PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VỀ HỘ KINH DOANH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ KINH DOANH

Một phần của tài liệu Pháp luật về hộ kinh doanh ở việt nam hiện nay (Trang 24 - 29)

7. Kết cấu của đề tài 5 CHƯƠNG 1

1.3. PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VỀ HỘ KINH DOANH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ KINH DOANH

Mô hình HKD không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều các quốc gia khác nhau trên thế giới, với những tên gọi và có vài đặc điểm pháp lý khác nhau do chịu sự điều chỉnh của pháp luật ở các quốc gia khác nhau. Việt Nam cần học tập, tiếp thu những điểm khác biệt này sao cho phù hợp với đặc điểm của quốc gia mình.

Trong bản Khóa luận này, tác giả lựa chọn hai quốc gia: Malaysia - một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á tương tự như Việt Nam, chính vì vậy quốc gia này có những điểm tương đồng nhất định về văn hóa kinh doanh, văn hóa xã hội với Việt Nam. Khi có nhiều điểm tương đồng, việc tiếp thu kinh nghiệm của quốc gia đó với Việt Nam sẽ trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn. Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland là quốc gia thuộc Châu Âu - một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới hiện nay. Việc học hỏi pháp luật của quốc gia này về HKD nhằm tìm kiếm những thứ mới, học tập từ nền văn hóa pháp luật của các châu lục khác nhau trên thế giới.

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Malaysia

“Doanh nghiệp cá thể” ở Malaysia do một chủ thành lập và điều hành, nó tương ứng với HKD do một cá nhân làm chủ ở Việt Nam. Cũng là một hình thức tổ chức được vận hành bởi một cá nhân cụ thể, được thành lập dễ dàng, ít tốn kém nhưng cũng nhiều rủi do. Đây cũng là hình thức kinh doanh phổ biến nhất tại Malaysia.

Trong giai đoạn hiện nay, việc thành lập đối tượng này ở Malaysia rất nhanh chóng, đơn giản, ứng dụng công nghệ, thông tin vào việc đăng ký kinh doanh, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho hoạt động này.

Chủ thể thành lập HKD ở quốc gia này phải là công dân mang quốc tịch Malaysia. Việc lựa chọn tên doanh nghiệp có thể theo tên của người chủ ghi tại chứng minh thư kết hợp với nội dung kinh doanh.

Mô hình này dễ dàng thành lập, dễ dàng vươn lên thành doanh nghiệp lớn và khi đã đủ lớn thì có thể chuyển sang thành công ty TNHH cá nhân.

Cá nhân muốn thành lập hình thức kinh doanh này khi đáp ứng được yêu cầu của một thể nhân, không có sự tách bạch về tài sản giữa “Doanh nghiệp cá thể” với CSH của nó.

Vốn kinh doanh tự có hoặc vay của những người xung quanh. Chủ doanh nghiệp có thể đầu tư, hợp tác, nhưng nếu chủ đầu tư và các đối tác muốn cùng nhau trở thành CSH với CSH thì “Doanh nghiệp cá thể” phải chuyển đổi thành “Công ty hợp danh”.

Doanh nghiệp cá thể không chịu thuế TNDN, lợi nhuận thuộc về bản thân chủ doanh nghiệp, do đó phải nộp thuế TNCN. CĐKT đơn giản đã tạo ra lợi thế về hoạt động kế toán trong doanh nghiệp nhưng lại bất lợi trong việc vay vốn ngân hàng do không đủ Hồ sơ tài chính (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, 2017).

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland

Tương tự với hình thức kinh doanh HKD ở Việt Nam, ở Anh có hai hình thức kinh doanh đó là “cá nhân kinh doanh” và “hợp danh thông thường”.

Đối với “cá nhân kinh doanh”, có những đặc điểm chính là: Cá nhân là chủ của đơn vị kinh doanh, trực tiếp quyết định việc quản lý và hoạt đông kinh doanh, chịu trách nhiệm vô hạn về các hoạt động kinh doanh, sau khi nộp thuế và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính thì lợi nhuận được giữ lại toàn bộ. Khi tham gia xử lý các tranh chấp là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Có quyền thuê lao động làm việc và các quyền khác tương tự như các hình thức kinh doanh khác. Cá nhân kinh doanh phải đóng thuế thu nhập trên cơ sở lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh, phải gửi bản tự khai thuế thu nhập cá nhân cho cơ qua thuế từng năm; phải đóng bảo hiểm quốc gia. Bên cạnh đó nếu dự kiến doanh thu chịu thuế trên 83.000 Bảng/ năm thì phải đăng ký thuế GTGT (VAT) và sẽ được cấp mã số thuế.

