Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đông Đô giai đoạn 2016 – 2021

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh đông đô (Trang 51 - 67)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU –

2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đông Đô

2.1.3 Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đông Đô giai đoạn 2016 – 2021

ACB - CN Đông Đô tiền thân là ACB – PGD Cửa Nam, sau đó tách và thành lập CN riêng từ năm 2014, trụ sở tại Tòa nhà Hoàng Huy, 275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Thời gian đầu thành lập chi nhánh đã gặp rất nhiều khó khăn do ACB vừa mới trải qua 2 năm gượng dậy từ đại án Bầu Kiên gây rúng động cả nước năm 2012. Vụ việc đã gây ra làn sóng dư luận và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh ngân hàng.

Vị trí tọa lạc của CN được đánh giá là trung tâm của quận Thanh Xuân, ngay cạnh Nhà máy Giầy Thượng Đình và ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi. Trụ sở CN nằm trên trục đường chính thông thương, nối liền nhiều tuyến đường quan trọng của Hà Nội và là con đường trực tiếp nối liền các quận huyện ở phía Đông, Đông Nam Hà Nội và nội thành. Khu vực này nằm trong khu vực đông dân cư, tập trung nhiều các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các cửa hàng kinh doanh đầy đủ các loại mặt

hàng. Điều này là một thuận lợi cho sự phát triển của CN, giúp CN tạo nhận diện thương hiệu trong tâm trí người dân khu vực, thu hút thêm nhiều khách hàng. Tuy nhiên, song song với tiềm năng phát triển kinh tế, xung quanh trụ sở CN cũng có nhiều tổ chức tín dụng khác, điển hình là Ngân hàng Mbank - chi nhánh Thanh Xuân cùng địa chỉ và Ngân hàng Vietcombank - chi nhánh Thanh Xuân. Điều này gây áp lực không nhỏ đến CN, đòi hỏi các chi nhánh phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Trải qua chặng đường gần một thập kỷ phát triển, CN Đông Đô đã phấn đấu vươn lên vị trí chi nhánh cụm, với hệ thống 1 chi nhánh chính và 4 phòng giao dịch trực thuộc của hệ thống ACB, quy mô lợi nhuân của ACB – Cụm Đông Đô đã đạt gần 100 tỷ đồng, trong đó quy mô lợi nhuận của CN Đông Đô năm 2021 đạt trên 50 tỷ đồng, thuộc top 100 kênh phân phối có lợi nhuận lớn nhất hệ thống ngân hàng ACB.

Thống kê một số kết quả hoạt động kinh doanh của riêng CN Đông Đô trong giai đoạn 2016 - 2021:

a. Hoạt động huy động vốn giai đoạn 2016 - 2021

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại ACB – CN Đông Đô giai đoạn 2016 – 2021

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số tiền (triệu đồng)

Số tiền (triệu đồng)

Tăng trưởng

(%)

Số tiền (triệu đồng)

Tăng trưởng

(%)

Số tiền (triệu đồng)

Tăng trưởng

(%)

Số tiền (triệu đồng)

Tăng trưởng

(%)

Số tiền (triệu đồng)

Tăng trưởng

(%) Huy động vốn 115.315 265.350 130,11 653.013 146,09 1.075.668 64,72 1.363.075 26,72 1.489.458 9,27 KHDN 89.651 178.364 98,95 284.144 59,31 567.629 99,77 660.911 16,43 693.039 4,86 Trong đó:

SME 58.325 116.214 99,25 158.991 36,81 173.955 9,41 437.739 151,64 569.525 30,11 KHCN 25.664 86.986 238,94 368.869 324,06 508.039 37,73 702.084 38,19 796.419 13,44

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và hoạt động ACB – CN Đông Đô các năm 2016 -2021

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng huy động các năm đều tăng trưởng, tuy nhiên tốc độ tăng giảm dần. Trong giai đoạn năm 2016 – 2018, năm 2018 có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tăng 387.663 trđ tương ứng 146,09% so với năm 2017. Sang năm 2019 –2021, mặc dù tổng giá trị huy động tăng nhưng tốc độ tăng lại giảm dần, năm 2019 chỉ tăng 64,72% so với năm 2018, năm 2020 chỉ tăng 26,72% so với năm 2019 và năm 2021 chỉ tăng 9,27% so với năm 2020. Tốc độ tăng giảm sút qua các năm như vậy là do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu một phần là do quy mô huy động đã ở mức cao, khó có thể bứt phá như các năm cũ. Đồng thời do ảnh hưởng từ dịch Covid 19, lãi suất huy động giảm, người dân chyển dịch dòng tiền sang các phương án đầu tư khác cho lợi suất cao hơn như bất động sản, chứng khoán…

