Thực trạng quy định pháp luật về hoạt động cho vay dối vưới khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại và thực tiễn thi hành tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội mbbank – chi nhánh tây sơn (Trang 27 - 39)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI (MBBANK)

2.1 Thực trạng quy định pháp luật về hoạt động cho vay dối vưới khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại

Quy định về điều kiện chủ thể trong hợp đồng vay vốn

Trong một quan hệ hợp đồng vay vốn cơ bản thường có hai bên, bên cho vay ( NHTM ) và bên đi vay ( KHCN). Cả hai chủ thể này đều phải đáp ứng đủ điều kiện mà pháp luật quy định thì mới được tiến hành giao kết hợp đồng vay vốn.

Về bên đi vay ( KHCN )

Trường hợp thứ nhất, khách hàng cá nhân mang quốc tịch Việt Nam. Căn cứ theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng thì KHCN là cá nhân, hộ gia đình đảm bảo các điều kiện sau: “ Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật”. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân phát sinh từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Còn năng lực hành vi dân sự đầy đủ chỉ phát sinh khi đạt đến một độ tuổi nhất định trừ trường hợp bị hạn chế năng lực hành vi dân sự quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015.

Trường hợp thứ hai, khách hàng cá nhân là hộ gia đình. Thành viên trong hộ gia đình (có thể là chủ hộ) “ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” và nhận được sự ủy quyền của cá thành viên còn lại sẽ đại diện thành viên trong hộ gia đình tham gia giao dịch với Ngân hàng thương mại. Việc quy định này là hoàn toàn phù hợp vì khi xảy ra rủi ro tín dụng (thu hồi khoản vay), Ngân hàng không thể tìm từng thành viện trong hộ gia định thực hiện nghĩa vụ trả nợ được.

Trường hợp thứ ba, khách hàng cá nhân là người nước ngoài muốn trở thành một bên trong quan hệ hợp đồng tín dụng cũng pháp đáp ứng đủ điều kiện sau: “ phải có năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật mà nước mà cá nhân đó là công dân”. Khi cá nhân đó muốn thực hiện hoạt động giao dịch dân sự trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp luật chung tại Điều 673.674.676 Bộ luật dân sự năm 2015 và pháp luật chuyên ngành cụ

28 thể tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Có thể thấy việc mở rộng quy định pháp luật cho vay đối với người nước ngoài hoàn toàn phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Giúp các NHTM đa dạng nguồn khách hàng , thúc đẩy và mở rộng thị trường tài chính.

Về bên cho vay ( NHTM )

NHTM để trở thành một bên trong quan hệ hợp đồng tín dụng phải đáp ứng các điều kiện : “Có giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp, Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định là 3.000 tỷ đồng, Cổ đông sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn;

cổ đông sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn” (theo quy định Điều 20 Luật các TCTD năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017 ) . Việc quy định chi tiết điều kiện đối bắt nguồn từ chức năng quan trọng của NHTM là

‘trung gian tài chính” điều tiết nguồn vốn trên thị trường.Và khi rủi ro tài chính xảy ra đối với một Ngân hàng Thương mại thì cả hệ thống Ngân hàng cũng bị ảnh hưởng ( phản ứng dây chuyền). Nhằm ngăn chặn các NHTM không đủ điều kiện mà pháp luật quy định kinh doanh trên thị trường “tiền tệ” nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho các chủ thể khác có liên quan trong quan hệ tín dụng.

Quy định điều kiện để được Ngân hàng Thương mại cho vay

Cho vay đối với KHCN là hoạt động kinh doanh mang lại doanh thu chủ yếu cho các NHTM. Bên cạnh đó, đây cũng là hoạt động tồn tại nhiều rủi ro nhất, nhằm đảm bảo an toàn hoạt động kinh doang của các NHTM nói chung và hoạt động cho vay đối các khách hàng cá nhân nói riêng thì pháp luật đã quy định rất nghiêm ngặt về điều kiện cho vay.

Tại Điều 7 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN có quy định chi tiết về điều kiện cho vay gồm: “ điều kiện về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sư, độ tuổi, mục đích sử dụng vốn hợp pháp , có khả năng tài chính trả nợ”.

Thứ nhất, quy định về điều kiện pháp lý của KHCN “ Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật ”. Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân “ là khả năng của các nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân

29 sự, năng lực ấy phát sinh từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó mất đi”. Còn năng lực hành vi dân sự là khả năng của cá nhân bằng năng lực hành vi của mình xác lâp, thực hiện quyền, nghĩa vụ dấn sự. Năng lực ấy phát sinh khi đạt đến đổ tuổi nhất định trừ các trường hợp “ bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự” quy định tại Bộ luật này.

Như vậy, theo quy định trên thì KHCN đủ 18 tuổi trở lên hoặc từ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ đủ điều kiện trở thành một bên chủ thể trong hoạt động tín dung.

Thứ hai, điều kiện về nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp. Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN: “Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp”.KHCN vay vốn phải cung cấp thông tin cho NHTM và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các tài liệu gửi cho NHTM.

KHCN phải trình bày bằng văn bản thể hiện việc sử dụng vốn vay và chứng minh việc sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong HDTD . Pháp luật cho phép các NHTM “ có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng có hành vi gian dối, cung cấp thông tin sai sự thật trong mục đích sử dụng vốn vay” theo quy định của tại Luật các TCTD năm 2010 sửa đổi, bổ sung 2017.

Thứ ba, điều kiện về phương án sử dụng vốn khả thi theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN : “Có phương án sử dụng vốn khả thi”. Đây là một điều kiện tiên quyết để NHTM ra quyết định cấp tín dụng cho KHCN hay không vì khi KHCN “ có phương án sử dụng vốn khả thi” thì sẽ đem lại lợi nhuận kinh doanh từ đó tăng khả năng trả nợ cho NHTM.

Thứ tư, điều kiện về năng lực tài chính trả nợ. Khi KHCN năng lực tài chính lạnh mạng thu từ các khoản như (lương, thưởng, nguồn thu từ cho thuê các dịch vụ hợp pháp…). Từ đó hạn chế rủi ro về mặt tín dụng trong hoạt động cho vay đối với KHCN của các NHTM. .

Dựa trên cơ sở pháp luật chung về điều kiện cho vay thì các NHTM sẽ chủ động xây dựng các quy định chi tiết, cụ thể phù hợp với từng đối tượng KHCN .

Quy định về hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng là hợp đồng cho vay có sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên cho vay là ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng giao cho bên vay là các chủ thể có

30 đủ điều kiện được vay vốn một khoản tiền nhất định để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời hạn nhất định với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi

Hình thức của hợp đồng tín dụng ( KHCN và NHTM)

Theo quy định khoản 1 Điều 23 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN về biên bản thỏa thuận cho vay (hợp đồng tín dụng) : “ Thỏa thuận cho vay phải được lập thành văn bản trong đó tối thiểu có các có nội dung sau : điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thoả thuận” Việc quy định hình thức của HĐTD phải được lập thành văn bản là hoàn toàn phù hợp vì giá trị của hợp đồng thường lớn, chứa nhiều rủi ro cho Ngân hàng. HĐTD được lập sẽ bảo vệ lợi ích cho bên cấp tín dụng ( NHTM) và là căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết khi tranh chấp phát sinh.

Về mẫu của HĐTD . Mẫu hợp đồng mà các NHTM đang sử dụng trong hoạt động cho vay đối với KHCN không phải là mẫu hợp đồng giao dịch dân sự được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015. Trên thực tế, mẫu HDTD là các thỏa thuận giữa NHTM và KHCN và có thể thay đổi bất cứ nội dung nào khi hai bên yêu cầu.

Nội dung của hợp đồng tín dụng ( giữa KHCN và NHTM) Thứ nhất, thông tin các bên thông gia hợp đồng.

Đối với bên cấp tín dụng là NHTM thì phải ghi nhân đầy đủ thông tin trong hợp đồng tín dụng được quy định tại khoản 1 Điều 23 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN như : “ Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của tổ chức tín dụng cho vay”. Còn đối với bên được cấp tín dụng là KHCN thì ghi nhận các thông tin: “ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của khách hàng” . Quy định này hoàn toàn phù hợp và là cơ sở quan trọng nhằm mục đích xem xét năng lực dân sự của các bên chủ thể trong quan hệ HĐTD có đủ điều kiện để giao kết hợp, thực hiện đồng tín dụng hay không?.

Thứ hai, quy định về mục đích sử dụng vốn vay

Theo khoản 2 điều 7 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN có quy định về bên vay vốn ( KHCN) được sử dụng vốn trong các trương hợp sau: “ nhu cầu vay vốn được sử dụng vào mục đích hợp pháp”. Trừ các trường hợp các nhu cầu vay vốn bị pháp luật cấm tại Điều 8 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN: “ Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấp đầu tư kinh doanh, để thanh toán các chi phí, đáp

31 ứng nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm; để mua , sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh ...”. Mục đích của nguyên tắc này là bảo đảm việc sử dụng vốn vay là hợp pháp và tăng khả năng trả nợ đối với NHTM. Bên cạnh đó NHTM có trách nhiệm và có thẩm quyền kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay của KHCN. Trong thời hạn vay vốn theo thỏa thuận trong HĐTD , nếu bên vay vốn ( KHCN) sử dụng vốn vay không đúng mục đích đã cam kết , thì NH có quyền chấm dứt HĐTD, phạt vi phạm và thu hồi nợ trước hạn.

