CHƯƠNG III: LỘ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM VÀ CÁC NHÓM GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
3.1. Lộ trình tổng thể sắp xếp, đổi mới và phát triển các doanh nghiệp của Tổng công ty Điện lực Việt Nam giai đoạn 2004-2010
3.1.2. Phương án sắp xếp các đơn vị thành viên
a, Căn cứ để phân loại các doanh nghiệp thành viên trực thuộc Tổng công ty:
Tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 9:
Trong hơn 10 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả của Doanh nghiệp nhà nước. Để đẩy mạnh hơn nữa quá trình đổi mới Doanh nghiệp nhà nước, Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã xác định, mục tiêu chính trong 10 năm từ 2001 đến 2010 là sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả Doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo Doanh nghiệp nhà nước là lực lượng nòng cốt đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để định hướng sắp xếp cho các Doanh nghiệp nhà nước, Nghị quyết Trung ương 3 đã chỉ rõ:
− Nhà nước giữ 100% vốn đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền Nhà nước, trong đó có hệ thống truyền tải điện quốc gia và mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế.
− Nhà nước giữ cổ phần chi phối hoặc giữ 100% vốn đối với các Doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, có đóng góp lớn cho Nhân sách, đi đầu trong kĩnh vực áp dụng công nghệ mũi nhọn, công nghệ cao, góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô hoạt động sản xuất trong một số lĩnh vực đó có sản xuất điện.
− Chuyển các Doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn sang hình thức các Công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ sở hữu là Nhà nước hoặc các công ty cổ phần gồm các cổ đông là các Doanh nghiệp nhà nước.
Đây là những định hướng rất quan trọng và là nền tảng cho kế hoạch sắp sếp, đổi mới, phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam.
Kết luận của Bộ Chính trị về chiến lược quy hoạch phát triển nghành Điện lực Việt Nam:
Nguyễn Tài Đức-Cao học Quản trị Kinh doanh 2003-2005 Trường ĐHBK Hà Nội
Tại Văn bản số 26-KL/TW ngày 24/10/2003 thông báo “ Kết luận của Bộ Chính trị về Chiến lược và quy hoạch phát triển nghành Điện lực Việt Nam”, trên cơ sở đánh giá những thành tựu mà nghành Điện lực Việt Nam đã giành được đồng thời chỉ rõ những hạn chế, thách thức dặt ra đối với Nghành điện, Bộ Chính trị đã cơ bản nhất trí với Tổng sơ đồ phát triển điện lực giai đoạn 2001-2010 và bổ xung một số mục tiêu phát triển Nghành điện. Trong đó có việc “ từng bước hình thành thị trường điện cạnh tranh trong nước, đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia, không biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Nhà nước chỉ giữ độc quyền khâu truyền tải điện, xây dựng và vận hành các nhà máy thuỷ điện lớn, các nhà máy điện nguyên tử,…”.
Kết luận của Bộ Chính trị là những định hướng chính và giải pháp chủ đạo về công tác đổi mới doanh nghiệp của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, đảm bảo để nghành Điện phát triển, đi trước một bước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thực hiện chủ trương xuyên suốt của Đảng là đa dạng hoá sở hữu, huy động nguồn vốn từ nhiều thành phần để xây dựng phát triển kinh tế.
Chiến lược phát triển nguồn điện:
Phát triển đồng bộ nguồn và lưới điện theo hướng hiện đại. Phát triển thuỷ điện, nhiệt điện, than, nhiệt điện khí, điện nguyên tử,… kết hợp trao đổi, liên kết lưới điện với các nước trong khu vực. Tổng công ty điện lực Việt Nam chỉ đầu tư các công trình phát điện có công suất từ 100 MW trở lên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khác đầu tư vào các công trình có công suất nhỏ hơn. Ưu tiên phát triển thuỷ điện nhất là các công trình có lợi ích tổng hợp (cấp nước, chống lũ, hạn). Khuyến khích đầu tư các nguồn thuỷ điện nhỏ với nhiều hình thức để tận dụng nguồn năng lượng sạch, tái sinh này. Trong khoảng 20 năm nữa sẽ xây dựng hầu hết các nhà máy thuỷ điện tại những nơi có khả năng xây dựng. Dự kiến tổng công suất đến năm 2020 của các nhà máy thuỷ điện là 13.000 - 15.000 MW. Đồng thời phát triển các nguồn nhiệt
điện với tỷ lệ thích hợp, phù hợp với khả năng cung cấp và phân bố của các nguồn nhiên liệu.
Nhập khẩu điện: theo hiệp định hợp tác năng lượng đã ký kết, Việt nam đã nhập khẩu điện từ Trung quốc tiếp theo sẽ nhập khẩu từ Lào và Campuchia.
Phát triển các nhà máy sử dụng năng lượng mới và tái tạo. Tận dụng các nguồn năng lượng mới tại chỗ để phát điện cho các khu vực mà lưới điện quốc gia không thể cung cấp được hay cung cấp kếm hiệu quả, đặc biệt đối với các vùng hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Chiến lược phát triển lưới điện:
Phát triển nguồn điện phải đi đôi với việc phát triển lưới điện truyền tải.
