúp Ngân hàng gia tăng nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn.
Trong cơ cấu của tiền gửi có kỳ hạn thì tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng khá lớn, và thông thường đối với tiền gửi này luôn được khách
hàng sử dụng nhiều hơn, vì để linh hoạt trong việc sử dụng vốn của mình. Cũng như đã nói công cụ chính để thu hút nguồn vốn này là lãi suất nên hầu hết
khách hàng đều chuyển tiền gửi của mình sang kỳ hạn ngắn, vì lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn. Do đó, trong năm 2010 tiền gửi dưới 12 tháng đạt 66.690 triệu đồng giảm 1.692 triệu đồng so với năm 2009, năm 2011 là 75.756 triệu đồng tăng 9.066 triệu đồng so với năm 2010. Điều này làm cho khả năng thanh toán của Ngân hàng gặp rủi ro cao và bị động hơn, nhất là đối với các Ngân hàng sử dụng nguồn vốn này để cho vay trung và dài hạn với tỷ lệ cao.
Song song với kỳ hạn dưới 12 tháng không thể không kể đến kỳ hạn trên 12 tháng vì đây cũng là một hình thức không thể thiếu trong nghiệp vụ huy động