Nhóm giải pháp về chế độ, quy trình

Một phần của tài liệu Phân tích và xây dựng lộ trình cổ phần hoá các đơn vị thành viên của tổng công ty điện lực việt nam (Trang 100 - 105)

CHƯƠNG III: LỘ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM VÀ CÁC NHÓM GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

3.4. Nhóm giải pháp về chế độ, quy trình

3.4.1 Xem xét và bãi bỏ quy định hạn chế hạn mức mua cổ phần lần đầu và mức mua cổ phần ưu đãi của các cán bộ quản lý trong doanh nghiệp:

Thực tế cho thấy, khi tại một doanh nghiệp được cổ phần hoá mà các cán bộ chủ chốt hăng hái và muốn mua cổ phần thực sự thì tại đó sẽ tăng lòng tin của các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp rất nhiều.

Tuy nhiên, do trong Pháp lệnh chống tham nhũng có quy định: “Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ của doanh nghiệp, vợ hoặc chồng, con của họ làm việc tại doanh nghiệp chỉ được mua cổ phiếu không vượt quá hạn mức bình quân trong doanh nghiệp cổ phần hoá”. Điều này đã làm hạn chế rất nhiều đến sức mua cổ phần của Doanh nghiệp nhà nước khi được cổ phần hoá.

3.4.2. Giải quyết các ưu đãi đối với doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá:

Việc giải quyết các ưu đãi đối với doanh nghiệp và người lao động khi cổ phần hoá hợp lý sẽ góp phần làm tăng sức hấp dẫn của chủ trương cổ phần hoá, đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá các Doanh nghiệp nhà nước. Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ đã quy định như: được hưởng chế độ ưu đãi về thuế theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước như đối với doanh nghiệp mới thành lập mà không cần phải làm các thủ tục cấp Chứng nhận ưu đãi đầu tư; được miễn lệ phí trước bạ khi chuyển những tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá thành sở hữu của Công ty cổ phần; được duy trì các hợp đồng thuê nhà, đất của Nhà nước và các cơ quan khác hay được ưu tiên mua lại theo giá thị trường tại thời điểm cổ phần hoá để ổn định sản xuất kinh doanh; được hưởng các quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai trong trường hợp giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá đã bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất.

Đối với người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá, cũng theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ thì chế độc ưu đãi đối với người lao động đã cụ thể và hợp lý hơn. Tuy vậy, vẫn còn những

Nguyễn Tài Đức-Cao học Quản trị Kinh doanh 2003-2005 Trường ĐHBK Hà Nội

điểm chưa thực sự hấp dẫn người lao động đặc biệt là các ưu đãi về tài chính.

Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá sẽ được mua tối đa 10 cổ phần cho mỗi năm làm việc thực tế tại doanh nghiệp với giá giảm 30% so với mệnh giá ban đầu, trị giá mỗi cổ phần là 100.000 đồng. Người lao động sở hữu số cổ phần được mua theo giá ưu đãi có quyền thừa kế và các quyền khác của cổ đông theo quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần. Cổ phiếu của loại cổ phần này là cổ phiếu ghi danh và chỉ được chuyển nhượng sau 3 năm kể từ khi mua,…Tuy nhiên trên thực tế ưu đãi 30% giá trị trên không thực sự làm cho người lao động cảm thấy hào hứng mà tỷ lệ này nên tăng lên thành 40% để có thể tạo điều kiện cho nhiều người lao động có khả năng mua cổ phần của Công ty cổ phần.

Ngoài ra, người lao động nghèo trong doanh nghiệp được cổ phần hoá được mua chịu cổ phần theo giá ưu đãi, được hoãn trả trong 3 năm đầu mà vẫn được trả cổ tức và được trả dần trong 7 năm tiếp theo không phải chịu lãi suất. Số cổ phần mua trả dần dành cho người lao động nghèo không quá 20%

tổng số cổ phần được bán với giá ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp. Cổ phiếu này là loại cổ phiếu ghi danh. Cũng như cổ phiếu dành cho người lao động được ưu tiên mua thì cổ phiếu này chỉ được chuyển nhượng sau 3 năm và đã trả hết nợ mua cổ phiếu. Tuy nhiên trong thực tế khi xét chọn người lao động nghèo trong Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá thì khó khăn gặp phải khi xác định thu nhập bình quân đầu người trong gia đình lao động nghèo là tính không trung thực. Theo thông tư 15/2002/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 10 có quy định là người được coi là lao động nghèo là người có thu nhập bình quân đầu người trong gia đình thấp, do giám đốc doanh nghiệp phối hợp với đảng uỷ, công đoàn và Ban đổi mới doanh nghiệp xác định. Thu nhập bình quân đầu người trong gia đình được tính trên cơ sở các khoản thu nhập bao gồm tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp lương đối với người lao động làm công ăn lương, thu nhập chính từ lao động của các thành viên trong gia đình làm việc ở các thành phần kinh tế chia cho số người trong gia đình (vợ hoặc chồng, con và những người khác phải trực tiếp nuôi dưỡng).

Như vậy không có mốc thu nhập không được xác định rõ ràng rất dễ gây khó khăn cho việc tính toán, đồng thời cũng sẽ gây nhiều thắc mắc khi mà ở hai Doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá thì mức thu nhập bình quân để được coi là lao động nghèo tại doanh nghiệp này lại không được coi là lao động nghèo tại doanh nghiệp khác, một trong những lý do đó là quy định tỷ lệ 20% tổng số cổ phần phần được dành cho lao động nghèo.