Phát triển nhanh hệ thống truyền tải 220, 500kV nhằm nâng cao hệ số tin cậy cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng, đảm bảo khai thác kinh tế các nguồn điện; Phát triển lưới 110kV thành lưới điện phân phối cung cấp trực tiếp cho các phụ tải.
Tập trung đầu tư cải tạo lưới điện phân phối để giảm bớt tổn thất điện năng, giảm sự cố và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.
Chiến lược phát triển điện nông thôn và miền núi:
Đẩy nhanh điện khí hoá nông thôn nhằm góp phần đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Sử dụng các nguồn năng lượng sẵn có tại các khu vục hải đảo, biên giới, vùng sâu, vùng xa. Xây dựng cơ chế quản lý để duy trì và phát triển các nguồn điện ở các khu vực này.
Khuyến khích đa dạng hoá đầu tư và quản lý lưới điện nông thôn. Tăng cường kiểm soát giá điện nông thông để đảm bảo thực hiện theo đúng giá trần do Chính phủ quy định.
Chiến lược phát triển thị trường điện:
Từng bước hình thành thị trường điện trong nước trong đó Nhà nước giữ độc quyền ở khâu truyền tải và chi phối trong khâu sản xuất và phân phối điện. Trước mắt hình thành thị trường mua bán điện trong nội bộ Tổng công
Nguyễn Tài Đức-Cao học Quản trị Kinh doanh 2003-2005 Trường ĐHBK Hà Nội
ty điện lực Việt Nam. Nghiên cứu xây dựng đầy đủ cơ sở pháp lý, các điều kiện để sớm hình thành thị trường điện độc lập.
Dự thảo tiêu chí phân loại Doanh nghiệp nhà nước:
Nhằm cụ thể hoá tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong việc sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ đã nghiên cứu dự thảo tiêu chí, danh mục phân loại công ty nhà nước và Tổng công ty Nhà nước.
Tiêu chí phân loại mới sẽ giảm bớt các nhành nghề Nhà nước nắm giữ 100% vốn hoặc Nhà nước phải nắm giữ trên 50% tổng số vốn khi cổ phần hoá doanh nghiệp.
Căn cứ tiêu chí này, các doanh nghiệp của Tổng công ty Điện lực Việt Nam có thể được chia thành các loại sau:
- Các doanh nghiệp Tổng công ty cần nắm giữ 100% vốn:
+ Các công ty truyền tải điện đang quản lý hệ thống truyền tải điện quốc gia.
+ Công ty thông tin viễn thông điện lực quản lý hệ thống mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế.
+ Những nhà máy điện lớn, thiết kế đa mục tiêu bao gồm phát điện, điều tiết nước, phục vụ giao thông,… đồng thời có vai trò quyết định trong việc ổn định hệ thống điện toàn quốc.
- Những doanh nghiệp có thể tiến hành cổ phần hoá, Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối:
+ Trong khâu phát điện, theo dự thảo tiêu chí phân loại Doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất điện, có vốn từ 10 tỷ đồng trở lên, mức nộp ngân sách nhà nước bình quân 3 năm liền kề từ 1 tỷ đồng trở lên.
+ Tất cả các các nhà máy điện hiện nay của Tổng công ty điện lực Việt Nam đều nằm trong diện này. Do vậy, ngoài các nhà máy điện do Tổng công ty nắm giữ 100% vốn thì các nhà máy điện
còn lại sẽ được cổ phần hoá và Tổng công ty điện lực Việt Nam nắm cổ phần chi phối.
+ Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác của Tổng công ty như phân phối bán lẻ điện năng, tư vấn, công nghệ thông tin, viễn thông công cộng,… theo dự thảo tiêu chí phân loại thuộc diện cổ phần hoá. Tổng công ty sẽ nghiên cứu lập kế hoạch cổ phần hoá.
b, Phương án sắp xếp các đơn vị thành viên Khối các nhà máy điện:
Trong điều kiện Tổng công ty điện lực Việt Nam đang xây dựng thị trường điện cạnh tranh giai đoạn 1, dự kiến đưa vào vận hành giai đoạn 2005- 2006, trừ các nhà máy điện thuộc diện Cổ phần hoá trong năm 2004-2005 trước mắt sẽ chuyển tất cả các nhà máy điện sang hình thức doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam. Việc này Tổng công ty điện lực Việt Nam sẽ kiến nghị Chính phủ ủy quyền cho Hội đồng quản trị Tổng công ty điện lực Việt Nam thực hiện các thủ tục và quyết định chuyển đổi các nhà máy điện này:
- Khối các nhà máy điện hiện hành do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam sẽ nắm giữ 100% vốn và tổ chức theo hình thức Doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập: là các nhà máy được thiết kế phục vụ đa mục tiêu như chống lũ, tưới tiêu, giao thông, phát điện. Để đảm bảo hiệu quả tổng hợp của các nhà máy theo thiết kế , đáp ứng yêu cầu vận hành an toàn hệ thống và tạo sức mạnh về tài chính cho công ty Mẹ trong Tập đoàn Điện lực sau này, tạo cơ sở để hoạt động trong thị trường điện, Tổng công ty điện lực Việt Nam sẽ tiếp tục nắm giữ 100% vốn các nhà máy điện này dưới hình thức Doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập như nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Trị An, Ialy,… Trong tương lai sẽ bổ xung vào danh mục này các nhà máy thuỷ điện đang được xây dựng như Sơn La, Tuyên Quang, Bản Vẽ và các nhà máy điện nguyên tử…
Nguyễn Tài Đức-Cao học Quản trị Kinh doanh 2003-2005 Trường ĐHBK Hà Nội
- Khối các nhà máy điện thực hiện cổ phần hoá do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam nắm giữ cổ phần chi phối: Trong giai đoạn 2004-2010, căn cứ tình hình cân đối tài chính và điều kiện thực tế của từng nhà máy như lao động, nhiên liệu, vốn, khả năng huy động vốn từ các cổ đông sẽ tiến hành cổ phần hoá các nhà máy thuỷ điện Thác Mơ, Thác bà, Đa Nhim-Hàm thuận-Đa Mi, nhiệt điện Phả Lại, Bà Rịa,.
