CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NHTM
1.2 Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM
1.2.1 Quan niệm phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM
Theo nhiều nhà triết học theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển là nói về sự vận động theo một xu hướng đi lên, có đặc điểm tiến lên từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, cái mới thay thế cho cái cũ đã lỗi thời, nhưng không loại bỏ hoàn toàn cái cũ mà kế thừa, chọn lọc cái cũ.
Như vậy, có thể hiểu, phát triển cho vay đối với khách hàng SME của ngân hàng thương mại là một khái niệm bao gồm cả sự mở rộng về quy mô cũng như sự thay đổi cơ cấu theo hướng hợp lý hơn, đồng thời nâng cao chất lượng các khoản cho vay khách hàng SME của một ngân hàng trong một thời kỳ nhất định. Trong đó:
Sự mở rộng quy mô cho vay SME là nâng cao mức độ chiếm lĩnh thị trường của ngân hàng, sự gia tăng về số lượng khách hàng SME vay vốn, sự tăng lên về doanh số cho vay, quy mô cho vay của một ngân hàng trong một thời kỳ nhất định.
Sự thay đổi cơ cấu cho vay khách hàng SME theo hướng hợp lý là sự thay đổi của tỷ trọng cho vay khách hàng SME trong tổng số khách hàng vay vốn, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn so với cho vay trung và dài hạn, tỷ trọng cho vay có đảm bảo và không có đảm bảo,…… theo hướng ngày càng phù hợp hơn với xu thế phát triển của nền kinh tế.
Nâng cao chất lượng các khoản cho vay khách hàng SME được thể hiện
thông qua các chỉ tiêu như: tỷ lệ nợ quá hạn thấp, tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ..
1.2.2 Vai trò của phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM Đặc thù của doanh nghiệp SME là quy mô vốn không đủ để mở rộng sản xuất, cập nhật công nghệ, tìm kiếm thống tin về các xu hướng mới. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp cần vay vốn đã phải quay lưng với những đơn hàng đem lại lợi nhuận lớn cho công ty, chỉ vì lí do không đủ nguồn vốn lưu động. Vậy để không rơi vào cảnh phải từ chối những cơ hội kiếm lợi nhuận trong kinh doanh, những doanh nghiệp này cần vay vốn trên thị trường. Trong khi đó, cho vay là hoạt động chính và cốt lõi của các TCTD, đem lại nguồn thu nhập lớn cho các tổ chức tín dụng, góp phần thúc đẩy, kích thích nền kinh tế phát triển.
a. Đối với các tổ chức tín dụng
Cho vay là nghiệp vụ đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại của TCTD Rủi ro và thu nhập từ cho vay của TCTD luôn đi cùng chiều. Đây là nghiệp vụ trọng tâm và xuyên suốt trong quá trình hoạt động của các TCTD, đặc biệt là NHTM. Nghiệp vụ này đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển và cũng là hoạt động có rủi ro và lợi nhuận song hành cùng chiều trong các nghiệp vụ của NHTM. Chính vì vậy, để NH quản trị rủi ro hiệu quả, hoàn thành kế hoạch đề ra, đạt được lợi nhuận cao nhất, các NH cần phải thực hiện đa dạng hóa đối tượng khách hàng, ngành nghề kinh doanh, loại hình cho vay, sản phẩm cho vay… Do đó, việc xây dựng đường lối phát triển cho vay đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp SME là vô cùng cần thiết với ngân hàng vì trong nền kinh tế, doanh nghiệp SME xuất hiện ở hầu hết các địa phương, kinh doanh ngành nghề và lĩnh vực. Việc cấp vốn cho nhóm khách hàng là SME sẽ giúp ngân hàng kiểm soát và phân tán rủi ro hơn việc chỉ tập trung cho vay vào một số khách hàng lớn.
Giúp ngân hàng mở rộng mạng lưới khách hàng và tăng tính cạnh tranh.
Để hoạt động kinh doanh tăng trưởng tốt, các sản phẩm dịch vụ được đưa ra thị trường được đón nhận, doanh nghiệp SME thường có xu hướng tập trung xây dựng mạng lưới bạn hàng thân thiết và có mối liên hệ khá chặt chẽ với các nhà cung cấp và chính khách hàng của mình, đôi khi còn cùng hợp tác để thực hiện hợp đồng
hoặc đầu tư mua sắm máy móc, xây dựng nhà xưởng phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, nếu như ngân hàng thiết lập được quan hệ cho vay – vay vốn với một doanh nghiệp đồng nghĩa với việc ngân hàng có cơ hội để tiếp cận và chào bán các sản phẩm của mình cho nhiều doanh nghiệp khác. Hay nói cách khác, ngân hàng sử dụng khách hàng hiện hữu như một công cụ trong việc giới thiệu, phát triển khách hàng mới cho mình, đây là một phương pháp cực kỳ hiệu quả trong bán hàng – bởi giúp kết nối ngân hàng và khách hàng tiềm năng. Phương pháp này cũng có hiệu quả rất tốt khi quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín và phủ sóng thương hiệu của ngân hàng với các đa dạng tất cả các loại khách hàng, từ đó giúp ngân hàng phát triển kinh doanh toàn diện.
