CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU –
2.3 Đánh giá thực trạng phát triển cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đông Đô
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân
a. Hạn chế
Thời gian vừa qua, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động cho vay SME mà ACB – CN Đông Đô đã đạt được, quá trình hoạt động đối với nhóm khách hàng này tại ACB vẫn còn bộc lộ nhiều vướng mắc. Với tiềm năng của địa phương chi nhánh đang hoạt động và năng lực của chi nhánh, có thể nói hiệu quả mở rộng cho vay đối với SME của chi nhánh còn chưa thật sự cao, chưa khai thác hết tiềm năng của địa phương. Điều này được biểu hiện thông qua thông qua nhiều một số hạn chế của hoạt động cho vay SME của chi nhánh. Bao gồm:
Thứ nhất, mặc dù quy mô phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp SME đã có sự tăng trưởng tốt, tỷ trọng dư nợ cho vay SME đã được cải thiện và ngày càng tăng, nhưng quy mô toàn bộ dư nợ KHDN giảm trong cả giai đoạn 2016 - 2021. Chi nhánh chưa tận dụng được hết lợi thế của mình trong việc phát triển cho vay đối với SME khi số lượng SME vay vốn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng số doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ tại chi nhánh (bình quân chỉ 12%), ngoài ra còn chưa kể đến số lượng doanh nghiệp rất lớn trên địa bàn các quận có sự hiện diện của mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc và địa bàn TP.Hà Nội
Thứ hai, đi sâu hơn, cơ cấu cho vay doanh nghiệp SME còn một số hạn chế.
Quy mô dư nợ trung dài hạn của khách hàng SME nhìn chung không thay đổi nhiều, nhưng xét với tổng quy mô dư nợ thì tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng đang có xu hướng giảm. Hoạt động cho vay ngắn hạn còn nhiều dẫn đến nguồn thu của chi nhánh kém ổn định, chi phí thẩm định cho các món vay tăng lên, do phải thực hiện nhiều lần dẫn đến tăng chi phí hoạt động của chi nhánh. Trong khi đó, các doanh nghiệp SME đến vay vốn tại chi nhánh phần lớn có nhu cầu vốn trung và dài hạn để mở rộng hoạt động SXKD và các dự án dài hạn, đây thực sự là mảnh đất tiềm năng để các ngân hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thứ ba, tại ACB – CN Đông Đô, các công tác thẩm định còn nhiều bất cập.
Đối với công tác TĐTS, hầu hết quy trình về thẩm định TSBĐ đều do P. TĐTS thuộc Hội sở thực hiện. Khi thẩm định TSBĐ, trong một số trường hợp cán bộ tín dụng khó ước tính giá trị TSBĐ, trong khi đó các đơn giá thị trường được phê duyệt
còn có độ trễ khá cao so với thị trường, không phản ánh đúng giá trị tài sản. Đối với công tác thẩm định hồ sơ, ACB chưa cung cấp được cho khách hàng các công cụ để thẩm định hồ sơ khách hàng mà hâu hết là đánh giá cảm quan của R*. Với đặc điểm là số lượng nhiều, hoạt động trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên quá trình cho vay và theo dõi loại hình DN này rất phức tạp, xuất hiện nhiều các hành vi tiêu cực lách luật, trốn thuế… làm chi nhánh khó kiểm soát nguồn thu chi do báo cáo tài chính còn mập mờ, từ đó gây ảnh hưởng đến quyết định phê duyệt cho vay.
Thứ tư, chính sách cho vay còn thắt chặt, các phương thức cho vay vẫn chưa thực sự đa dạng, danh mục sản phẩm chưa phong phú, hầu hết vẫn là các sản phẩm truyền thống chưa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của đối tượng SME. Chính sách cho vay đối với nhóm khách hàng SME còn tương đối thận trọng và chặt chẽ, đặc biệt là các điều kiện về tài sản đảm bảo gây ra nhiều khó khăn cho khách hàng SME trong quá trình tiếp cận vốn vay. Không có nhiều các chương trình lãi suất chưa đủ hấp dẫn đối với khách hàng. Mặc dù có nhiều phương thức cho vay nhưng kết quả sử dụng các phương thức còn thấp, thậm chí có những phương thức không được áp dụng đối với khách hàng là các doanh nghiệp SME. Chi nhánh vẫn đang tập trung vào các phương thức cho vay truyền thống và chưa thực sự nghiên cứu thực hiện những phương thức cho vay khác. Các sản phẩm cho vay chưa có tính trọn gói, chưa có sự kết hợp bán chéo để nâng cao thu nhập cho chi nhánh và mức độ gắn kết của khách hàng với ngân hàng.
