7. Kết cấu của đề tài 5 CHƯƠNG 1
3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hộ kinh doanh
3.2.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật về chủ thể được phép thành lập hộ kinh doanh
3.2.1.1. Cho phép đối tượng từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi trở thành chủ thể được phép thành lập hộ kinh doanh, từ đó cho phép một nhóm cá nhân từ đủ 16 tuổi trở nên thành lập hộ kinh doanh
Tác giả đề xuất cho phép đối tượng từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi trở thành chủ thể được phép thành lập HKD xuất phát từ những lý do sau:
Thứ nhất là bắt nguần từ đặc điểm HKD là một mô hình kinh doanh đơn giản hơn so với các loại hình doanh nghiệp về vốn, về quy mô, về chế độ hóa đơn, kế toán,... rất phù hợp để khởi nghiệp;
Thứ hai là bắt nguần từ thực tế hiện nay và xu hướng sau này: Nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phát triển rất nhanh chóng, tạo cơ hội để đối tượng từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi tiếp xúc với một công việc kinh doanh sớm hơn so với trước đây, bên cạnh đó, các gia đình hiện nay có xu hướng ủng hộ con cái tiếp xúc với công việc kinh doanh sớm, nhất là trong những gia đình làm kinh doanh;
Thứ ba là xuất phát từ việc ở Việt Nam hiện nay, số lượng học sinh chỉ tốt
hình thức học nghề trong các cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và thậm chí là không tiếp tục học tập mà kinh doanh những ngành nghề tự do rất nhiều;
Thứ tư là xuất phát từ những lợi ích trong việc cho phép chủ thể từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được phép thành lập HKD: Việc này giống như tạo ra một “sân chơi” để các chủ thể có thể trải nghiệm thực thế cuộc sống. Mà thông qua “sân chơi” đó, các chủ thể có thêm những hiểu biết về xã hội, về pháp luật, về hành vi ứng xử, lối sống của con người, kỹ năng kinh doanh, kĩ năng làm việc nhóm...; Bên cạnh đó, các đối tượng khi được trải nghiệm công việc kinh doanh trên thực tế, sẽ có trách nhiệm hơn với gia đình, xã hội. Trải nghiệm thực tế giúp cho đối tượng có cơ hội để sáng tạo ra những thứ mới, và phát huy, phát hiện được những điểm mạnh của mình.
Cụ thể là, trong quá trình hoạt động kinh doanh, các chủ thể phải trải qua những khó khăn nhất định, và qua những khó khăn phải tìm ra cách thức để khắc phục, các chủ thể sẽ thấy được vai trò của lao động và sự nỗ lực cần phải có để giải quyết được các vấn đề mà cuộc sống đặt ra, từ đó, có trách nhiệm hơn đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Trong quá trình kinh doanh, các chủ thể phát hiện, sáng tạo ra những thứ mới, phù hợp với thực tế, được khách hàng của mình lựa chọn xử dụng khi đưa các sản phẩm ra ngoài thị trường. Khi các chủ thể lập ra một HKD, thông thường nếu được thành lập, các chủ thể này sẽ lựa chọn kinh doanh những sản phẩm đơn giản, thể hiện được năng khiếu, điểm mạnh của mình: Chẳng hạn như kinh doanh một HKD kinh doanh thực phẩm, một HKD kinh doanh những sản phẩm tự làm, HKD kinh doanh đồ gốm sứ, đồ mây tre đan... do đó có thể phát huy được khả năng vốn có của bản thân, và trở nên có tính sáng tạo.
Là cơ hội tốt để đối tượng này có thêm hiểu biết và trách nhiệm thực thi các quy định của pháp luật. Để thành lập HKD, các chủ thể này phải tiến hành đăng ký kinh doanh trong trường hợp phải tiến hành đăng ký kinh doanh, phải tìm hiểu các quy định của pháp luật về kinh doanh, phải đóng thuế theo quy định của pháp luật...
Từ đó có thêm hiểu biết về pháp luật cũng như là có trách nhiệm thực thi các quy định của pháp luật.