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu huy động từ nhóm KHDN tại ACB – CN Đông Đô giai đoạn 2016 – 2021

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và hoạt động ACB – CN Đông Đô các năm 2016 - 2021

- Qua bảng trên ta thấy có dự dịch chuyển trong cơ cấu quy mô huy động chi nhánh , trong đó tỷ trọng huy độn từ KHCN và SME có xu hướng tăng, huy động từ khách hàng MMLC giảm

- Huy động vốn từ doanh nghiệp trong giai đoạn 2016 – 2021 đã tăng

1.374.143 trđ, tương ứng tăng gần 13 lần so với mốc năm 2016. Trong đó tăng trưởng tốt nhất là khối KHCN với tổng giá trị huy động tăng 770.755 trđ. Trong tổng quy mô huy động KHDN, nhóm SME tăng trưởng tốt với với tổng giá trị huy động tăng 511.200 trđ. So với khối SME, khối MMLC tăng trưởng thất thường, nhìn chung toàn giai đoạn 2016 – 2021 chỉ tăng được 92.188 trđ và chỉ còn bằng tương ứng 31,37% về quy mô so với năm có quy mô huy động khách hàng MMLC lớn nhất là năm 2019 với giá trị đạt 393.674 trđ.

- Huy động từ cá nhân trong giai đoạn 2016 – 2021 tăng trưởng vượt bậc.

Trong 5 năm, huy động KHCN tăng trưởng 770.755 trđ, tăng hơn 30 lần so với mốc năm 2016. Tương tự huy động KHDN, tốc độ tăng trưởng hàng năm của huy động KHCN so xu hướng giảm dần, tuy nhiên nhìn chung cả giải đoạn, chi nhánh đã làm rất tốt việc thu hút nguồn tiền gửi từ trong khách hàng là cá nhân.

Tóm lại: Tình hình huy động vốn trong giai đoạn 2016 - 2021 tăng trưởng tốt.

Tuy nhiên do ảnh hưởng từ dịch Covid nên tốc độ tăng giảm dần, nếu không có biện pháp khắc phục sẽ gây giảm ròng huy động nghiêm trọng.

b. Hoạt động cho vay giai đoạn 2016 – 2021

Hoạt động cấp tín dụng của ACB luôn bám sát các mục tiêu và nhiệm vụ được NHNN Việt Nam đề ra. ACB ưu tiên tập trung vốn cho vay đối với khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực như xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các dự án trọng điểm, dự án lớn có hiệu quả và các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thuộc các chương /trình cho vay của ACB trong từng thời kỳ, đồng thời khách hàng đang ở giai đoạn bắt đầu tăng trưởng và/hoặc phát triển ổn định và tập trung vào một ngành nghề kinh doanh chính.

Nhóm khách hàng SME là đối tượng trọng tâm, xuyên suốt trong định hướng chính sách tín dụng tại ACB. Để đảm bảo đem tới cho nhóm khách hàng này trải nghiệm dịch nhất, các sản phẩm phù hợp nhất và cắt giảm những thủ tục tín dụng rườm rà, ACB xây dựng chiến lược phân khúc khách hàng theo các yếu tố riêng:

- Phân khúc khách hàng theo đối tượng:

Doanh nghiệp SME có khả năng phát triển chuỗi cung ứng (supply chain), phát triển dịch vụ thu phí, casa.

Doanh nghiệp SME vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động các lĩnh vực như xuất nhập khẩu, công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt các ngành nghề ưu tiên như sản xuất, chế biến và thương mại: nhựa, thủy sản, dệt may, giày dép, bao bì in ấn, cơ khí chế tạo, kho bãi và các hoạt động cho vận tải (logistics), dược phẩm và thiết bị y tế.