b. Đối với doanh nghiệp SME
Cung ứng được nguồn vốn thiếu hụt
Trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp SME luôn cần phải nâng cao chất lượng nhân viên, phát triển thêm nhiều dịch vụ, thay đổi mẫu mã sản phẩm phù hợp thị yếu, cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ giảm thiểu chi phí…
Chính vì vậy xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp SME là cải thiện quy trình kinh doanh, kêu gọi vốn đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất, cải tiến máy móc kỹ thuật hiện đại hơn nữa để tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên trên thực tế, rất ít doanh nghiệp có đủ 100% vốn để hoạt động và mở rộng. Trong khi đó, hoạt động cho vay của NHTM điều tiết nguồn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn vì thế doanh nghiệp có thể lựa chọn để bổ sung vốn cho kế hoạch hoạt động kinh doanh của mình, giúp hoạt động kinh doanh được diễn ra thông suốt, liên tục.
Giúp doanh nghiệp lựa chọn sản phẩm vay vốn phù hợp
Nghiệp vụ cho vay của NHTM góp phần giúp doanh nghiệp SME nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên việc gom vốn đầu tư lại mất nhiều thời gian, công sức và có khả năng mất cơ hội kinh doanh. Trong khi đó các sản phẩm vay vốn của NHTM thường được xây dựng nhanh gọn, dựa trên từng nhu cầu, mục đích và phương án kinh doanh của khách hàng, các điều kiện được chuẩn chỉnh và quy trình được cải tiến phù hợp với nhu cầu khẩn cấp của
doanh nghiệp, như vậy để có thể tập trung đủ nguồn vốn kịp thời, các doanh nghiệp SME có thể dựa trên nhu cầu của mình để lựa chọn sản phẩm vay vốn phù hợp, tiết kiệm được chi phí thừa thải và chủ động được thời gian..
c. Đối với nền kinh tế
Góp phần đảm bảo nguồn cung về vốn cho nền kinh tế
Hoạt động cho vay góp phần điều hòa dòng vốn trong nền kinh tế, dịch chuyển dòng vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, hỗ trợ hoạt động sản xuất được liên tục và hàng hoá được lưu thông trên thị trường. Có thể hiểu, hoạt động cho vay giúp dòng tiền được luân chuyển thông suốt, góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn Nghiệp vụ cho vay hỗ trợ các ngành kinh tế kém phát triển có nhiều cơ hội để tồn tại và cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, góp phần xúc tiến tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, các ngành kinh tế mũi nhọn cũng được bổ sung vốn giúp tạo cơ sở và lôi cuốn các ngành kinh tế phụ trợ khác, thúc đẩy tăng trưởng cho toàn bộ nền kinh tế
1.2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM
Phát triển cho vay doanh nghiệp SME tại NHTM là sự gia tăng quy mô dư nợ tín dụng khách hàng SME trong cơ cấu tổng quy mô dư nợ kết hợp với việc đảm bảo được chất lượng tín dụng đủ tiêu chuẩn. Như vậy phát triển cho vay doanh nghiệp SME cần phải đảm bảo phát triển tín dụng kể cả mặt chất lượng lẫn số lượng.
a. Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng về quy mô
Số lượng doanh nghiệp SME vay vốn
Đây là một chỉ tiêu tính toán đơn giản, dễ thống kê. Chỉ tiêu này cho biết số lượng doanh nghiệp SME đang được vay vốn tại ngân hàng trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), từ đó giúp ngân hàng đánh giá đước số lượng khách hàng SME tăng giảm trong một giai đoạn cụ thể
Mức tăng/giảm số lượng khách hàng là doanh nghiệp SME qua 1 năm:
Mức tăng/giảm số lượng doanh nghiệp SME vay
vốn
=
Số lượng doanh nghiệp
SME vay vốn năm (t) -
Số lượng doanh nghiệp SME vay vốn năm (t-
1)
Khi chỉ tiêu này lớn hơn 0 có nghĩa trong năm t, ngân hàng tăng ròng về số lượng khách hàng doanh nghiệp. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 0, có ý nghĩa việc phát triển khách hàng đang gặp khó khăn vướng mắc, ngân hàng không phát triển thêm được khách hàng hoặc số lượng khách hàng mới chỉ đủ bù số lượng khách hàng dừng quan hệ với ngân hàng.