Khi cho phép đối tượng này trở thành đối tượng được phép kinh doanh sẽ phải đối mặt với những rào cản như:
Thứ nhất: Các chủ thể từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khả năng nhận thức so với các chủ thể từ đủ 18 tuổi về cơ bản không thể trưởng thành bằng. Bởi lẽ các chủ thể từ đủ 18 tuổi trở nên đã có sự phát tiển hoàn thiện toàn bộ về thể chất, trí tuệ, tinh thần bên cạnh đó là những trải nghiệm đủ lâu trong cuộc sống so với các chủ thể thừ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Do đó độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 gần như không thể kinh doanh nhiều những ngành nghề kinh doanh, không thể chịu trách nhiệm cho mọi khoản vay, kinh doanh với quy mô lớn... như đối tượng từ đủ 18 tuổi trở nên;
Thứ hai: Cho phép đối tượng này đứng ra thành lập HKD có khả năng xuất hiện tình trạng vi phạm pháp luật, những chủ thể khác có thể lợi dụng các chủ thể từ đủ 16 tới dưới 18 tuổi đứng tên thành lập HKD để vi phạm các quy định của pháp luật;
Thứ ba: Khó khăn cho quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát bởi đối tượng này tương đối nhạy cảm, và phải quản lý nhiều thêm số lượng HKD.
Có thể khắc phục hạn chế trên theo hướng như sau:
Thứ nhất: Khi cho phép các chủ thể từ đủ 16 tuối đến dưới 18 tuổi tham gia thành lập HKD, kèm theo đó, pháp luật phải tạo ra quy chế pháp lý riêng dành cho đối tượng này. Đó là các quy định nhằm hạn chế ngành nghề kinh doanh của HKD do chủ thể từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thành lập, các quy định về nguần gốc vốn thành lập HKD của HKD, quy định về người giám hộ của HKD do người từ đủ 16 tuổi cho tới dưới 18 tuối thành lập, quy định về quy chế kiểm tra, giám sát riêng cho HKD do người từ đủ 16 tuổi cho tới dưới 18 tuối thành lập, quy định về quy chế đóng thuế riêng dành cho HKD do người từ đủ 16 tuổi cho tới dưới 18 tuối thành lập...;
Thứ hai: Đưa pháp luật về HKD cũng như mô hình kinh doanh này vào chương trình giáo dục một cách có hệ thống trong các cấp học THCS, THPT, các cơ sở đào tạo, giáo dục, các buổi diễn giảng nghề nghiệp...
3.2.1.2. Cho phép chủ thể không phải là công dân Việt Nam được tham gia
Để cho phép đối tượng “chủ thể không phải là công dân Việt Nam” trở thành chủ thể được phép thành lập HKD, đầu tiên ta cần phải làm rõ xem đối tượng này là gì. Khoản 1, 2; Điều 3, Luật Quốc tịch Việt Nam hiện hành quy định về người không mang quốc tịch Việt Nam (không phải là công dân Việt Nam) như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam.
2. Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài.”
Như vậy, từ quy định trên, ta có thể thấy rằng người không mang quốc tịch Việt Nam (không phải là công dân Việt Nam) bao gồm hai nhóm đối tượng đó là:
Người mang quốc tịch của một nước khác được gọi là người có quốc tịch nước ngoài, còn người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch của một quốc gia khác. Do đó trong bản Khóa luận tốt nghiệp này, để nói tới hai chủ thể trên, tác giả sử dụng thuật ngữ “chủ thể không phải là công dân Việt Nam”.
Xuất phát từ thực tế, thế giới đang nằm trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập hóa quốc tế, việc một chủ thể là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người không có quốc tịch tới các quốc gia khác làm ăn, sinh sống là rất nhiều và ngày càng tăng lên. Khi cho phép đối tượng này trở thành đối tượng được thành lập HKD ở Việt Nam, chúng ta sẽ nhìn thấy được những lợi ích như sau:
Thứ nhất: Đất nước ta sẽ tiếp thu, học hỏi, giao lưu với nền văn hóa của nước ngoài, các vùng miền, khu vực khác nhau trên thế giới. Có thể thấy rằng, với đặc trưng như là: Quy mô không quá lớn, nguần vốn nhỏ, hình thức kinh doanh đơn giản... rất phù hợp để kinh doanh những ngành nghề truyền thống, mang tính chất
“cha truyền, con nối”. Chủ thể không phải là công dân Việt Nam khi đến làm ăn, sinh sống tại Việt Nam, họ thành lập ra HKD, rồi thông qua mô hình kinh doanh này, họ đưa sản phẩm của mình ra ngoài thị trường Việt Nam. Nền văn hóa của họ được thể hiện trong bản thân sản phẩm họ mang tới thị trường, trong cách thức, quy trình... tạo ra sản phẩm ấy;
Thứ hai: Tạo ra nhiều việc là cho người lao động mà đặc biệt là người lao động có quốc tịch nước ngoài. Một HKD do chủ thể không phải là công dân Việt Nam thành lập nên sẽ giải quyết việc làm cho chính chủ thế đó, bên cạnh đó việc họ thuê chủ thể không phải là công dân Việt Nam khác hoặc công dân Việt Nam trở thành người lao động trong HKD đó đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động và điều này giúp giảm thiểu được những hệ lụy do vấn đề thất nghiệp mang lại;
Thứ ba: Giúp giải quyết được vấn đề “nhân đạo” và thực hiện tốt nguyên tắc
“có đi có lại” trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế.
Nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ quốc tế là một nguyên tắc rất cơ bản, theo đó, mỗi quốc gia sẽ dành chế độ pháp lý nhất định, có thể là chế độ đãi ngộ quốc gia hoặc chế độ đãi ngộ tối huệ quốc hay một số quyền lợi nào đó cho thể nhân và pháp nhân một nước ngoài giống như chế độ pháp lý, những quyền lợi hoặc ưu đãi mà các thể nhân và pháp nhân của nước này cũng được hưởng ở nước ngoài đó. Có thể thấy rằng, khi pháp luật của Việt Nam cho phép chủ thể không phải là công dân Việt Nam trở thành đối tượng được thành lập HKD, thì công dân của Việt Nam khi ra nước ngoài làm ăn, sinh sống cũng sẽ nhận được những ưu đãi tương tự như ở nước bạn. Giúp Việt Nam “ghi điểm” trong mắt bạn bè quốc tế. Vấn đề “nhân đạo”
được thể hiện ở việc nhà nước ta tạo điều kiện cho chủ thể không mang quốc tịch Việt Nam rời xa “quê hương” của họ để tới Việt Nam làm ăn, sinh sống có được việc làm để nuôi sống bản thân, gia đình họ;
Thứ tư: Việc cho phép chủ thể không phải là công dân Việt Nam được thành lập HKD ở Việt Nam giúp tăng số lượng HKD và từ đó tăng thêm các khoản thuế, phí, lệ phí cho ngân sách nhà nước;
Thứ năm: Sản phẩm mà các HKD do chủ thể không phải là công dân Việt Nam thành lập đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân Việt Nam khi họ muốn được trải nghiệm những sản phẩm mang phong cách nước ngoài trực tiếp tại quốc gia mình mà lại giảm thiếu được thời gian, chi phí đi lại và những bất tiện có liên quan khác;
Thứ sáu: Việc không cho phép chủ thể không phải là công dân Việt Nam được thành lập HKD ở Việt Nam, chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng “lách luật”. Chủ
Nam thì họ phải chuyển quốc tịch nước họ sang quốc tịch Việt Nam, hoặc họ phải lựa chọn một loại hình kinh doanh khác để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Nếu như muốn đăng ký dưới hình thức HKD mà không phải nhập quốc tịch Việt Nam thì các chủ thể này phải ủy quyền cho một công dân Việt Nam đứng tên thành lập HKD thực tế là của mình theo quy định của BLDS năm 2015 về hoạt động ủy quyền. Tuy nhiên hoạt động ủy quyền này gặp phải nhiều những bất cập như là các giấy tờ kinh doanh đứng tên của chủ thể được ủy quyền, do đó khi các chủ thể không phải là công dân Việt Nam muốn thực hiện bất cứ những thay đổi nào trong hoạt động kinh doanh của mình đều cần có chữ ký của người được ủy quyền. Bên cạnh đó, khi HKD rơi vào tình trạng thua lỗ, người được ủy quyền phải đứng ra chịu trách nhiệm cho những khoản nợ đối với các chủ nợ về mặt pháp luật.