Thứ năm, nhân sự các bộ phận hỗ trợ tín dụng thiếu hụt, nhân sự kinh doanh thiếu kỹ năng bán hàng và không đủ khả năng thẩm định các khoản vay lớn, đặc thù. Các khóa học đào tạo nhân viên tại ACB đã và đang được triển khai nhưng nội dung còn mang tính lý thuyết. Tất cả sẽ làm giảm hiệu suất bán của chi nhánh và giảm tính chuyên nghiệp của ngân hàng trong 2mắt2 khách hàng.
Thứ sáu, mặt bằng kinh doanh không đủ diện tích và sự yếu kém về công nghệ là hạn chế cần đề xuất khắc phục. Khách hàng đến giao dịch tại quầy thường xuyên gặp quá tải, các sản phẩm điện tử mà Ngân hàng đưa ra vẫn hay xảy ra sự cố, ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng. Trong quá trình vận hành, chi nhánh còn
phải thực hiện nhiều công đoạn thủ công như: đánh giá doanh số tiền về/doanh số tiền vay, thu nợ khi khách hàng yêu cầu, giải ngân tại quầy….từ đó khiến cho việc ra quyết định cấp tăng/ cấp mới hạn mức vay vốn đối với khách hàng và chăm sóc khách hàng còn chậm.
Thứ bảy: Hạn chế về kinh phí dẫn tới công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm còn nhiều bất cập. Việc tiếp thị các sản 2 phẩm đến từng đối tượng khách hàng cụ thể chưa có một quy trình chuẩn nào, hầu hết đều là R* tự chủ động gọi điện thoại theo danh sách để tìm kiếm khách hàng. Ngoài ra, cách thức thực hiện các tiếp thị và chăm sóc khách hàng còn chưa được chú trọng. CN khó có thể xây dựng các chương trình Martketing lớn, đồng bộ, chuyên nghiệp, khó tạo dấu ấn tới khách hàng.
b. Nguyên nhân
Thứ nhất: Do số l2ượng cán bộ R* tại chi nhánh còn ít, nên bình quân lượng khách hàng cả giao dịch và QHTD tại chi nhánh trên mỗi đầu nhân viên khá cao dẫn đến hiện trạng chưa sát sao, tân tình và quan t2âm ch2u đ2áo đ2ến khá2ch hàng. Hầu hết cán bộ tín dụng đều còn khá trẻ và thiếu hụt, đặc biệt năm 2018 – 2019, không có nhân viên HCB - cán bộ quản lý cấp trung, nên hoạt động kinh doanh còn hời hợt, trên 80% nhân viên P. KHDN chỉ có kinh nghiệm 3 năm trở xuống, chính vì vậy thiếu quyết đoán trong việc quyết định cấp tín dụng, chưa bám sát tình hình thực tế, còn có sự e ngại khi quan hệ tín dụng với SME. Việc đào tạo các R* chuyên trách bán hàng còn thiếu sót do nhân sự cũ quá tải, nhân sự mới lại có rất nhiều khóa học lý thuyết phải bắt buộc hoàn thành, không có tính thực nghiệm. Ở các bộ phận trong chi nhánh có sự phân tách quá rõ ràng, công tác bán mới tập trung ở BP. KHDN trong khi các bộ phận khác cũng có nhiều cơ hội để bán mới Chính vì chưa tham gia, kỹ năng bán hàng của nhiều nhân viên CN còn hổng, chưa chủ động trong việc giới thiệu và bán chéo sản phẩm. Thậm chí, trong một số trường hợp do chưa ý thức tự cập nhật các quy định, các gói sản phẩm mới dành cho khách hàng SME nên việc tư vấn cho khách hàng chưa đạt hiệu quả cao.
Thứ hai: ACB - CN Đông Đô khi cấp vay vốn cần phải đánh giá các tiêu chí
cấp tín dụng cho khách hàng, tuy nhiên cá2c chín2h sá2ch tí2n d2ụng tạ2i A2CB chưa cập nhật kịp thời với tình hình thực tế. Bên cạnh đó, công tác phổ biến kiến thức cho khách hàng về ngân hàng và các quy định, thể lệ cho vay còn chưa được chú trọng.
