Tình trạng sử dụng nhân lực tại Điện lực Ba Đình

Một phần của tài liệu Phân tích và biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại điện lực ba đình thuộc công ty điện lực TP hà nội (Trang 37 - 43)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI ĐIỆN LỰC BA ĐÌNH - CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI ĐIỆN LỰC BA ĐÌNH

3. Tình trạng sử dụng nhân lực tại Điện lực Ba Đình

Số lượng lao động Điện lực Ba đình được Công ty duyệt theo định mức là 359 người. Đơn giá tiền lương giao cho Điện lực Ba đình được tính trên cơ sở định mức lao động. Trên cơ sở lao động định biên Điện lực phải tiết kiệm 10% lao động sống để bù vào những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhưng thực tế Điện lực Ba Đình đã sử dụng 358 CBCNV (trong đó có 3 hợp đồng, đại lý do Điện lực ký). Như vậy nếu xét theo tỷ lệ lao động, Điện lực đang sử dụng số lượng lao động nhiều hơn so với thực tế yêu cầu.

Điều này sẽ được phân tích và cân đối cụ thể ở phần sau của Luận văn.

Hình thức lao động tại Điện lực : Lao động ở Điện lực Ba đình chủ yếu là những lao động trong biên chế (lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn với Công ty). Phần lớn những lao động này do Công ty trực tiếp thi tuyển ứng với các chức danh quản lý, đối với lực lượng công nhân Công ty tổ chức thi đầu vào sau đó cho đi đào tạo qua trường CNKT Sóc Sơn. Sau khi tốt nghiệp được trúng tuyển vào Công ty thông thường Công ty ký kết hợp đồng từ 1 - 3 năm và phân công những lao động trúng tuyển về các Điện lực thuộc Công ty. Đối với Điện lực chỉ ký hợp đồng mang tính chất mùa vụ từ 3 - 6 tháng, hết thời hạn trên nếu Điện lực tiếp tục có nhu cầu và người lao động có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của công việc thì hai bên thoả thuận ký tiếp.

* Chất lượng đội ngũ lao động:

Trong thời đại phát triển của khoa học & công nghệ yêu cầu đội ngũ lao động phải có một trình độ chuyên môn nhất định, những hiểu biết cơ bản về tin học, văn hoá, xã hội. Nhìn chung đội ngũ người lao động tại Điện lực Ba đình đều là những người có trình độ đào tạo nhất định. Do tính chất công việc yêu cầu phải có những hiểu biết về chuyên môn nên đối với bất kể vị trí công tác nào người lao động cũng phải nắm được công việc của mình; có những xử lý nhanh chính xác mang hiệu quả cao. Đội ngũ CNV làm việc tại văn phòng phần lớn đã tốt nghiệp đại học với các ngành tương ứng. Những khâu việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao người lao động luôn tự học hỏi và tham gia các khoá tập huấn do Công ty tổ chức. Những đơn vị sản xuất trực tiếp phần lớn là lực lượng công nhân đã được đào tạo dạy nghề qua trường CNKT Sóc Sơn.