 Doanh nghiệp SME xuất nhập khẩu thỏa các điều kiện tài trợ xuất nhập khẩu của ACB trong từng thời kỳ

 Doanh nghiệp SME có tỷ lệ đòn bẩy (Tổng nợ vay/Tổng tài sản) và tỷ lệ cho vay/giá trị TSBĐ thấp.

- Phân khúc khách hàng theo ngành nghề:

Bảng 2.2: Phân khúc khách hàng SME theo ngành nghề kinh doanh tại ACB

Khách hàng SB, SE Khách hàng ME

Tập trung phát triển mới các ngành:

- Sản xuất - Thương mại - Xây dựng - Dịch vụ

- Thị trường Hà Nội là trọng tâm

Tập trung vào các ngành sau:

- Thương mại hàng tiêu dùng - Dược y tế

- Xây dựng – xây lắp - Nhựa, bao bì - May mặc

- Kho bãi (logistic) - Chế biến, chế tạo - Sắt thép

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và hoạt động ACB – CN Đông Đô năm 2021 - Phân khúc khách hàng theo khu vực: Theo đó khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận sẽ tập trung Tập trung phát triển các ngành sau: Xây dựng – xây lắp, thương mại hàng tiêu dùng, dược y tế, cơ khí chế tạo, giáo dục, may mặc, theo đó tập trung vào khu công nghiệp.

- Đối với phân khúc sản phẩm cho vay KHDN: Để đưa tới khách hàng những

sản phẩm phù hợp và lọc các KHDN phù hợp tiêu chí tài trợ cho vay tại ACB, ACB đã xây dựng định hướng chính sách tín dụng và phân KHDN theo quy mô doanh thu:

Bảng 2.3: Quy định về phân nhóm khách hàng theo quy mô doanh thu tại ACB DOANH THU THUẦN (thực tế thẩm định)

Khách hàng

SB

Khách hàng

SE

Khách hàng

ME

Khách hàng MMLC X < 15

tỷ đồng

X < 80 tỷ đồng

X < 400 tỷ đồng

X ≥ 400 tỷ đồng

Đơn vị ứng xử theo phân khúc khách hàng MMLC (không phân biệt Doanh thu thuần) đối với các ngành sau: a) Doanh nghiệp đầu tư các dự án có tổng mức vay dự kiến/hiện hữu > 200 tỷ đồng hoặc tổng vốn đầu tư của dự án > 400 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực sau:

- Đầu tư khu nhà ở, văn phòng, đất nền, khu đô thị - Đầu tư cơ sở hạ tầng BOT (bao gồm cả đầu tư theo hình thức công tư hợp tác như BOT, BOO, BT,...)

- Đầu tư nhà xưởng, khu công nghiệp, khu chế xuất

- Đầu tư khách sạn, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng b) Dầu thô, khí đốt tự nhiên

c) Quặng kim loại

d) Khai thác các khoáng sản khác có tổng mức vay dự kiến/hiện hữu > 200 tỷ hoặc tổng vốn đầu tư của dự án > 400 tỷ đồng

e) Ngành sản xuất xi măng

f) Ngành sản xuất, truyền tải và phân phối điện Nguồn: Định hướng chính sách và hoạt động tín dụng Ngân hàng ACB Trong đó Doanh thu thuần được tính toán theo hướng dẫn của Phòng Phân tích

tín dụng Ngân hàng ACB.

- Phân khúc khách hàng theo tiêu chí cấp tín dụng: Tại ACB, để chính sách tín dụng tuân thủ với quy định của Pháp luật, thay đổi kịp thời và phù hợp tình hình kinh doanh ngân hàng và kinh tế vĩ mô, định hướng hoạt động tín dụng hiệu quả, quản lý rủi ro tín dụng 2sát với thực tế và đảm bảo an toàn cho ngân hàng trong việc sử dụng vốn vay của khách hàng, khách hàng được đánh giá theo các tiêu chí và phân nhóm như sau.

 Cấp tín dụng bình thường: được hiểu là không hạn chế quy mô cấp tín dụng cũng như tỷ lệ dư nợ, chỉ phải tuân thủ các yêu cầu về giới hạn cấp tín dụng của ACB, Quy chế cho vay của Ngân hàng ACB đối với khách hàng, của NHNN và của pháp luật.

