Quy mô dư nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh đông đô (Trang 70 - 73)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU –

2.2 Thực trạng cho vay và phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016 - 2021 tại ngân hàng ACB – CN Đông Đô

2.2.2 Quy mô dư nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bảng 2.11: Cơ cấu cho vay KHDN tại ACB – CN Đông Đô giai đoạn 2016 – 2021 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Tổng 1.080 1.241 1.082 975 1.012 1.352

SME 289 467 522 472 537 921

MMLC 791 774 560 503 475 431

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và hoạt động ACB – CN Đông Đô năm 2016 - 2021 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu cho vay KHDN tại ACB – CN Đông Đô năm 2016 – 2021

Đơn vị: %

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và hoạt động ACB – CN Đông Đô năm 2016 – 2021

Biểu đồ 2.6: Tốc độ tăng trưởng quy mô cho vay khách hàng SME tại ACB – CN Đông Đô năm 2016 - 2021

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và hoạt động ACB – CN Đông Đô năm 2016 – 2021 Từ bảng trên ta thấy, đầu giai đoạn từ năm 2016 đến 2019, hoạt động cho vay KHDN của ACB Đông Đô có diễn biến không tốt, đặc biệt là năm 2019, quy mô dư nợ sụt giảm ở cả MMLC và SME dẫn tới quy mô dư nợ KHDN toàn chi nhánh giảm sâu. Nguyên nhân dẫn đến giảm sút về quy mô dư nợ là do giai đoạn này chính sách của ACB siết chặt hoạt động cho vay, các điều kiện cấp tín dụng ràng buộc khó thực hiện kể cả khách hàng mới và khách hàng cũ, việc thẩm định TSĐB cho giá trị không phù hợp thực tế, lãi suất tăng cao không cạnh tranh được với thị trường.

Sang năm 2020, quy mô dư nợ SME tại Chi nhánh Đông Đô có xu hướng mở rộng và tốc độ tăng trưởng tốt góp phần làm gia tăng quy mô cho vay KHDN toàn chi nhánh. Đây là thành quả từ các định hướng của Ban lãnh đạo về việc thay đổi quy trình bán hàng, tập trung cung cấp các sản phẩm chính sát với nhu cầu thực tế của khách hàng SME gồm Cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh

doanh, dịch vụ thu ngân sách Nhà nước, dịch vụ thuế điện tử, cho vay mua ô tô phục vụ sản xuất, kinh doanh dành cho doanh nghiệp, v.v… các điều kiện tín dụng phù hợp thực tế nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát rủi ro, lãi suất được hạ ưu đãi, nâng tính cạnh tranh cho chi nhánh với các TCTD khác…

Từ những sản phẩm đã được Hội sở xây dựng, cùng với sự cố gắng của Ban giám đố, chi nhánh đã luôn theo sát nhu cầu vay vốn của khách hàng SME, từ việc cải thiện hiệu suất xử lý hồ sơ, đưa tới cho khách hàng các sản phẩm tài chính phù hợp nhất, giảm thời gian thẩm định tài sản, thẩm định tài chính, tăng tốc đàm phán chốt hồ sơ với khách hàng và cả công tác đề xuất múc lãi suất, phí ưu đãi được áp dụng.

Tuy nhiên nhìn nhận trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến các rào cản khách hàng SME khó có thể vay được vốn như mức lãi suất cho vay doanh nghiệp đang được áp dụng vẫn thực sự khó cạnh tranh được với nhóm Ngân hàng Quốc doanh. Việc phải chịu sự điều phối mua bán vốn từ Hội sở với mức lãi suất mua bán vốn nội bộ còn cao ảnh hưởng rất nhiều đến mức lãi suất cho vay khi phải đáp ứng được mức margin bình quân tối thiểu theo chỉ tiêu được giao hàng năm sau khi trừ đi các chi phí hoạt động và trích lập dự phòng chung theo quy định.

Đồng thời, do quy định thẩm quyền phê duyệt có sự phân tầng để đảm bảo rủi ro, hiện tại giám đốc chi nhánh không có thẩm quyền phê duyệt các hồ sơ liên quan đến doanh nghiệp, toàn bộ phải đẩy lên Trung tâm phê duyệt tập trung là cấp thấp nhất và lên dần theo tổng mức cấp là

+ Hội đồng tín dụng tổ: Bao gồm thành viên và 5 hội đồng luân phiên các ngày trong tuần

+ Hội đồng tín dụng thường trực tổ: Bao gồm 5 thành viên và họp 2 ngày/tuần + Hội đồng tín dụng thường trực toàn thể: Bao gồm 7 thành viên, họp 1 ngày/tuần

Việc phân cấp thẩm quyền của ACB được xây dựng để đảm bảo kiểm soát rủi ro tín dụng, tuy nhiên lại làm hạn chế tính linh động trong việc cấp các khoản tín dụng đảm bảo bằng Ký quỹ, sổ tiết kiệm, thỏa thuận tiền gửi… có rủi ro rất thấp.

Các sản phẩm được đưa ra phần lớn theo khung có sẵn, khi áp dụng vào từng

hồ sơ khách hàng khác nhau sẽ dễ xảy ta trường hợp một số tiêu chí không phù hợp, khi ra phê duyệt không đáp ứng được nhu cầu thực tế của khách hàng, điều này ảnh hướng đến hiệu suất chốt hồ sơ với khách hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh đông đô (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)