Nhóm giải pháp về tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích và xây dựng lộ trình cổ phần hoá các đơn vị thành viên của tổng công ty điện lực việt nam (Trang 97 - 100)

CHƯƠNG III: LỘ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM VÀ CÁC NHÓM GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

3.3. Nhóm giải pháp về tài chính

3.3.1 Giải quyết các vấn đề về nợ tồn đọng của các Doanh nghiệp nhà nước

Đây có lẽ là khó khăn lớn nhất của các Doanh nghiệp nhà nước khi được cổ phần hoá. Hầu hết các doanh nghiệp này đều được thành lập từ lâu và có nhiều tồn đọng về tài chính do treo, gác các khoản chi phí, công nợ chưa sử lý. Rất nhiều doanh nghiệp do quá trình quản lý, hạch toán sổ sách kế toán nên khi sử lý các vấn đề tài chính tồn đọng thường gặp khó khăn.

Cách sử lý các vấn đề này cần:

- Đối với nợ phải thu: Nếu có khả năng đòi nợ được thì cần tiến hành đòi ngay. Nếu không có khả năng thu hồi thì dùng nguồn dự phòng để bù đắp, nếu thiếu thì trừ tiếp vào kết quả kinh doanh, giảm lãi tại thời điểm cổ phần hoá. Đồng thời phải xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan để báo cáo với cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước để có biệnpháp sử lý. Các khoản nợ khó đòi của doanh nghiệp có thể chuyển thành trái phiếu với lãi xuất ưu đãi, mức lãi xuất này có thể bằng tỷ lệ nộp thuế vốn hàng năm mà doanh nghiệp hiện đang áp dụng là 3.5%/năm.

- Đối với nợ phải trả: doanh nghiệp phải chủ động huy động các nguồn để thanh toán trước khi cổ phần hoá hay thoả thuận với các chủ nợ để chuyển thành vốn góp cổ phần. Việc chuyển nợ thành vốn góp cổ phần được thông qua kết quả đấu giá cổ phần do doanh nghiệp và chủ nợ thoả thuận nhưng không được thấp hơn giá bán cổ phần cho các đối tượng khác ngoài doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp khó khăn, không có khả năng thanh toán các khoản nợ quá hạn thì cần xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan báo cáo cho cơ quan quản lý vốn và tài sản biết và có biện pháp sử lý. Trường hợp không xác định được nguyên nhân thì có thể đưa vào khoản lỗ của doanh nghiệp cùng với chi phí cổ phần hoá sẽ được trừ vào phần vốn của Nhà nước khi chuyển thành Công ty cổ phần.

Nguyễn Tài Đức-Cao học Quản trị Kinh doanh 2003-2005 Trường ĐHBK Hà Nội

Việc định giá doanh nghiệp chủ yếu được tiến hành trên hai phương diện là tài sản nợ và tài sản có của Doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá.

Phải xác định việc sử lý tài sản nợ và tài sản có của doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá theo những tiêu chí và nguyên tắc cụ thể, phân rõ nguồn vốn của doanh nghiệp được Nhà nước giao với giá trị tài sản của nó để xác định chính xác tỷ lệ vốn của Nhà nước trong Doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá.

Sử lý triệt để nợ của Doanh nghiệp nhà nước là bước đầu tiên cần thực hiện khi cổ phần hoá.

3.3.2. Tăng cường sự hỗ trợ và can thiệp của Nhà nước:

Nhà nước cần can thiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp sau khi được cổ phần hoá như tạo điều kiện bình đẳng trong việc vay vốn của các ngân hàng thương mại. Trước đăy, khi doanh nghiệp chưa được cổ phần hoá, là một Doanh nghiệp nhà nước sẽ dễ dàng hơn khi vay vốn các ngân hàng thương mại. Nhưng sau khi được cổ phần hoá, việc vay vốn của doanh nghiệp trên thực tế gặp nhiều khó khăn hơn trước rất nhiều, thậm chí còn bị ngân hàng từ chối cho vay.

3.3.3. Định giá doanh nghiệp:

Để thực hiện công tác định giá giá trị doanh nghiệp trên thực tế chiếm rất nhiều thời gian, có những doanh nghiệp phải mất đến gần 2 năm mới thực hiện xong 4 bước. Tránh việc khi định giá doanh nghiệp quá cao so với giá trị thực tế nên khó có khả năng thu hút các nhà đầu tư, bằng chứng là có rất nhiều doanh nghiệp phải vài năm sau mới có thể phát hành hết cổ phần của mình. Điều này tác động rất nhiều đến tâm lý của người lao động, công chúng và đến chính sự ổn định trong hoạt động của Công ty cổ phần. Nếu định giá quá thấp cũng sẽ dẫn tới tình trạng “chảy máu” ngân sách và là tiền đề cho tham nhũng, việc định giá nếu kéo dài chúng sẽ làm cản trở đến tiến trình cổ phần hoá.