Do đó quyền và lợi ích của các chủ thể là chủ thể không phải là công dân Việt Nam trong trường hợp này sẽ không được pháp luật Việt Nam bảo vệ. Các chủ thể sẽ không thể yên tâm để đầu tư, kinh doanh bằng mô hình kinh doanh HKD tại Việt Nam mặc dù họ thực sự có nhu cầu. Không chỉ như vậy, quyền và lợi ích của công dân Việt Nam trong trường hợp nhận ủy quyền như đã được trình bày ở trên cũng có nguy cơ bị xâm hại. Bên cạnh đó vấn đề ủy quyền trong trường hợp này còn gây tốn kém thời gian và chi phí cho hoạt động ủy quyền. Việc cho phép chủ thể không phải là công dân Việt Nam trở thành chủ thể được thành lập HKD ở Việt Nam sẽ khắc phục được hạn chế này.
Tuy nhiên, mặc dù việc cho phép chủ thể không phải là công dân Việt Nam trở thành chủ thể được phép thành lập HKD có rất nhiều những ưu điểm như đã được trình bày ở trên nhưng vẫn tồn tại những điểm hạn chế. Hạn chế lớn nhất phải kể đến đó là vấn đề quản lý đối tượng này. Bởi lẽ cho phép đối tượng này được thành lập HKD không chỉ liên quan đến vấn đề kinh tế mà còn liên quan đến tình hình văn hóa, xã hội và đặc biệt là chính trị.
Do đó để khắc phục được hạn chế này thì khi cho phép chủ thể không phải là công dân Việt Nam trở thành đối tượng được phép thành lập HKD ở Việt Nam, pháp luật cần tạo lập thêm những quy chế riêng dành cho chủ thể không phải là công dân Việt Nam. Chẳng hạn như: Quy chế quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát riêng, nghiêm ngặt hơn cho đối tượng thành lập HKD là người không mang quốc
tịch Việt Nam; quy định về những ngành nghề được phép kinh doanh, những ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh những ngành nghề ấy, những ngành nghề bị cấm đầu tư, kinh doanh; quy định về vốn, nguần gốc vốn của chủ thể không phải là công dân Việt Nam kinh doanh dưới mô hình HKD ở Việt Nam...
3.2.2. Hoàn thiện quy định của pháp luật về hình thức văn bản quy phạm pháp luật quy định về hộ kinh doanh
Pháp luật về HKD hiện nay cần phải được thống nhất lại. Sự thống nhất ở đây có thể nhìn nhận dưới hai khía cạnh.
Khía cạnh thứ nhất là việc thống nhất lại để trả lời cho câu hỏi HKD được quy định ở văn bản quy phạm pháp luật nào. Hiện nay, pháp luật quy định những vấn đề cơ bản nhất về HKD tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP có tên là “Nghị định về đăng ký doanh nghiệp”, mà bản chất HKD không phải là một doanh nghiệp, bên cạnh đó, mặc dù HKD không phải là doanh nghiệp nhưng cùng với các loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần ở Việt Nam thì HKD cũng là một mô hình kinh doanh, do đó, việc các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật còn HKD thì không dẫn đến sự bất bình đẳng về địa vị pháp lý cho loại mô hình kinh doanh này bởi vì Luật là văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn so với Nghị định. Theo tác giả, có hai phương pháp có thể áp dụng để giải quyết vấn đề này, đó là đổi tên “Luật doanh nghiệp”,” Nghị định về đăng ký doanh nghiệp” thành “Luật doanh nghiệp và HKD”
và “Nghị định đăng ký thành lập doanh nghiệp và HKD” hoặc đưa HKD trở thành một đối tượng được điều chỉnh bởi luật riêng;
Khía cạnh thứ hai là xuất phát từ thực trạng pháp luật về việc sửa đổi, bổ xung các quy định của pháp luật hiện nay dẫn đến tình trạng quy định của pháp luật về cùng một khía cạnh, mà nhẽ ra chúng phải được thống nhất chung trong cùng một văn bản thì nay phân tán, lẻ tẻ, rời rạc, khó tìm kiếm và dễ gây nhầm lẫn.
Chẳng hạn như Khoản 1, Điều 5, Nghị định số 139/2016/NĐ-CP về vấn đề khai và nộp lệ phí môn bài đã được sửa đổi bổ xung tại Khoản 3, Điều 1, Nghị định số 22/2020/NĐ-CP nhưng ngay sau đó đã bị bãi bỏ và được thay thế bởi Điểm đ,