Đối với hình thức “hợp danh thông thường”. Trong mô hình này, chủ đơn vị kinh doanh và đối tác kinh doanh của mình cùng nhau chịu trách nhiệm cá nhân với toàn bộ hoạt động kinh doanh của đơn vị. Các thành viên cùng nhau phân chia lợi

nhuận và phải đóng thuế trên phần lợi nhuận được chia. Thành viên của hình thức này có thể là tổ chức.

Hằng năm thì tổ chức hợp danh này phải nộp bản tự kê khai thuế đến Cơ quan thuế và hải quan (HMRC). Mỗi thành viên trong tổ chức phải: gửi bản tự khai thuế cá nhân của mình cho HMRC; nộp thuế thu nhập trên cơ sở phần lợi nhuận được chia từ tổ chức hợp danh; nộp bảo hiểm quốc gia (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, 2017).

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hộ kinh doanh

Thứ nhất là: Cần có những hướng dẫn, quy định lập sổ kế toán dành cho đối tượng HKD nhất định;

Thứ hai là: Phải đưa ra khung pháp lý quy định trong trường hợp HKD phải được chuyển đổi thành một trong các mô hình doanh nghiệp. Và doanh thu của các HKD có thể trở thành một trong những tiêu chí quan trọng để xác định đâu là một HKD cần phải chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp;

Thứ ba là: Cần sửa đổi, bổ xung các quy định của pháp luật để quá trình chuyển đổi từ mô hình HKD sang một trong các mô hình doanh nghiệp thuận lợi hơn, rõ ràng hơn. Phải ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình đăng ký kinh doanh.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Tại Chương này, tác giả làm rõ được những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, đưa ra được định nghĩa về HKD, theo đó: HKD là một mô hình kinh doanh do một cá nhân hoặc thành viên của HGĐ ủy quyền cho một thành viên của hộ đăng ký thành lập trong trường hợp phải đăng ký thành lập hoặc không đăng ký thành lập trong trường hợp pháp luật không yêu cầu đăng ký thành lập và tự chịu trách nhiệm đối với cá nhân và liên đới chịu trách nhiệm đối với HGĐ về toàn bộ hoạt động kinh doanh của HKD;

Thứ hai, phân loại được HKD theo nhiều tiêu chí khác nhau: Tiêu chí Thủ tục tạo dựng HKD; tiêu chí phương pháp đóng thuế của HKD; tiêu chí nghĩa vụ thuế của HKD; tiêu chí chủ thể thành lập HKD;

Thứ ba, đưa ra một vài những vai trò chính của HKD như là: Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động; góp phần tăng trưởng chung cho nền kinh tế của quốc gia; góp phần vào phát triển đô thị; khai thác và phát huy tối đa nguần lực tại chỗ bên cạnh đó là phát triển một đội ngũ kinh doanh năng động; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; mô hình HKD giúp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc;

Thứ tư, đưa ra được vai trò của Pháp luật về HKD hay nói cách khác là sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật về HKD: Pháp luật về HKD là một công cụ hữu hiệu để điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội liên quan đến đối tượng này; Pháp luật về HKD là cơ sở để đảm bảo an toàn xã hội; Pháp luật về HKD là cơ sở để giải quyết các tranh chấp trong xã hội; Pháp luật về HKD là phương tiện để bảo đảm và bảo vệ quyền con người; Pháp luật về HKD là phương tiện để bảo đảm dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội; Pháp luật về HKD là phương tiện để bảo đảm dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội;

Pháp luật về HKD là phương tiện để bảo đảm dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội...;

Thứ năm, đưa ra được định nghĩa Pháp luật về HKD dựa trên định nghĩa về pháp luật nói chung. Theo đó: Pháp luật về HKD là các hệ thống quy tắc xử sự chung, do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh liên quan đến HKD theo mục đích, định hướng của nhà nước;

Thứ sáu, đưa ra được nội dung của pháp luật về HKD hay nói cách khác là những vấn đề về HKD mà cần phải được pháp luật điều chỉnh;

Thứ bảy, đưa ra hiểu biết của mình về pháp luật của một số quốc gia trên thế

giới mà đại diện là Malaysia và Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland để từ đó rút ra những bài học, phục vụ cho quá trình hoàn thiện pháp luật về HKD ở Việt Nam.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỘ KINH DOANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Pháp luật về hộ kinh doanh ở việt nam hiện nay (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)