Thứ ba về thời hạn cho vay

Theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN về thời hạn cho vay là: “ Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày tiếp theo của ngày tổ chức tín dụng giải ngân vốn vay cho khách hàng cho đến thời điểm khách hàng phải trả hết nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng và khách hàng. Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn cho vay là ngày lễ hoặc ngày nghỉ hàng tuần, thì chuyển sang ngày làm việc tiếp theo. Đối với thời hạn cho vay không đủ một ngày thì thực hiện theo quy định tại Bộ luật dân sự về thời điểm bắt đầu thời hạn”. Như vậy có thể hiểu đơn giản rằng thời hạn vay là khoảng thời gian tính từ khi KHCN được Ngân hàng Thương mại giải ngân tiền tới ngày đến hạn khách hàng phải trả cả gốc lẫn lãi cho Ngân hàng được thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn (HĐTD) . Tùy vào từng mục đích, nhu cầu vốn của KHCN sẽ có các quy định về thời hạn vay khác nhau nhưng quy định pháp luật chia ra ba loại khoản vay cơ bản như sau :

- Cho vay ngắn hạn.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN: “ Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01 (một ) năm”. Đây là các khoản vay nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động tạm thời hoặc chi tiêu mua sắm của hộ gia đình và cá nhân. Ưu điểm của hình thức vay vốn ngắn hạn cấp cho khách hàng cá nhân: điều kiện cấp khoản vay sẽ nhanh chóng, tiện lợi hơn, đa dạng hình thức hỗ trợ, quy trình thủ tục đơn giản, giảm bớt rủi ro về lãi suất. Bên cạnh đó khoản vay ngắn hạn này có điểm hạn chế như: KHCN bụộc phải chấp nhận lãi suất cao, lãi suấy vay ngắn hạn thường cáo hơn so với hình vay trung và dài hạn.

- Cho vay trung hạn.

32 Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN: “ Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 (một) năm và tối đa 05 (năm) năm”. Đây là hình thức cấp tín dụng thích hợp với các nhu cầu trả góp của cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu mua sắm, tiêu dùng các sản phẩm có giá trị cần thời gian để xoay vốn trả. Hình thức vay vốn trung hạn được xem là hình thức vay vốn phù hợp đối với KHCN vì lúc này họ có thể chủ động trong các kế hoạch tài chính đã hoạch định do thời hạn trả nợ dài, KHCN có thể được giải ngân toàn bộ hoặc nhiều lần tùy thuộc vào mục đích vay vốn. Khoản vay trung hạn cũng bộc lộ những hạn chế: tính rủi ro cao do thời gian vay vốn dài dẫn dến các biến động về kinh tế xảy ra không nằm trong phần dự đoán trước của cả NHTM và KHCN và hoàn vốn chậm do thời gian của khoản vay là trên 01 năm và dưới 05 năm nên thời gian hoàn vốn sẽ lâu hơn so với hình thức vay vốn ngắn hạn.

- Cho vay dài hạn

Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN: “ Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 năm”. Cho vay dài hạn là hình thức cấp tín dụng phù hợp với các KHCN có nhu cầu đầu tư dài hạn vào các sản phẩm như: BĐS, xây hoặc sửa các nhà xưởng...giúp tăng năng suất, sản lượng kinh doanh của KHCN. Ưu điểm của hình thức vay dài hạn: với khoảng thời gian cho vay dài giúp các KHCN có thể chủ động trong các kế hoạch tài chính đã hoạch định do thời hạn trả nợ dài. Mức lãi suất và tiền gốc của cho vay dài hạn sẽ được thanh toán theo hình thức trả góp theo kỳ đã thỏa thuận trong HĐTD được ký kết giữa NH và KHCN. Cũng giống như hai khoản vay ngắn hạn và trung hạn thì khoản vay dài hạn cũng bộc lộ những hạn chế như: điều kiện vay khắt khe hơn các khoản vay ngắn hạn và trung hạn. KHCN phải có TSĐB, tính rủi ro cao do thời gian vay vốn dài dẫn dến các biến động về kinh tế xảy ra không nằm trong phần dự đoán trước của cả NHTM và KHCN và hoàn vốn chậm thời hạn thanh toán dài dẫn đến việc thu hồi vốn lâu và có nhiều rủi ro, khách hàng không thanh toán nợ đúng hạn thì có thể bị siết nợ hoặc bị xử lý TSĐB.

Thứ tư, lãi suất cho vay

Lãi suất chính là giá cả của tiền vay mà KHCN phải trả để sử dụng vốn của NHTM.

Lãi suất cho vay thể hiện dưới hình thức tỉ lệ phần trăm trên số tiền vay theo thời gian vay của KH. lãi suất cho vay của NHTM đối với KHCN cũng sẽ tuân theo những quy

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại và thực tiễn thi hành tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội mbbank – chi nhánh tây sơn (Trang 27 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)