CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2 Pháp luật về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại
Khái niệm pháp luật về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại
Hoạt động cho vay đối với KHCN của NHTM đang ngày càng phát triển gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, hoạt động cho vay cũng đem lại nhiều rủi ro (rủi ro tín dụng ) khi khách hàng có hành vi gian dối, không thực hiện không thực hiện không đủ phần nghĩa vụ trả nợ của mình. Vì vậy, phải có cơ chế pháp luật ngăn chặn những rủi ro đó sảy ra, buộc các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng phải thực hiện đúng và đầy đủ phần nghĩa vụ của mình. Chúng ta được biết, hoạt động của Ngân hàng luôn mang tính hệ thống và phản ứng theo dây chuyền nếu một Ngân hàng có rủi ro xảy ra thì toàn bộ nền kinh tế của quốc gia cũng bị ảnh hưởng. Cho nên sự cần thiết ra đời của hệ
21 thống pháp luật của hoạt động cho vay đối với KHCN của NHTM nó như một hành lang pháp lý không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia mà còn bảo vệ cả một hệ thống Ngân hàng hoạt động an toàn từ đó thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển một cách bền vững.
Từ đó có thể đưa ra khái niệm Pháp luật về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại là: “ Pháp luật về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại là tổng thể các quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hình thành trong quá trình Ngân hàng Thương mại thực hiện hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân.”
Nội dung về pháp luật về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại
Từ khái niệm Pháp luật về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại là tổng thể các quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hình thành trong quá trình Ngân hàng Thương mại thực hiện hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân.Gồm các quy phạm sau:
- Quy phạm pháp luật về chủ thể: Bao gồm các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của bên trong quan hệ tín dụng ( bên đi vay- KHCN ) và ( bên cho vay – NHTM).
- Quy phạm pháp luật về điều kiện cho vay: Gồm các chế định pháp luật như : điều kiện về chủ thể đi vay là cá nhân, hộ gia đình đảm bảo năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015, có mục đích sử dụng vốn hợp pháp…
- Quy phạm pháp luật về hợp đồng vay (hợp đồng tín dụng): Hợp động tín dụng gồm bên đi vay (KHCN) bên cho vay là (NHTM) phải được lập dưới dạng văn bản quy định chi tiết các nội dung sau: thông tin các bên tham gia hợp đồng tín dụng (họ và tên , địa chỉ thường trú, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, …) số tiền vay, thời gian vay, lãi suất, mục đích vay vốn …
- Quy phạm pháp luật về thẩm quyền thẩm định và phê duyệt khoản vay: bao gồm quy định về thầm quyền thẩm định thông tin khách hàng cung cấp và thẩm quyền quyết định hạn mức cho va của NHTM đối vưới KHCN.
22 - Quy phạm pháp luật phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp: Bắt nguồn từ
đặc điểm hợp đồng tín dụng là một quan hệ kinh tế cho nên khi tranh chấp các bên có thể thỏa thuận các phương thức giải quyết: thương lượng, hòa giải, tố tụng Tòa án hoặc Trọng tài thương mại.
Sơ lược về sự phát triển pháp luật điều chỉnh về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam
Năm 1957, đối với loại cho vay ngắn hạn, ngành Ngân hàng chỉ được cho vay đôì với một số đối tượng. Ví dụ, cho vay các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh theo 4 loại cho vay gồm: cho vay dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn và các chi phí sản xuất theo mùa;
cho vay để thanh toán; cho vay nhu cầu tạm thời và cho vay để sửa chữa lớn. Cho các nông trường quốc doanh theo 6 loại cho vay gồm: cho vay dự trữ vật tư theo mùa, cho vay chi phí về trồng trọt và chế biến, cho vay chi phí về chăn nuôi, cho vay nhu cầu tạm thòi, cho vay sửa chữa lớn và cho vay thanh toán. Hoặc, cho vay mậu dịch quốc doanh theo 5 loại gồm: cho vay để dự trữ hàng hóa theo kế hoạch và luân chuyển hàng hóa, cho vay ứng trước tiền đặt mua hàng, cho vay về nhu cầu tạm thời, cho vay thanh toán và cho vay sửa chữa lớn. “Đơn vị mậu dịch phải thanh toán xong số nợ quá hạn rồi mới được xin vay khoản khác”. Vào thời gian này, ngành Ngân hàng chủ yếu cho vay theo kế hoạch và chỉ đạo của Nhà nước.
Từ tháng 01/1996 hoạt động cho vay của các tổ chức Ngân hàng, tín dụng, công ty tài chính và hoạt động cho vay vốn của các cơ sở khác được pháp luật cho phép (trừ hoạt động kinh doanh cầm đồ) không phải nộp thuế doanh thu (nay là thuế giá trị gia tăng).
(Khoản 4 Điều 2 Luật Thuế doanh thu năm 1990)
Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2004) đã từng quy định:
khách hàng vay vốn có quyền “khiếu nại, khởi kiện việc từ chối cho vay không có căn cứ” của tổ chức tín dụng. Điều này chỉ phù hợp với trường hợp cho vay theo chính sách, chứ không đúng với quan hệ tự nguyện giữa khách hàng và Ngân hàng.
Từ tháng 10/2000 đến tháng 4/2011, pháp luật cho phép việc huy động vốn và cho vay bằng vàng
Trong giai đoạn 1998 - 2016, quy định về cho vay được gọi là quy chế, đồng thời ban hành một văn bản chung cho các lĩnh vực và thời hạn vay.