Tỷ trọng số lượng doanh nghiệp SME trong tổng số doanh nghiệp vay vốn:
Chỉ tiêu này cho biết số doanh nghiệp SME đang vay vốn chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm trong cơ cấu tổng số doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng tại một thời điểm. Khi so sánh chỉ tiêu này tại các mốc thời điểm, nếu chỉ tiêu này tăng lên cho thấy tốc độ tăng số lượng khách hàng là doanh nghiệp SME so với tổng khách hàng doanh nghiệp.
Dư nợ cho vay khách hàng là doanh nghiệp SME
Tổng giá trị dư nợ cho vay doanh nghiệp SME là tổng số dư mà khách hàng doanh nghiệp SME đang có nghĩa vụ phải thanh toán cho Ngân hàng nhưng chưa đến hạn hoặc đã quá hạn hoàn trả lại cho Ngân hàng. Ngân hàng tính lãi vay dựa trên dư nợ của khách hàng và khách hàng phải thanh toán tổng lãi định kỳ phát sinh cho ngân hàng theo quy định và thỏa thuận cho vay được kí kết giữa bên. Lợi nhuận của ngân hàng chiếm phần lớn là thu nhập lãi từ dư nợ cho vay khách hàng trong từng thời kỳ.
Dư nợ cho vay doanh nghiệp
SME năm (t)
=
Dư nợ cho vay doanh nghiệp
SME năm (t-1)
+
Doanh số cho vay doanh nghiệp SME
năm (t)
-
Doanh số thu nợ doanh nghiệp SME năm (t-1) Như vậy, nếu dư nợ cho vay năm (t) lớn hơn dư nợ cho vay năm (t-1) chứng tỏ
có 1sự m1ở rộ1ng v1ề q1uy m1ô cho1 va1y doa1nh ng11hiệp S1ME.
Doanh số cho vay khách hàng là doanh nghiệp SME
Doanh số cho vay doanh nghiệp SME là tổng số tiền (kể cả VNĐ và USD) đã được NHTM giải ngân cho các doanh nghiệp SME vay thực tế trong một thời kỳ xác định cụ thể, thường các ngân hàng lấy 1 năm là đơn vị thời gian để thống kê.
oMức tăng trưởng doanh số cho vay doanh nghiệp SME Mức tăng/giảm doanh
số cho vay doanh nghiệp SME
=
Doanh số cho vay doanh nghiệp SME
năm (t)
-
Doanh số cho vay doanh nghiệp SME
năm (t-1) Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền NHTM đã giải ngân bổ sung vốn cho doanh nghiệp trong kỳ tính toán tăng bao nhiêu VNĐ (đã bao gồm giải ngân USD nhân với tỷ giá quy đổi). Chỉ tiêu2 này l2ớn hơn 0 cho t2hấy22 tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho doanh nghiệp SME trong năm t nhiều hơn năm (t-1). Đồ2ng thờ2i kh2i p22hân tích c3hỉ ti3êu này cùng số lượng nhân viên, sẽ nhìn nhận được doanh số giải ngân bình quân 1 nhân sự, từ đó đánh giá được một phần hiệu suất làm việc của nhân viên chi nhánh.
oTỷ trọng doanh số cho vay doanh nghiệp SME Tỷ trọng doanh số cho
vay doanh nghiệp SME =
Doanh số cho vay doanh nghiệp SME
x 100 % Tổng doanh số cho vay
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng doanh số cho vay doanh nghiệp SME của năm (t) so tổ2ng do22anh số. Khi so s2ánh tốc đ2ộ nă2m t so2 vớ2i nă2m t-21, nếu c2hỉ tiê22u này tăng lên so với năm (t-1), trong cơ cấu cho vay doanh nghiệp của ngân hàng tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay doanh nghiệp SME tăng nhanh hơn cho vay doanh nghiệp lớn. Chỉ tiêu này khi xét cùng chỉ tiêu dư nợ cho vay và tăng/giảm doanh số cho vay sẽ cho cái nhìn cụ thể hơn về cho vay doanh nghiệp SME tại ngân hàng cả về số tương đối và tuyệt đối.