 Cấp tín dụng bình thường có kiểm soát hạn mức: được hiểu là những trường hợp cấp tín dụng ACB yêu cầu các đơn vị hoặc chuyên viên/bộ phận phân tích, phê duyệt cần kiểm soát sự tuân thủ về quy mô, giới hạn trước khi cấp tín dụng cho khách hàng. Cấp tín dụng bình thường có kiểm soát hạn mức có nghĩa là khách hàng có thể được cấp thêm hay cấp mới, nhưng việc cấp thêm/cấp mới phải được giám sát để không vượt các định mức về tổng khối lượng hay tỷ lệ trong danh mục cho vay theo quy chế cho vay.

 Kiểm soát cấp tín dụng: được hiểu là không khuyến khích tiếp cận, cấp tín dụng mới hay tăng mức cấp tín dụng cho khách hàng. Trong trường hợp, khách hàng được cấp tín dụng vì có 1 số yếu tố đặc biệt như tài sản bảo đảm tốt, khách hàng quan hệ với ACB lâu năm,...thì những khách hàng này không thuộc đối tượng khách hàng mục tiêu của ACB

Đối với từng nhóm khách hàng, ACB xây dựng bộ tiêu chí riêng về tiêu chí cấp tín dụng, trong đó các nhóm tiêu chí cơ bản nhất là pháp lý, thời gian hoạt động, tình hình tài chính, lịch sử tín dụng, tài sản đảm bảo, mục đích cấp tín dụng. Mỗi nhóm tiêu chí lại được phân thành các tiêu chí nhỏ, đã được ACB nghiên cứu và đưa ra các cột mốc khác nhau với từng khách hàng SB, SE hoặc ME. Khi phân tích, đánh giá và thẩm định/tái thẩm định khách hàng mới, mức cấp tín dụng mới hay tái cấp tín dụng,

tăng cấp tín dụng cho khách hàng hiện hữu, mỗi khoản vay/khách hàng được áp dụng cho cả người chủ thể vay/người đồng ký vay và sẽ được xếp vào một trong ba nhóm sau:

 Nhóm Cấp tín dụng bình thường: là các khách hàng thỏa tất cả các tiêu chí phân nhóm khách hàng đều thuộc “Cấp tín dụng bình thường”, không có tiêu chí nào thuộc “Cấp tín dụng bình thường có kiểm soát hạn mức” hay “Kiểm soát cấp tín dụng”.

 Nhóm Cấp tín dụng bình thường có kiểm soát hạn mức: là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí phân nhóm khách hàng thuộc “Cấp tín dụng bình thường có kiểm soát hạn mức”, không có tiêu chí nào thuộc “Kiểm soát cấp tín dụng”.

 Nhóm Kiểm soát cấp tín dụng: là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí phân nhóm khách hàng thuộc “Kiểm soát cấp tín dụng”.

Bảng 2.4: Tóm tắt thực hiện đánh giá/phân nhóm khách hàng tại Ngân hàng ACB

Kết quả Tiêu chí phân nhóm khách hàng

Nhóm CẤP TÍN DỤNG BÌNH THƯỜNG

Tất cả đều thuộc nhóm CẤP TÍN DỤNG BÌNH THƯỜNG

Nhóm CẤP TÍN DỤNG BÌNH THƯỜNG CÓ KIỂM SOÁT HẠN MỨC

Có tiêu chí thuộc CẤP TÍN DỤNG BÌNH THƯỜNG CÓ KIỂM SOÁT HẠN MỨC, không có tiêu chí thuộc KIỂM SOÁT CẤP TÍN DỤNG

Nhóm KIỂM SOÁT CẤP TÍN DỤNG

Có tiêu chí thuộc KIỂM SOÁT CẤP TÍN DỤNG

Nguồn: Định hướng chính sách và hoạt động tín dụng Ngân hàng TMCP Á Châu Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng của ACB có các cấu phần chính như sau:

• Duy trì tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ cấp tín dụng xấu cho các đối tượng khách hàng, ngành, lĩnh vực kinh tế theo tuyên bố khẩu vị rủi ro được Hội đồng quản trị phê duyệt hằng năm.

• Áp dụng các hình thức đảm bảo tiền vay khác nhau và theo từng thời kỳ.