Riêng Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN có hiệu lực kéo dài 15 năm do không được xử lý thay đổi kịp thời, với nhiều quy định trái luật và 5 lần sửa đổi, bổ sung.
23 Các tổ chức được phép hoạt động cho vay chuyên nghiệp gồm: các tổ chức tín dụng (bao gồm các tổ chức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép là ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô); các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng nhưng cũng được phép hoạt động cho vay chuyên nghiệp như Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB), quỹ đầu tư phát triển địa phương (Bộ Tài chính quản lý); dịch vụ cầm đồ (Bộ Công an quản lý về điều kiện kinh doanh).
Trước năm 2005, khách hàng vay vốn của các tổ chức tín dụng, ngoài cá nhân và pháp nhân, còn có hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp doanh (tại thời điểm đó chưa có tư cách pháp nhân).
Từ năm 2005 trở đi, Ngân hàng Nhà nước chỉ quy định, khách hàng vay vốn là cá nhân và pháp nhân (khoản 1 Điều 1 quyết định 127/2005/QĐ – NHNN), tuy nhiên trên thực tế vẫn xảy ra hiện tượng cho vay cả các tổ chức không có tư cách pháp nhân.
Từ ngày 15/3/2017, khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng chỉ gồm hai nhóm là pháp nhân và cá nhân (khoản 3 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN). Điều này là hoàn toàn phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, chủ thể giao dịch dân sự chỉ còn pháp nhân và cá nhân. Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. ( theo nguồn: https://luatminhkhue.vn/phap-luat-ve-cho-vay-va-dieu-kien-cho-vay- tai-cac-to-chuc-tin-dung.asp)
Như vậy có thể thấy pháp luật về hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân nói riêng đã nhiều lần sửa đổi và bổ sung để phù hợp với thực tiễn hoạt động tài chính cũng như cung cầu về vốn trên thị trường lúc bấy giờ. Nhờ có pháp luật điều chỉnh mà hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân được diễn ra một cách an toàn, hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên chủ thể tham gia. Từ đó, thị trường tài chính- tiền tệ phát triển ổn định hòa nhập với xu thế phát triển chung của thế giới.
24
25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
1. Cho vay là hoạt động sinh lời chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu cung ứng dịch vụ của các NHTM và đây cũng là hoạt động dịch vụ mang tính rủi ra cao nhất mà các NHTM phải đối mặt. Cho vay khách hàng cá nhân là một hình thức cấp tín dụng, theo đó Ngân hàng chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay cho khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình với mục đích tiêu dùng hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ với thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại có những đặc điểm sau:
- Thứ nhất, mục đích của hoạt động cho vay đối với NHTM là tạo ra lợi nhuận còn đối với KH đáp ứng nhu cầu về vốn bị thiếu hụt tạm thời.
- Thứ hai, đối tượng được điều chỉnh trong quan hệ cho vay là quyền đối với tiền tệ.
- Thứ ba, chủ thể một bên trong quan hệ cho vay luôn là NHTM ( bên cho vay) và bên còn lại là KHCN( bên đi vay).
- Thứ tư, hình thức pháp lý của hoạt động cho vay đối với KHCN của NHTM là HĐTD.
2. Hoạt động cho vay đối với KHCN của NHTM được thực hiện dựa trên nguyên tắc sau: Thứ nhất, bên đi vay phải đảm bảo sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, bên vay phải hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn. Khóa luận còn nêu rõ vai trò quan trọng của họat động cho vay đối với KHCN là bù đáp nguồn vốn thiếu hụt tạm thời của KHCN, tạo nguồn lợi nhuận chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM đồng thời giúp nền kinh tế nước ta phát triển bền vững.
3. Khóa luận đã phân tích rõ khái niệm về hoạt pháp luật về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại. Pháp luật về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại là tổng thể các quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hình thành trong quá trình Ngân hàng Thương mại thực hiện hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân. Ngoài ra khóa luận còn tiến hành phân tích nội dụng về pháp luật về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại gồm quy phạm sau: Quy phạm pháp luật về chủ thể, quy phạm pháp luật về điều kiện cho vay, quy phạm pháp luật về hợp đồng vay( hợp đồng tín dụng), quy phạm pháp luật về thẩm
26 quyền thẩm định và phê duyệt khoản vay, quy phạm pháp luật phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp.
4. Sơ lược về sự phát triển pháp luật điều chỉnh về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam. Có thể thấy pháp luật về hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân nói riêng đã nhiều lần sửa đổi và bổ sung để phù hợp với thực tiễn hoạt động tài chính cũng như cung cầu về vốn trên thị trường lúc bấy giờ. Nhờ có pháp luật điều chỉnh mà hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân được diễn ra một cách an toàn, hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên chủ thể tham gia. Từ đó, thị trường tài chính- tiền tệ phát triển ổn định giúp nền kinh tế phát triển hòa nhập với xu thế phát triển chung của thế giới.
Từ việc phân tích chi tiết cơ sở lý luận về Pháp luật hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại sẽ là cơ sở quan trong để khóa luận phân tích đánh giá chính xác về thực trạng pháp luật hiện hành về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại và thực tiễn thi hành tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBBANK)- chi nhánh Tây Sơn.
27 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI