CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI (MBBANK)
2.3 Thực tiễn thi hành pháp luật về hoạt động cho vay đối với Khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBBANK)- Chi nhánh Tây Sơn. 39 Điều kiện về khách hàng cá nhân vay vốn
A. Những kết quả đạt được khi áp dụng phá luật về hoạt động cho vay đối với Khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBBANK)- Chi nhánh Tây Sơn.
Điều kiện về khách hàng cá nhân vay vốn
Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ Phần Quân đội (MBBANK)- Chi nhánh Tây Sơn vừa phải đảm bảo điều kiện chung về chủ thể vay vốn theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN vừa áp dụng quyết định nội bộ của MBBANK phù hợp với tường đối tượng KHCN .
Ví dụ: KHCN có nhu cầu vay vốn nhằm mục đích mua , sửa chữa BĐS cần đáp ứng đáp ứng điều kiện chung tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN vừa đáp ứng điều kiện cụ thể theo Quyết định số 6711/QĐ-HS của MBBANK quy định về quy chế cấp tín dụng khách hàng cá nhân sản phẩm nhà đất như sau:
Quy định chung: Khách hàng là cá nhân mang quốc tịch Việt nam và hiện đang cư trú tại Việt Nam
Quy định cụ thể:
- Độ tuổi: Tại thời điểm vay vốn khách hàng cá nhân phải từ đủ đủ 19 trở lên và dưới 70 tuổi tại thời điểm đáo hạn khoản vay.
- Hộ khẩu: Hộ khẩu thường trú/KT3 tại tỉnh/ Thành phố nơi có MB có trụ sở.
- Lịch sử tín dụng: Tính đến thời điểm hạn tại KHCN không có nợ quá hạn Nhóm 2 đến Nhóm 5. Lịch sử 12 tháng gần nhất về dư nợ thẻ thì KHCN luôn đúng hạn
40 hoặc quá hạn vì phần chậm thanh toán dưới 2 triệu đồng và thời gian quá hạn dưới 30 ngày. Lịch sử 36 tháng gần nhất không phát sinh nợ xấu .
- Cảnh báo rủi ro: KHCN không thuộc danh sách cảnh báo rủi ro của MB từng thời kỳ gồm: danh sách cá nhân không cấp tín dụng theo quy định Pháp luật, danh sách cá nhân có nợ xấu tại MB, danh sách cá nhân đang trong quá trình điều tra/ cảnh báo của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, bị điều tra/ cưỡng chế từ cơ quan hải quan, công an, thuế, thi hành án, ủy ban chứng, bị khiếu kiện….
- KHCN có năng lực tài chính lành mạnh sao kê các nguồn thu nhập như lương, thưởng, hoa hồng từ cung ứng dịch vụ….
Hay đối với KHCN có nhu cầu vay tín chấp tại MBBANK cần đáp ứng các điều kiện sau:
Điều kiện chung: KHCN là công dân Việt Nam, hiện đang cư trú tại Việt Nam có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Điều kiện cụ thể:
- Về độ tuổi: từ đủ 18 tuổi trở lên
- Về lịch sử tín dụng của KHCN tính đến thời điểm hiện tại : không xuất hiện nợ xấu
- Phương án sử dụng vốn vay của KH phải mang lại tính khả thi cao - Vốn vay được MBBANK cấp phải được sử dụng vào mục đích hợp pháp - KHCN có nguồn thu nhập ổn định ( lương, thưởng, hoa hồng từ cung ứng dịch
vụ…)
Có thể thấy từng loại khoản vay khác nhau mà MBBANK quy định về điều kiện chủ thể khác nhau. Quy định này đã giúp MBBANK xác định được các KHCN có đủ điều kiện thành bên chủ thể của HDTD từ đó nâng cao chất lượng khoản vay hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.
Mức lãi suất linh hoạt
Lãi suất là cho vay của NHTM là yếu quan trọng tác động trực tiếp đến quyết định vay của KHCN. Các NHTM luôn đưa ra các mức lãi suất cạnh tranh đủ thu hút khách hàng MBBANK cũng không ngoại lệ. Việc đưa ra mức lãi suất trên thị trường cho vay thì MBBANK phải áp dụng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó dựa theo nhu cầu
41 về vốn trên thị trường tài chính- Ngân hàng mà MBBANK đưa ra các mức lãi suất tương đối cạnh tranh với các sản vay cùng loại của các NHTM khác.