4. Phân tích cơ cấu lao động tại ĐLBĐ

Biểu: Cơ cấu công nhân viên chức Theo giới tính và theo độ tuổi

Phân theo độ tuổi - giới tính

TT Tên đơn vị Tổng số Dưới 30 Từ 30 - 39 Từ 40 - 49 Từ 50 - 59

TS Nữ TS Nữ TS Nữ TS Nữ TS Nữ

1 Tổ chức hành chính 18 7 1 1 2 1 9 5 6 2 Tài chính kế toán 8 8 5 5 2 2 1 1

3 KHVT và QLDA 17 9 5 3 5 3 4 3 3

4 Kỹ thuật 5 0 1 3 1

5 Thiết Kế 6 1 2 1 2 2

6 Kiểm tra điện 9 2 1 3 1 5 1

7 Thí nghiệm 4 0 1 1 2

8 Phòng Điều độ 30 1 7 8 11 4

9 Đội QLKH P9 và ĐN 19 4 4 2 5 1 6 4

10 Diezen 14 1 3 11

11 Chấm xoá nợ 5 5 3 3 1 1 1

12 Đồng hồ 10 0 4 5 1

13 Tổng hợp kinh doanh 9 4 1 1 3 3 2 3

14 Hoá đơn 4 4 1 1 3

15 Thu tiền 12 12 4 4 5 5 2 1 1

16 Máy tính 5 3 1 1 3

17 Hợp đồng 12 6 3 3 4 2 4 1 18 Điều hành ghi chữ 9 9 2 2 3 3 4

19 Đại tu 16 2 6 6 1 3 1 1

20 Đội Vận hành 5 2 2 1 2 1

21 Tổ Vận hành 1 9 0 2 2 4 1

22 Tổ Vận hành 2 10 0 1 2 5 2

23 Tổ Vận hành 3 9 0 1 2 2 4

24 Tổ Vận hành 4 6 0 5 1 1

125 QLĐP 1 17 7 6 3 5 1 5 2

26 QLĐP 2 12 3 3 1 4 1 3

27 QLĐP 3 16 8 4 3 9 4 3 1

28 QLĐP 4 10 5 1 1 4 3 4 2 2

29 QLĐP 5 20 9 7 4 10 4 1

30 QLĐP 6 15 6 4 2 7 1 4 2

31 QLĐP 7 11 4 3 3 2 4 1

32 Đội CTT 6 0 3 2

Tổng 358 122 79 42 110 42 114 33 55 5

Nhìn vào biểu trên ta thấy trong số 358 CBCNV của Điện lực Ba đình (trong đó có 3 hợp đồng đại lý do Điện lực ký) thì nữ chỉ có 122 người chiếm

 34% còn lại lực lượng lao động chủ yếu của Điện lực là nam. Lao động nữ chỉ chiếm tập trung ở một số phòng ban chức năng nghiệp vụ và TNV ở các đội QLĐP. Lao động nam làm những công việc yêu cầu sức mạnh về thể chất và tay nghề kĩ thuật như: lắp đặt công tơ, ghi chỉ công tơ, quản lý vận hành dây và trạm…

- Độ tuổi của CNV dưới 30 tuổi chiếm: 22,07 % - Độ tuổi của CNV từ 30 - 39 tuổi chiếm: 30,73 % - Độ tuổi của CNV từ 40 - 49 tuổi chiếm: 31,84 % - Độ tuổi của CNV từ 50 - 59 tuổi chiếm: 15,36 %

Biểu - Tỉ lệ % theo tuổi

< 30 tuổi 30-39 tuổi 40-49 tuổi 50-59 tuổi

Qua phân tích ở trên ta thấy được lực lượng lao động của Điện lực tượng đối trẻ.

* Chất lượng đội ngũ lao động tại ĐLBĐ

Biểu: Trình độ học vấn của CNVC trong ĐLBĐ theo chức danh quản lý

TS

Trình độ đào tạo

Trên ĐH Đại học TH - CĐ CN

KT

TT Chức danh

Tiến

Thạc

Kỹ thuật

Kinh tế

CM khác

Kỹ thuật

Kinh tế

CM khác

I Viên chức quản lý 16 6

1 Giám đốc XN ( tương đương ) 1 1

2 Phó Giám đốc XN ( tương đương ) 2 2

3 Trưởng phòng, ban XN 5 1 1 1 1 1

4 Phó phòng, ban XN 8 2 2 2 2

5 Quản đốc phân xưởng, đội

6 Phó quản đốc phân xưởng, đội

II Viên chức chuyên môn nghiệp vụ 48 19 17 4 3 1 4

1 Chuyên viên, kỹ sư, kinh tế viên chính

2 Chuyên viên, kỹ sư, kinh tế viên 34 17 13 4

3 Cán sự, kỹ thuật viên 14 2 4 3 1 4

III Nhân viên 25 2 0 6 1 16

1 Nhân viên HC, CMNVKT 8 4 1 3

2 Nhân viên phục vụ, bảo vệ 17 2 2 13

IV Công nhân 269 3 2 28 233

1 Công nhân kỹ thuật 266 3 2 28 233

2 Lao động thời vụ 3

Tổng số 358 0 0 30 22 5 39 3 0 256

Ta có thể thể rõ tỉ lệ % theo trình độ theo biểu sau

Theo biểu trên ta thấy trình độ học vấn trong Điện lực không đồng đều.

Số người có trình độ trên đại học không có, số người có trình độ đại học là 57 người chiếm gần 16% tập trung chủ yếu ở bộ phận viên chức quản lý nhân viên chức chuyên môn nghiệp vụ, số người có trình độ trung học và cao đẳng là 42 người chiếm 11,8%, số người có trình độ công nhân là 72.2%. Như vậy phần lớn các cán bộ quản lý là những người có trình độ học vấn tương xứng với chức danh công tác mà mình đang đảm nhiệm, lực lượng viên chức chuyên viên nghiệp vụ chủ yếu ở phòng, ban chức năng do đó đối với những bộ phận trực tiếp tham gia vào dây chuyền sản xuất kinh doanh Điện lực cần bố trí sắp xếp tăng cường thêm những lao động có trình độ, tăng cường đào tạo và tuyển bổ xung lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đã được đào tạo.

* Trình độ nghiệp vụ: Nhìn chung trình độ nghiệp vụ của CBCNV trong Điện lực khá đồng đều. Hầu hết CBCNV trong Điện lực đều được đào tạo qua các khoá đào tạo ngắn hạn, bồi huấn hàng năm. Đối với cán bộ quản lý bên cạnh việc thường xuyên được bồi huấn về chuyên môn nghiệp vụ còn được tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý kinh tế.

Một phần của tài liệu Phân tích và biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại điện lực ba đình thuộc công ty điện lực TP hà nội (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)