Ngoài ra vấn đề xử lý lao động trong các Doanh nghiệp nhà nước khi tiến hành cổ phần hoá là một vấn đề rất nhạy cảm. Trên phương diện thuần tuý thị trường thì bất cứ doanh nghiệp nào khi mở rrộng hay thu hẹp sản xuất đều phải có điều chỉnh về lao động căn cứ vào nhu cầu sản xuất của mình.

Người lao động có thể rơi vào tình trạng mất việc làm nếu không đáp ứng được các đòi hỏi của doanh nghiệp khi thay đổi, cơ cấu lại. Tuy nhiên dưới chế độ của ta không thể để sử lý người lao động như vậy khi cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước. Vấn đề lao động cần phải được xem xét một các thấu đáo trên cơ sở ưu tiên những người làm việc trong Doanh nghiệp nhà nước trước đây nay vẫn đáp ứng được những đòi hỏi của doanh nghiệp khi được chuyển thành Công ty cổ phần nếu họ có nhu cầu, các lao động là cổ đông của doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá có đủ tiêu chuẩn của doanh nghiệp. Ngoài ra đối với những người lao động của Doanh nghiệp nhà nước trước đây không đáp ứng được các đòi hỏi của Công ty cổ phần nếu được đào tạo lại bằng bất cứ nguồn kinh phí nào cũng được ưu tiên tuyển dụng nếu đáp ứng.

3.4.3. Xem xét và cải tiến lại quy trình xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước Cổ phần hoá và quy trình Cổ phần hoá:

Theo quy định của Tổng công ty điện lực Việt Nam tại văn bản số 7270/ĐVN-TCKT ngày 23/12/1998 ban hành các quy định về quy trình xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước khi Cổ phần hoá thì các bước công việc mà cơ sở phải thực hiện như sau:

- Bước 1: lập đầy đủ các biểu mẫu do Tổng công ty điện lực Việt Nam quy định gồm: Các báo cáo quyết toán đến thời điểm lập đề án Cổ phần hoá-Bảng cân đối kế toán; Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh

Nguyễn Tài Đức-Cao học Quản trị Kinh doanh 2003-2005 Trường ĐHBK Hà Nội

doanh; Bảng quyết toán thuế và các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước; Văn bản phê duyệt quyết toán. Các báo cáo kiểm kê vật tư, tài sản, vốn bằng tiền, công nợ, chi phí XDCB dở dang đền thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Chuẩn bị các chứng từ sổ sách kế toán, báo cáo quyết toán, các tài liệu khác liên quan để chứng minh. Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, nợ phải trả không ai đòi phải sử lý trước khi Cổ phần hoá, dự phòng chênh lệch tỷ giá.

- Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ chứng minh số liệu giá trị doanh nghiệp: Đối với vốn tiền mặt (lập biên bản kiểm quỹ tiền mặt); Đối với tiền gửi ngân hàng, tiền vay, các khoản nợ dài hạn, nợ đến hạn phải trả, (phải có giấy xác nhận của ngân hàng); Tiền đang chuyển (phải có giấy chuyển tiền gốc nhưng đơn vị nhận tiền chưa nhận được); các khoản ký cược, ký quỹ (phải có xác nhận của ngân hàng); đối với các khoản phải nộp vào ngân sách Nhà nước (phải có biên bản quyết toán thuế với cơ quan thuế địa phương về các khoản phải nộp với ngân sách Nhà nước trên cơ sở số liệu của toàn đơn vị-các khoản phải nộp, số đã nộp, số còn phải nộp).

- Bước 3: sau khi hội đồng thẩm định giá trị doanh nghiệp đã thẩm tra, doanh nghiệp tiến hành điều chỉnh bút toán theo các nghiệp vụ do hội đồng thẩm tra xác định: Lập các bút toán định khoản; lập bảng cân đối kế toán sau khi điều chỉnh; xác định giá trị doanh nghiệp sau khi điều chỉnh; hoàn chỉnh hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp sau khi điều chỉnh.

Các bước công việc mà hội đồng thẩm tra xác định giá trị doanh nghiệp phải tiến hành:

- Bước 4: Hội đồng thẩm tra giá trị doanh nghiệp kiểm tra số liệu báo cáo, cụ thể như sau: Xem xét và thẩm kết quả kiểm kê (đối tượng kiểm kê-tất cả các tài sản vốn hiện có của doanh nghiệp); yêu cầu kiểm kê tài sản (phải xác định chính xác, đúng đắn của kiểm kê về số lượng, chất lượng, giá trị còn lại trên sổ sách, giá trị đánh giá lại theo

giá cả thị trường); Tổ chức đánh giá, xác định giá trị thực tế và giá trị thực tế phân vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo các quyết định hiện hành về Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt chú ý các nội dung như: các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, số dư bằng tiền các quỹ, tài sản không tính vào giá trị thực tế của doanh nghiệp, xác định thực tế giá trị tài sản theo giá trị trường, phương pháp xác định giá trị thực tế doanh nghiệp, xác định giá trị thực tế và giá trị thực tế phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.

- Bước 5: Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giá trị doanh nghiệp,

Một phần của tài liệu Phân tích và xây dựng lộ trình cổ phần hoá các đơn vị thành viên của tổng công ty điện lực việt nam (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)