Sản phẩm vay Lãi suất cho vay
( %/ năm ) Thời hạn cho vay Vay mua sắm, tiêu dùng
7.8% 36 tháng
Vay mua BĐS 7.5% 120 tháng
Vay cá nhân kinh doanh 7.9% 24 tháng
Vay chi phí du học 7.4% 60 tháng
Bảng 3.3: Bảng lãi suất cho vay của MBBANK tháng 3 năm 2022
Bảng lãi suất trên đây của MBBANK đã cung cấp đầy đủ thông tin cho KHCN có nhu cầu vay vốn gồm: sản phẩm vay, lãi suất, thời hạn vay và hạn mức cho từng loại khoản vay. Bên cạnh đó, MBBANK đưa ra chính sách căn cứ vào tài sản đảm bảo, uy tín và năng lực tài chính của KHCN mà MBBANK có thể giảm mức lãi mức lãi suất đối với KHCN. Với chính sách ưu đãi này mà MBBANK có thể thu hút nhiều đối tượng KHCN có nhu cầu vay vốn trên thị trường tài chính – Ngân hàng từ đó tăng doanh thu cũng như khẳng định vị thế của mình.
Quy trình làm thủ tục vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phầm quân đội ( MBBANK)- Chi nhánh Tây Sơn
• Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Đây là bước đầu tiên trong quy trình thủ tục cho vay đối với KHCN của ngân hàng MB. Trong bước này các CBTD của MBBANK sẽ thu thập các thông tin cơ bản của KHCN để lập hồ sơ tín dụng như: Thông tin về nhân thân qua các giấy tờ pháp lý như (chứng minh thư,sổ hộ khẩu và tình trạng hôn nhân của KH để xác định người đồng trả nợ), các thông tin về nhu cầu vay vốn của khách hàng ( hạn mức, mục đích, nhu cầy vay
42 vốn), thu nhập của KHCN là bao nhiêu ( thu nhập từ lương, cho thuê hoặc đầu tư kinh doanh…)
• Bước 2 : Thẩm định
Cán bộ tín dụng của MBBANK sẽ sử dụng CIC để check lịch sử tín dụng của khách hàng xem khách hàng có đạt yêu cầu để được Ngân hàng chấp nhận cho vay hay không.
Kiểm tra thông tin nhân thân của KH có thuộc các trường hợp bị cấm hoặc hạn chế cho vay theo pháp luật hay không? Thẩm định, định giá các tài sản bảo đảm và các nguồn thu nhập khác của KHCN từ đó đưa ra các hạn mức tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Kiểm tra thông tin nhân thân của KH có thuộc các trường hợp bị cấm hoặc hạn chế cho vay theo pháp luật hay không?
• Bước 4: Phê duyệt khoản vay
Hồ sơ vay vốn của KHCN sau khi được CBTD của MBBANK thẩm định, sẽ được gửi hồ sơ vay vốn lên cấp trên có thẩm quyền để xin phê duyệt khoản vay. Sau khi dược phê duyệt khoản vay, CBTD MBBANK sẽ gửi thông báo đến khách hàng về khoản vay được duyệt. Trong trường hợp khoản vay không đủ điều kiện để Ngân hàng cho vay vốn thì MBBANK sẽ gửi văn bản nêu lý do không cấp khoản vay cho KHCN.
• Bước 5 : Ký kết hợp đồng tín dụng
Khi KHCN đủ điều kiện được MBBANK cấp khoản vay thì hai bên sẽ tiến hành bước ký kết hợp đồng tín dụng. HĐTD do Ngân hàng soạn thảo dựa trên yêu cầu mà luật có quy định về hình thức và nội dụng.
• Bước 6 : Giải ngân
Ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân sau khi HĐTD được ký kết. Khoản vay của KHCN được giải ngân trực tiếp bằng tiền mặt hoặc thông qua hình thức chuyển khoản.
• Bước 7: Giám sát khoản vay và thu hồi nợ
MBBANK sau khi giải ngân sẽ tiến hành hoạt động giám sát sau vay. Đây là bức vô cùng quan trọng vì sau khi được giải ngân sẽ có trường hợp KHCN không sử dụng vốn đúng mục đúng đã cam kết từ đó gây ra khó khăn cho NHTM trong hoạt động thu hồi nợ về sau. Bên cạnh đó cập nhật, đánh giá tình hình năng lực tài chính của KH trong các
43 trường hợp khoản vay bị rủi ro thì Ngân hàng sẽ đưa ra các biện pháp cần thiết để thu hồi nợ sớm để đảm bảo khoản vay.