• Quy định cụ thể thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng (bao gồm cả thẩm quyền phê duyệt các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng).

• Xây dựng hệ thống báo cáo nhằm quản lý danh mục tín dụng, phân tích và cảnh báo sớm cho danh mục cũng như cho các khoản vay có dấu hiệu suy giảm chất lượng, để có kế hoạch phòng ngừa và xử lý rủi ro kịp thời.

• Xây dựng, theo dõi và quản lý hạn mức rủi ro tín dụng, gồm: (i) Hạn mức cấp tín dụng theo đối tượng khách hàng, ngành hoặc lĩnh vực kinh tế trên cơ sở khả năng trả nợ của khách hàng, rủi ro tín dụng của ngành hoặc lĩnh vực kinh tế; (ii) Hạn mức cấp tín dụng theo sản phẩm và hình thức bảo đảm trên cơ sở rủi ro tín dụng tương ứng của sản phẩm và hình thức bảo đảm

Hiện nay, ACB đang áp dụng triển khai hết những sản phẩm cho vay đáp ứng cơ bản nhu cầu vay vốn của DN SME như sau:

Bảng 2.5: Các sản phẩm cho vay khách hàng SME của ACB năm 2021

Loại hình cho vay Sản phẩm

2Cho vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn

Quy định tài trợ hợp đồng thương mại trong nước

Quy định cho vay bằng ngoại tệ tại ACB đối với khách hàng doanh nghiệp

Quy định Thẻ tín dụng doanh nghiệp

Quy định thấu chi tài khoản danh cho Khách hàng doanh nghiệp

Quy định cho vay tín chấp một phần dành cho khách hàng doanh nghiệp

Quy định cấp hạn mức tín dụng 4 tháng dành cho khách hàng doanh nghiệp SB, SE

Quy định cấp tín dụng phục vụ thi công xây lắp Quy định tài trợ doanh nghiệp ngành may Quy định tài trợ thế chấp bằng chính lô hàng Quy trình tài trợ nhập khẩu tại kho ngoại quan Cho vay mua ô tô trung Quy định tài trợ nhà phân phối/đại lý xe ô tô

hạn Quy định cho vay mua xe ô tô thế chấp bằng chính xe mua dành cho Khách hàng doanh nghiệp

Cho vay đầu tư dự án/

tài sản cố định trung dài hạn

Quy định cho vay đầu tư chuồng trại chăn nuôi Quy định tài trợ dự án bất động sản

Nguồn: ACB, Báo cáo tổng hợp quy định sản phẩm tín dụng ACB năm 2021 Bảng 2.6: Các chương trình ưu đãi lãi suất cho vay đang thực hiện tại ACB

Loại hình cho vay Gói lãi suất tương ứng

2Cho vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn

2Chương trình ưu đãi cho vay dành cho KHDN các tháng cuối năm 2021 –

“Phục hồi nhanh, tăng trưởng mạnh”

Cho vay mua ô tô trung hạn

Chương trình ưu đãi cho vay mua xe ô tô đối với khách hàng doanh nghiệp năm 2021

Cho vay đầu tư dự án/ tài sản cố định trung dài hạn

Chương trình cho vay trung dài hạn dành cho khách hàng doanh nghiệp năm 2021 Nguồn: Báo cáo tổng hợp chương trình ưu đãi cho vay KHDN ACB 2021 Để đảm bảo công tác phát triển cho vay được xuyên suốt, ACB đã xây dựng bộ thủ tục cấp tín dụng chuẩn mực, áp dụng cho toàn bộ hệ thống ACB như sau:

Bảng 2.7: Quy trình thực hiện thủ tục cấp tín dụng đối với KHDN Bước Tiến trình công

việc Nội dung công việc Kết quả

1

Tiếp xúc, hướng dẫn, lên danh mục hồ sơ và nhận hồ sơ tín dụng từ khách hàng.

- Tìm hiểu, tư vấn và hướng dẫn khách hàng

- Nhận hồ sơ tín dụng và kiểm tra

Nhận hồ sơ vay vốn cơ bản của khách hàng

2

Phân tích khách hàng

- Lên kế hoạch thẩm định và đề nghị bổ sung thông tin (nếu có).

Hoàn tất tờ trình khởi tạo và phân tích khách hàng

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh đông đô (Trang 51 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)