- Khối các nhà máy được chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Ngoài các nhà máy trên, do có đặc thù riêng như Nhà máy điện Phú Mỹ, là trung tâm điện lực lớn và tiêu thụ khí, việc Tổng công ty nắm 100% vốn sẽ giúp ổn định thị trường tiêu thụ khí. Nhà máy nhiệt điện Thủ đức tuy là nhà máy công suất nhỏ, thuộc diên Cổ phần hoá nhưng do nằm trong địa bàn quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phải di chuyển ra khỏi địa bàn hiện tại theo quy hoạch nên sẽ chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để nhà máy tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian chờ di chuyển ra vị trí mới.
Khối các công ty truyền tải điện:
Truyền tải điện là lĩnh vực độc quyền Nhà nước, Tổng công ty điện lực Việt Nam sẽ tiến hành sát nhập 4 công ty truyền tải hiện nay thành công ty truyền tải quốc gia trong giai đoạn 2005-2010, tổ chức theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Hội đồng quản trị Tổng công ty điện lực Việt Nam là chủ sở hữu.
Khối các Công ty điện lực và các Điện lực:
Theo tiêu chí phân loại Doanh nghiệp nhà nước và tổng công ty nhà nước, các điện lực tỉnh, thành phố cũng như các công ty điện lực hoạt động trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ điện sẽ thuộc diện Doanh nghiệp nhà nước sẽ Cổ phần hoá. Do đó Tổng công ty dự kiến sẽ tiến hành cổ phần hoá các điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc các Công ty điện lực 1, 2, 3 trong giai đoạn 2005-2010.
Để quản lý phần vốn Nhà nước tại các Điện lực tỉnh được cổ phần hoá, Tổng công ty sẽ kiến nghị Chính phủ cho chuyển đổi các Công ty điện lực miền thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong giai đoạn 2005-2010.
Các công ty điện lực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải phòng, Đồng Nai hoạt động kinh doanh bán điện tại các trung tâm kinh tế, chính trị lớn của đất nước, Tổng công ty điện lực Việt Nam sẽ kiến nghị Chính phủ chuyển đổi toàn bộ các công ty này thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên kinh doanh phân phối điện năng trong giai đoạn 2005-2010.
Khối các công ty tư vấn xây dựng điện:
Theo tinh thần Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước và Tổng công ty Nhà nước thì các công ty tư vấn không phải là lĩnh vực Nhà nước không phải nắm giữ 100% vốn.
Do vậy, dự kiến sẽ tiến hành Cổ phần hoá đồng loạt 4 công ty Tư vấn xây dựng 1, 2, 3 và 4 trong năm 2006, trong điều kiện các công ty tư vấn này đang được Tổng công ty điện lực Việt Nam đầu tư tăng năng lực về trang thiết bị và con người nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về phát triển nguồn và lưới điện.
Công ty thông tin viễn thông điện lực và trung tâm công nghệ thông tin:
Công ty thông tin viễn thông điện lực (VP Telecom) là đơn vị nòng cốt của Tổng công ty điện lực Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông công công trong chiến lược phát triển kinh doanh đa nghành nghề. VP Telecom quản lý hệ thống đường trục thông tin thuộc lĩnh vực Nhà nước năm 100% vốn. Do vậy, dự kiến sẽ chuyển đổi công ty này thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong năm 2006.
Phía dưới Công ty Viễn thông điện lực sẽ thành lập các công ty con, tổ chức theo hình thức công ty cổ phần chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng theo các giấy phép được Nhà nước cấp như Internet, điện thoại cố định không dây.
Nguyễn Tài Đức-Cao học Quản trị Kinh doanh 2003-2005 Trường ĐHBK Hà Nội
Trung tâm công nghệ thông tin của Tổng công ty điện lực Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và quản lý hệ thống máy tính.
Trong phương án chung sẽ Cổ phần hoá trung tâm này để kinh doanh trên thị trường công nghệ thông tin trong và ngoài nước.