Qua việc phân tích ta có thể thấy quy trình và thủ tục cấp khoản vay khá chặt chẽ và cụ thể đối với từng đối tượng khách hàng cụ thể. MBBANK đã áp dụng nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM bên cạnh đó triển khai linh hoạt để phù hợp với thực tiễn (nhu cầu của từng khách hàng cụ thể). Các bước trong quy trình và thủ tục cấp khoản vay là một khối thống nhất chỉ cần một bước trong quy trình không đảm bảo đủ điều kiện thì toàn bộ quy trình sẽ bị hủy bỏ. Từ đó, giúp nâng cao chất khoản vay bảo đảm sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của MBBANK
Quy định về xếp hạng tín dụng của khách hàng cá nhân
Xếp hạng tín dụng là việc đánh giá về chất lượng và rủi ro tín dụng của bên chủ thể đi vay ( KHCN ) có đáp ứng các nghĩa vụ tài chính đúng hạn hay không. Ý nghĩa của việc xếp hạng tín dụng đối với KHCN của MBBANK là nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng đồng thời giúp khách hàng cải thiện điểm tín dụng từ đó sẽ được cấp các khoản vay với hạn mức cao và lãi suất ưu đãi. Muốn đánh giá, xếp hạng tín dụng đối với KH thì MBBANK phải thông qua phần mềm CIC đây là phần mềm của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc Gia Việt Nam (với tên tiếng anh là Credit Information center)
Thông qua việc check CIC đối với KHCN sẽ giúp MBBANK đánh giá chính xác lịch sử tín dụng, uy tín và khản năng trả nợ của khách hàng. Đây là một cơ sở quan trọng để Ngân hàng xem xét có nên cho vay hay không , từ đó sẽ có nhưng đánh giá chính xác và hạn chế được sự rủi ro trong HĐTD.
Thẩm quyền quyết định, phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng
Hiện nay, MBBANK đã áp dụng theo quy định pháp luật cụ thể tại điểm q khoản 2 Điều 59 luật các TCTD 2010, sửa đổi bổ sung 2017 “ Đại hồi đồng cổ đông có thẩm quyền thông qua các hợp đồng có giá trị trên 20% vốn điều lệ của TCTD ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc một số tỷ lệ thấp hơn theo quy định tại Điều lệ của TCTD”. Như vậy thẩm quyền quyết định, phê duyệt khoản vay của MBBANK thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Bên cạnh đó Ngân Hàng MB đưa ra các quy định nội cụ thể để phù hợp với thực tiễn hoạt động từng chi nhánh như: với các nhu cầu vay của KHCN có hạn mức dưới 5 tỷ đồng thì GĐ chi nhánh có thẩm quyền ký quyết định cho đối với khoản vay đó, còn với nhu cầu vay có hạn mức từ 5 tỷ trở lên thì Chi nhánh đó sẽ trình lên Hội sở (Hội đồng quản trị ) xem xét, đánh giá và cấp khoản vay cho khách hàng.
44 Mục đích của việc quy định thẩm quyền phê duyệt khoản vay là giúp cho bộ phận tín dụng tại Chi nhánh MBBANK có thể linh hoạt trong, chủ động hơn trong hoạt dộng kinh doanh .
