Kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBBANK) – Chi nhánh Tây Sơn

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại và thực tiễn thi hành tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội mbbank – chi nhánh tây sơn (Trang 50 - 54)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI (MBBANK)- CHI NHÁNH TÂY SƠN

3.3 Kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBBANK) – Chi nhánh Tây Sơn

a, Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng và nhân viên trong Ngân hàng Các cán bộ tín dụng và nhân viên trong Ngân hàng là lực lượng nòng cốt – thực hiện trực tiếp các hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay đối với KHCN nói riêng. Trên thực tế, sự thiếu hụt về kiến thức pháp luật của các cán bộ “ nòng cốt” đã dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng gây rủi ro kinh doanh cho ngân hàng như: không tuân thủ đúng trình tự cấp típ dụng, không tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp… Để khắc phục tình trạng này thì ngay từ yếu tố đầu vào MBBANK nên chú trọng từ khâu tuyển dụng đến quy trình thăng tiến. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng CBTD và nhân viên trong Ngân hàng cả về trình độ chuyên môn lẫn kiến thức pháp luật. Bên cạnh việc ban hành các quy chế, quyết định phạt các hành vi vi phậm của các cán bộ tín dụng, nhân viên trong Ngân hàng trong quá trình cấp tín dụng đối vưới khách hàng cá nhân thì cũng nên xây dựng chế độ lương, thưởng phù hợp với năng lực và kết quả kinh doanh cụ thể.

b, Thực hiện nghiêm chỉnh trình tự, thủ tục trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân

Trình tự, thủ tục trong hoạt động cho vay đối với KHCN phải được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Các cán bộ tín dụng là người thẩm định, đánh giá khách hàng trên các tất cả phương diện ( điều kiện chủ thể, năng lực tài chính cũng như phương án sử dụng vốn của khách hàng có khả thi hay không). Quá trình này cần được lưu trữ trên hệ thống Ngân hàng kiểm tra và đối chiếu đối chiếu để kịp thời phát hiện những trình hợp cấp tín dụng không đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật cho pháp gây rủi ro cho toàn bộ hệ thông Ngân hàng.

c, Nâng cao ý thức pháp luật của các cán bộ tín dụng và nhân viên trong Ngân hàng

51 Ngân hàng luôn tạo điều kiện cho các cán bộ tín dụng và nhân viên trong Ngân hàng tham gia các khóa học, buổi tọa đàm nâng cao kiến pháp luật trong hoạt động kinh doanh cũng như trong hoạt động cho vay đối với KHCN. Từ đó hạn chế được những rủi ro về nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của CBTD, nhân viên trong ngân hàng.

d, Tăng cường kiểm tra nội bộ thực hiện cơ chế phê bình và tự phê bình.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội nói chung và Chi nhánh Tây Sơn nói riêng cần ban hành và thành lập một cơ quan giám sát độc lập có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, đánh giá, phát hiện các sai phạm trong hoạt động cho vay đối với KHCN. Từ đó, có các biện pháp can thiệp kịp thời tránh được rủi ro tối đa cho toàn bộ hệ thống.

52

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Về chương 3 tác giả khóa luận chỉ ra cở sở hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại bắt nguồn chính những khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động cho vay đối với KHCN của Ngân hàng Thương mại đã đòi hỏi phải thay đổi, hoàn thiện là điều tất yếu khách quan và xu thế hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam

Trên cơ sở hoàn thiện tác giả đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật cho vay đối với KHCN của Ngân hàng Thương mại Quân đội (MBBANK) như: hoàn thiện quy định về điều kiện cho vay, quy định về xử lý tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó có sự tham gia quản lý của Chính phủ (cơ quan hành chính tối cao) và NHNN trong việc kiểm tra, đánh giá cũng như điều chỉnh mọi hoạt động của NHTM .

Tác giả đưa ra một số kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong hoạt động cho vay đối với KHCN của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBBANK) – Chi nhánh Tây Sơn như: Thực hiện nghiêm chỉnh trình tự, thủ tục trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân, tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cũng như nâng cao ý thức pháp luật của các CBTD và nhân viên trong NHTM .

53

KẾT LUẬN CHUNG

Hoạt động cho vay đối với KHCN là hoạt động chiếm tỷ trọng cao (gần 50%) và mang lại lợi nhuận chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Ngoài ra hoạt động cho vay còn thỏa mãn nhu cầu về vốn thiếu hụt tạm tạm thời của cá nhân trong việc mua sắm, tiêu dùng cũng như đầu tư. Từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển đời sống người dân được cải thiện.

Khóa luận “ Pháp luật về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại và thực tiễn thi hành pháp luật tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội MBBANK- chi nhánh Tây Sơn” đã phân tích, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật trong hoạt động cho vay đối với KHCN của NHTM. Bên cạnh đó, khóa luật cũng chỉ ra các kết quả đã đat được trong việc thi hành pháp luật trong hoạt động cho vay đối với KHCN của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBABNK) – chi nhánh Tây Sơn, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho vay đối với KHCN tại Ngân hàng MB.

54

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại và thực tiễn thi hành tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội mbbank – chi nhánh tây sơn (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)