Điều này cản trở rất lớn việc mở rộng cho vay đối với SME. Trong quá trình thẩm định tín dụng, ngân hàng vẫn còn quá chú trọng vào các đ2 iều k22iện vay vốn, đ22ặc biệt là TSBĐ. Mặc dù gần đây chi nhánh cùng chủ trương coi doanh nghiệp SME là khách hàng tiềm năng và thiết kế một số chính sách ưu đãi lãi suất – phí và các gói sản phẩm dịch vụ dành riêng cho đối tượng khách hàng này, tuy nhiên do thông tin của nhiều doanh nghiệp SME còn thiếu minh bạch, một số cán bộ tín dụng chưa đủ kinh nghiệm, khả năng thẩm định để đánh giá thực chất tình hình cân đối vốn và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp SME còn hạn chế, các cấp phê duyệt hồ sơ của ACB còn quá coi trọng TSBĐ, đặc biệt là đối với các KH lần đầu tiên có quan hệ tín dụng với NH. Chính điều này đã gây trở ngại lớn cho các doanh nghiệp SME khi tiếp cận vốn vay từ chi nhánh. Nhiều DN nhỏ và siêu nhỏ đến vay vốn tại chi nhánh khẳng định nếu căn cứ vào “chuẩn” hoạt động ngân hàng nhất là vấn đề thế chấp tài sản thì hầu nh2ư D22N không t2hể tiế2p cậ2n đư2ợc vố2n va2y NH.
Thứ ba: ACB – CN Đông Đô chưa chú trọng thực hiện đa dạng hóa các hình thức và phương thức vay vốn. Tuy chi nhánh đã đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, tích cực hơn trong hoạt động tiếp thị tới khách hàng nhưng thật sự chưa đem lại hiệu quả, nguyên nhân là chưa nắm bắt được nhu cầu của các đối tượng khách hàng khác nhau, chưa chú trọng vào việc đa dạng hóa các hình thức và phương thức cho vay. Hiện nay chi nhánh mới chủ yếu cho vay bổ sung vốn lưu động theo hạn mức hoặc từng lần, hình thức cho vay ngắn hạn, có tài sản đảm bảo. Rõ ràng chi nhánh còn chú trọng cho vay theo các sản phẩm truyền thống, chưa thực sự mạnh dạn đẩy mạnh các loại hình sản phẩm mới .
Thứ tư: Quy trình nghiệp vụ còn rườm rà, chất lượng thẩm định giá tài sản chưa cao, kết quả định giá còn nhiều sai lệch so với thị trường gây trở ngại cho khách hàng. Hiện tại, mô hình tổ chức hiện nay đang cắt thẩm quyền phê duyệt hồ sơ của Giám đốc chi nhánh dẫn đến thiếu sự chủ động trong quá trình phê duyệt tín
dụng cho khách hàng. Quy trình nghiệp vụ vẫn còn gây trở ngại cho khách hàng do thời gian thực hiện kéo dài và qua nhiều cấp phê duyệt trong hội sở. Ngoài ra, thủ tục, giấy tờ cho vay còn rườm rà và cứng nhắc, thời gian xử lý giao dịch giải ngân còn mất nhiều thời gian. Điều này là do có quá nhiều bước, khâu nhỏ, trong quy trình cho vay, chưa đáp ứng được nhu cầu cần kíp kịp thời của khách hàng.
Thứ năm, hoạt động kiểm tra và giám sát khách hàng sau giải ngân chưa được coi trọng đúng mức dẫn tới tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu có xu hướng gia tăng. Khi R*
chú ý tới khoản nợ quá hạn/nợ xấu của khách hàng thì khách hàng đã có tình hình kinh doanh khá bất ổn, thậm chí đã mất hoàn toàn khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Công tác xử lý nợ có vấn đề đôi khi còn bị chồng chéo chức năng giữa Trung tâm Xử lý Nợ và kênh phân phối dẫn tới hồ sơ thủ tục xử lý còn phức tạp, thời gian xử lý kéo dài.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Chương tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng hoạt động cho vay Khách hàng doanh nghiệp SME tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Đông Đô giai đoạn 2016 - 2021 về dư nợ cho vay, số lượng khách hàng, cơ cấu dư nợ, chất lượng dư nợ và chất lượng dịch vụ. Từ những phân tích và số liệu thống kê, tác giả đưa ra những kết quả đạt được cũng như chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó làm cơ sở lý luận để đưa ra các giải pháp và định hướng phát triển trong chương III.