B. Những khó khăn trong hoạt động thi hành pháp luật cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBBANK) – chi nhánh Tây Sơn.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBBANK)- Chi nhánh Tây Sơn đã thực hiện đúng tinh thần pháp luật Ngân hàng nói chung và pháp luật về hoạt động cho vay đối với KHCN nói riêng. Đồng thời, để hoạt động cho vay được phù hợp với thực tiễn MBBANK Tây Sơn đã ban hành các quyết định nội bộ như Quyết định số 6711/QĐ-HS của MBBANK quy định về quy chế cấp tín dụng khách hàng cá nhân sản phẩm nhà đất…
Ngoài các quy định cho vay đối với KHCN MBBANK- Chi nhánh Tây Sơn cũng có văn bản hướng dấn kèm theo để hướng dẫn khách hàng cụ thể như: quy chế hạn mức cấp tín dụng, bảo đảm tiền vay, quy chế về tài sản bảo đảm…
Trong quá trình thi hành pháp luật cho vay đối với KHCN thì MBBANK đã gặp một số khó khăn và vướng mắc như sau:
Thứ nhất, khó khăn trong hoạt động định giá tài sản bảo đảm
Tài sản bảo đảm là nhân tố quan trọng và đây là điều kiện tác động trực tiếp đến quyết định cấp tín dụng của NHTM đối với KHCN. Ngân hàng MB cũng vậy, khi nhận được hồ sơ tín dụng của KH kèm theo hồ sơ về tài sản bảo đảm thì MBBANK sẽ tiến hành quá trình thẩm định. Đối với từng loại tài sản bảo đảm khác nhau thì thẩm quyền thẩm định tài sản cũng khác nhau. Ví dụ: thẩm quyền thẩm định tài sản bảo đảm là CBTD tại phòng quan hệ khác hàng cá nhân hoặc do cán bộ phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng thực hiện. Theo quy định nội bộ của MBBANK thì để linh động trong hoạt động cho vay đối với KHCN thì CBTD có thẩm quyền định giá tài sản bảo đảm dưới 1 tỷ đối với khoản vay có tài sản bảo đảm được định giá trên 1 tỷ thì gửi văn bản yêu cầu phòng thẩm định và phê duyệt khoản vay thẩm định. Sự biến động về giá thị trường đối với tài sản bảo đảm, áp lực chỉ tiêu về doanh số khiến quá trình định giá của CBTD có thể nhầm lẫn gây rủi ro cho MBBANK. Chính vì vậy cần có cơ chế kiểm soát chặt chặt Trưởng phòng và
45 Giám đốc kinh doanh trong hoạt động cho vay đối với KHCN nói riêng và định giá TSBĐ nói riêng.
Thứ hai, khó khăn trong khâu xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ
Theo quy định Điều 7, Nghị quyết 42/2017/QH14 có quy định: “ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu...”. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm cho việc thu hồi nợ thì Ngân hàng MB chỉ thành công khi được khách hàng hợp tácvà không phải vị khách hàng nào cũng có thiện chí hợp tác để xử lý khoản vay. Trong một số trường hợp, khách hàng đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú, tẩu tán tài sản,trốn tránh nghĩa vụ trả nợ và gây khó khăn cho MBBANK trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm. Hoặc khách hàng cố tình khéo dài thời gian làm các tài sản bảo bị hao mòn, mất giá trị ảnh hưởng đến nguồn vốn thu hồi của NHTM. Ngoài ra, sau khi tài sản bảo đảm bị xử lý theo quy định của pháp luật Ngân hàng sẽ không được thu hồi hết mà còn phải trừ các chi phí theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết 42/2017/QH1 “ Số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, sau khi trừ chi phí bảo quản, thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ khác không có bảo đảm của bên bảo đảm”
Thứ ba, khó khăn trong quá trình làm việc với các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm. Khi tranh chấp về tài sản bảo đảm xảy cả hai bên thỏa thuận giải quyết theo phương thức tòa án thì có một số điểm hạn chế như : thời gian xử lý tranh chấp kéo dài ảnh hưởng, nguyên tắc xét xử công khai của tòa án sẽ gây ảnh hưởng quyền lợi của Ngân hàng.
Thứ tư, khó khăn trong quy định về điều kiện vay vốn
Theo quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định điều kiện để KHCN trở thành một bên chủ thể trong quan hệ tín dụng như sau: “ Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài” và “ Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật”
. Tuy nhiên, nhằm hạn chế rủi ro tín dụng thì MBBANK đã ban hành các quyết định nội
46 bộ về điều kiện của chủ thể vay vốn. Đồng nghĩa với đó là sự thu hẹp về đối tượng đủ điều kiện để MBBANK cấp tín dụng, từ đó ảnh hưởng đến nguồn lợi nhuận phát sinh từ hoạt động cho vay. Ví dụ: khách hàng cá nhân muốn đủ điều kiện trở thành một bên chủ thể trong HĐTD của Ngân hàng MB với sản phẩm vay với mục đích là mua bất động sản để ở hoặc kinh doanh thì trong văn bản nội đội của MB cụ thể là Quyết định số 6711/QĐ-HS của MBBANK quy định về quy chế cấp tín dụng khách hàng cá nhân sản phẩm nhà đất thì khách hàng phải xếp hạng tín dụng nội bộ từ A trở lên mới được cấp tín dụng. Mà muốn được xếp hạng tín dụng ở mức A trở lên thì về thu nhập và nhân thân cũng như lịch sử tín dụng của khách hàng luôn ở mức tốt. Hoặc bất động sản phải gần chi nhánh MBBANK nhất vậy khi các vùng mà không có chi nhánh của MB hoạt động thì khách hàng muốn được tiếp cận khoản vay phải tốn rất nhiều thời gian và chi phí.