Việc định giá tài sản của Doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá cũng phải dựa trên nguyên tắc thị trường định giá. Theo đó giá của tài sản, kể cả nợ

của doanh nghiệp cũng cần được thị trường định giá. Những tài sản lớn của doanh nghiệp cũng cần được đấu giá. Hội đồng định giá được thành lập theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ chỉ nên thực hiện chức năng giám sát quá trình định giá chứ không thực hiện định giá, do đó đã gây tâm lý chán nản đối với cán bộ và người lao động. Lý do đưa ra là việc xác định lợi thế doanh nghiệp, thủ tục thẩm định rườm rà, việc xác định các khoản nợ gặp khó khăn, các cán bộ trong Ban đổi mới doanh nghiệp của cơ sở là các cán bộ kiêm nhiệm,...

3.3.4. Sử lý vấn đề tài sản của doanh nghiệp nhà nước trước khi Cổ phần hoá

Một thực tế khó phủ nhận là doanh nghiệp nhà nước do chậm đổi mới công nghệ, do quy mô sản xuất bị thu hẹp trước sự cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp khác nên một phần máy móc thiết bị trở nên dư thừa. Đa số các tài sản loại này cần phải được thanh lý. Theo quy định hiện hành thì những tài sản không cần dùng sẽ không đưa vào Cổ phần hoá. Tài sản không đưa vào Cổ phần hoá có cả tài sản cố định như nhà xưởng bị chuyển công năng hay bị xuống cấp. Việc không đưa chúng vào Cổ phần hoá sẽ tạo ra những bất cập sau:

- Thứ nhất: là giá trị doanh nghiệp Nhà nước Cổ phần hoá chưa được xác định đầy đủ;

- Thứ hai: Tạo ra kẽ hở cho tình trạng lãng phí và tham nhũng;

- Thứ ba: tạo ra sự trì trệ và nhập nhằng trong việc hạch toán tài sản doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần hàng năm sau vẫn chưa sử lý hết tài sản mà tiền thân của chúng là doanh nghiệp nhà nước để lại.

Để sử lý vấn đề này cần tiến hành một số những giải pháp sau:

- Tài sản của doanh nghiệp nhà nước được Cổ phần hoá cần được tính toán đầy đủ vào trong giá trị doanh nghiệp nhà nước trước khi Cổ phần hoá. Không nên loại trừ những tài sản như trong các quy định của pháp luật hiện hành về Cổ phần hoá. Cần xử lý nhanh chóng và chính xác những tài sản của doanh nghiệp nhà nước để đảm bảo

Nguyễn Tài Đức-Cao học Quản trị Kinh doanh 2003-2005 Trường ĐHBK Hà Nội

không bị thất thoát hay lạm dụng. Muốn như vậy, cần nhanh chóng xử lý tài sản theo phương pháp đấu giá. Việc đấu giá phải được tiến hành một cách khách quan với sự chứng kiến của công chúng và giám sát của cơ quan chức năng.

- Cần xác định chính xác về mặt pháp lý tất cả các tài sản nằm trong phạm vi quản lý của doanh nghiệp nhà nước Cổ phần hoá. Điều này có nghĩa là phải làm rõ các tài sản nào đang trong phạm vi sở hữu của Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, tài sản nào hiện đang trong sự quản lý của nó nhưng lại không thuộc quyền sở hữu. Đối với tài sản thuộc sở hữu công ty với tư cách là vốn góp của cổ đông, kể cả cổ đông Nhà nước cần hoàn tất các thủ tục sang tên, trước bạ. Việc xác định rõ tài sản của công ty có ý nghĩa quan trọng với việc quản lý, kiểm toán, kế toán của Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hơn nữa do công ty cổ phần hình thành trên nền của Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá phải chịu trách nhiệm vô hạn trước các chủ nợ, nên việc xác định rõ tài sản thuộc sở hữu công ty có ý nghĩa pháp lý vô cùng quan trọng.

- Cần tiến hành nhanh thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp cổ phần hoá. Các cơ quan có thẩm quyền cần coi đây là một ưu tiên. Càng để kéo dài tình trạng này càng ảnh hưởng xấu đến tiến trình Cổ phần hoá.

3.3.5. Thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện sử lý nợ của các doanh nghiệp nhà nước khi Cổ phần hoá:

Nên thành lập Cục xử lý nợ trực thuộc Công ty quản lý vốn và tài sản của Nhà nước ở các doanh nghiệp. Cục này được thành lập để xử lý nợ của các doanh nghiệp Nhà nước khi thực hiện Cổ phần hoá. Các khoản nợ mà chủ thể khác nợ doanh nghiệp nhà nước được chuyển vào Cục này. Cục sẽ có biện pháp thu nợ để nộp vào ngân sách.

Một phần của tài liệu Phân tích và xây dựng lộ trình cổ phần hoá các đơn vị thành viên của tổng công ty điện lực việt nam (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)