Cơ cấu cho vay:
oCơ cấu cho vay theo thời hạn:
Cơ cấu cho vay theo thời hạn thể hiện qua tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của doanh nghiệp SME trong tổng dư nợ. Cơ cấu cho vay theo thời hạn cần được kiểm soát chặt chẽ và phù hợp với cơ cấu nguồn vốn và chính sách tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ.
oCơ cấu cho vay theo tài sản bảo đảm:
Việc sử dụng tài sản đảm bảo mang lại cho doanh nghiệp SME một khoản tín dụng cụ thể và một động cơ để hoàn trả khoản vay cho TCTD. Tài sản thế chấp có thể là một hình thức bảo lãnh khoản vay, có thể là các bất động sản, động sản, thỏa thuận tiền gửi, số tiết kiệm, hàng hóa…. tính thanh khoản, ph2ù hợ2p quy2 đị2nh c2 2ủa P2háp luật và đ2ịnh hướ3ng chín2h sác22h tín dụng của riêng TCTD. Vi2ệc cấ2p t2ín dụ2ng c2ó đảm2 bả2o là m2ột biện pháp giúp TCTD lọc những trường hợp lừa đảo, vì những khách hàng có hoạt động kinh doanh thật, có rủi ro thấp hơn thường cung cấp các mức tài sản thế chấp để đáp ứng nhu cầu vốn cần gấp cho cơ hội kinh doanh, hay nói cách khác, các khách hàng này không có ý định vỡ nợ hoặc gia tăng rủi ro thua lỗ trong hoạt động kinh doanh của họ để dẫn đến tình trạng không trả được nợ. Tuy nhiên, một trong những vấn đề hạn chế chính của doanh nghiệp SME là thiếu tài sản thế chấp đủ. Hiểu điều đó, các TCTD đã xây dựng các sản phẩm tín chấp, tín chấp một phần, đi kèm các điều kiện ràng buộc ngặt nghèo để cấp vốn cho doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo được rủi ro trong mức độ cho phép.
Cơ cấu cho vay theo tài sản bảo đảm thể hiện qua tỷ trọng dư nợ cho vay có TSĐB và dư nợ không có TSĐB hay còn gọi là dư nợ tín chấp trong tổng dư nợ.
Như vậy, tỷ trọng dư nợ cho vay có đảm bảo trong tổng dư nợ tăng lên cho thấy sự phát triển của quy mô theo hướng bền vững (dư nợ tăng và mức độ bảo đảm cùng tăng) nhưng lại là yếu tố khó khăn trong việc phát triển khách hàng, qua đó là rào cản trong việc mở rộng quy mô dư nợ.
b. Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng
Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay SME
Để đánh giá được sự phát triển trong hoạt động cho vay SME của một ngân hàng không thể chỉ quan tâm đến quy mô dư nợ tín dụng tại một thời điểm hay
doanh số cho vay trong từng thời kỳ. Nhiều trường hợp tăng trưởng nóng dẫn tới quy mô dư nợ tăng cao nhưng chất lượng không tốt gây ra nhiều thiệt hại cho các NHTM. Chính vì thế điều kiện kiên quyết khi các ngân hàng xây dựng sách lược đẩy mạnh phát triển cho vay doanh nghiệp SME là cần song song đáp ứng được sự mở rộng về quy mô và sự tăng lên về mặt chất lượng. Việc đánh giá phân loại các nhóm nợ của NHTM được quy định tại thông tư Số: 02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 21/01/2013 và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN được NHNN ban hành ngày 18/3/2014.
Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay doanh nghiệp SME được tính theo công thức:
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay doanh nghiệp SME =
Dư nợ quá hạn cho vay doanh nghiệp
SME x100%
Tổng dư nợ cho vay
Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng của giá trị tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp SME bị quá hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vay trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh, qua đó phản ánh về chất lượng cho vay doanh nghiệp SME. Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng cho vay doanh nghiệp SME càng kém, ngân hàng sẽ đối mặt với xu hướng khách hàng mất dần khả năng trả nợ cho ngân hàng. Ngược lại, tỷ lệ này càng nhỏ chứng tỏ chất lượng dư nợ doanh nghiệp SME của ngân hàng càng tốt, hoạt động cho vay doanh nghiệp SME của ngân hàng được kiểm soát chặt chẽ, có độ an toàn cao, quản trị rủi ro hiệu quả.
Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay SME
Định nghĩa về nợ xấu đang được quy định tại Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 do NHNN ban hành. Theo đó: “Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5” và “Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5”.
Hiện tại, theo Thông tư số 22/2019/TT-NHNN của NHNN quy định, mức an toàn cho phép của tỷ lệ nợ xấu là 3%. Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng nhất khi đánh giá chất lượng hoạt động cho vay của một ngân hàng. Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao tức là chất lượng hoạt động cho vay doanh nghiệp SME rất kém, có nguy cơ không thu hồi được các khoản cho vay, rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng