7. Kết cấu của đề tài 5 CHƯƠNG 1
2.2. THỰC TRẠNG VỀ HỘ KINH DOANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
HKD chiếm số lượng lớn trong nền kinh tế, tuy nhiên rất nhiều trường hợp phải tiến hành đăng ký kinh doanh nhưng không thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, do đó không thể xác định một cách chính xác được số lượng HKD hiện nay tại Việt Nam. Bởi HKD chiếm số lượng đông đảo, phân tán, cùng với đặc điểm “mọc lên” rất nhanh và cũng có thể “rút lui” khỏi nền kinh tế cũng rất nhanh, rất khó để thanh tra, kiểm tra, và việc kiểm tra, giám sát còn lỏng lẻo, là những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng không đăng ký HKD. Theo phỏng vấn của tác giả thì việc không đăng ký HKD theo đúng với quy định của pháp xuất phát từ những lý do như: Sự thiếu hiểu biết cũng như không quan tâm tới pháp luật của các chủ thể này, tâm lý e ngại các trình tự thủ tục có liên quan tới HKD, trốn tránh các nghĩa vụ đóng thuế và không có sự quản lý cũng như răn đe đúng mực từ phía các cơ quan nhà nước.
Trái ngược với tình trạng trên, việc đăng ký HKD hiện nay còn có tình trạng HKD được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy phép thành nhiều lần. Nhiều trường hợp được cấp phép kinh doanh, đăng ký mã số thuế, nhưng lại không tiến hành hoạt động kinh doanh trên thực tế bởi mục đích của những đối tượng này là lập HKD để thế chấp hoặc vay ngân hàng, hoặc những trường hợp tuy là đã chấm dứt hoạt động kinh doanh nhưng cơ quan quản lý nhà nước chưa tiến hành việc thu hồi giấy phép. Tình trạng HKD “ảo” gây khó khăn trong vấn đề quản lý, đặc biệt là quản lý thuế. Một ví dụ cụ thể để minh chứng cho bất cập này đó là ở thời điểm năm 2019, đội trưởng đội kiểm tra thuế, chi cục thuế huyện Cư Jút tỉnh Đắc Nông, ông Nguyễn Thanh Hải chịu trách nhiệm kiểm tra thuế đối với các HKD trên địa bàn trong những năm gần đây. Theo ông, chi cục thuế huyện Cư jút hiện tại quản lý
hơn 1.340 HKD. Tuy nhiên, phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện này lại thông báo có nhiều hơn 2.600 HKD trên địa bàn huyện.
2.2.2 Thực trạng thuế đối với hộ kinh doanh
Vấn đề quản lý thuế đối với HKD còn nhiều bất cập xuất phát từ những lý do như:
Sự quản lý bộc lộ nhiều kém đến từ không chỉ cơ quan thuế mà các cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh đối với HKD.
Một ví dụ cụ thể trên thực tế chứng minh cho nhận xét này đó là: Nguyễn Lương (2019) cho rằng năm 2019, vấn đề HKD “ảo” tiếp tục tăng lên, gây trở ngại cho việc quản lý thuế. Phó chi cục trưởng chi cục thuế huyện Đắk Mil, Ông Thái Hữu Nghị, cho biết: Địa phương hiện quản lý khoảng gần 1.500 HKD. Trong quá trình quản lý, tồn tại nhiều trường hợp đã được cấp phép kinh doanh, sau đó ngưng hoạt động kinh doanh, mà phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đắc Mil theo quy định của pháp luật phải thu hồi giấy phép nhưng không thực hiện đúng. Điều này kiến số lượng HKD “ảo” đội lên hàng trăm trường hợp, là nguyên nhân gây trở ngại cho khâu quản lý thuế ở huyện này.
Mở rộng phạm vi ra toàn tỉnh Đắc Nông, Nguyễn Lương (2019) cho rằng dựa trên thống kê của Cục thống kê Tỉnh Đắk Nông, hiện nay đang có khoảng 20.000 HKD. Tuy nhiên, theo Cục Thuế tỉnh, đến hết tháng 7/2019, tính trên địa bàn tỉnh có gần 10.000 HKD thuộc vào những đối tượng chịu thuế. Điều đó cho thấy có một sự chênh lệch rất lớn giữa số lượng HKD đã tiến hành đăng ký HKD với số lượng HKD đã chịu sự quản lý của cơ quan thuế. Điều này gây nhiều khúc mắc, nghi vấn trong công tác quản lý thuế và quản lý HKD.
Nguyễn Lương (2019) cho rằng số liệu từ Hồ sơ đăng ký kinh doanh mà Cục thống kê tỉnh có được là do cơ quan đăng ký kinh doanh ở địa phương cung cấp, ngành thuế thực hiện việc thu thuế, quản lý thuế của những HKD còn hoạt động kinh doanh trên thực tế. Hai đơn vị có sự chênh lệch về số liệu do có nhiều HKD mặc dù không còn hoạt động kinh doanh nhưng vẫn chưa bị thu hồi giấy phép kinh doanh, hay là không đăng ký hủy giấy phép kinh doanh do đó vẫn được đưa vào danh sách HKD của ngành thống kê (Theo giải thích của Cục thuế tỉnh Đắc Nông).
Mặt khác, tình trạng thất thoát thuế xảy ra một phần là bắt nguần từ việc các HKD tuy thuộc trường hợp phải tiến hành đăng ký kinh doanh nhưng lại không đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh vấn đề đã được đề cập ở trên, tình trạng thất thu thuế từ chủ thể HKD còn do các đối tượng tuy đã đăng ký thành lập HKD nhưng khai không chính xác doanh thu tính thuế TNCN và thuế GTGT hoặc các “thủ đoạn” khác nhằm trốn thuế.
Tình trạng thất thu thuế xảy ra tạo ra sự bất công bằng cho xã hội, bởi cùng thuộc đối tượng chịu thuế nhưng có chủ thể phải tiến hành nộp thuế, có chủ thể thì không, bên cạnh đó mất đi một nguần lực tài chính quan trọng để giải quyết các vấn đề mà nhà nước cần dùng đến để quản lý xã hội. Nguyễn Lương (2019) cho rằng tại tỉnh Đắc Nông, hàng năm, trong cơ cấu tổng thu NSNN, các loại thuế mà HKD đóng góp khoảng hơn 4%. Con số này quá nhỏ bé so với thực tế số lượng hộ tiến hành việc kinh doanh trong toàn tỉnh.
Mặt khác, pháp luật về thuế đối với HKD còn nhiều bất cập như là về trình tự, thủ tục liên quan đến đăng ký thuế, khai, nộp thuế, mức thuế..., việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cán bộ thuế vẫn chưa thực sự sự tốt, nhìn vào thực trạng thu thuế hiện nay chứng minh cho những sai sót này.
2.2.3 Thực trạng việc chuyển đổi mô hình hộ kinh doanh trở thành một trong các loại hình doanh nghiệp
Trong giai đoạn hiện nay, có nhiều HKD từ một mô hình nhỏ bé đã vững mạnh dần lên, có khả năng chuyển đổi lên thành các doanh nghiệp. Bởi theo pháp luật hiện hành thì so với doanh nghiệp, HKD có những hạn chế, tiêu biểu như: Do quy mô của mô hình này thường là nhỏ, khó để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước; khó tiếp cận với các nguần vốn vay của TCTD, và các loại vốn do phát hành giấy tờ có giá; không được áp dụng những quy định về phá sản nhằm hạn chế rủi do của người kinh doanh... Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng HKD chuyển đổi sang các mô hình doanh nghiệp không nhiều. Dựa trên kết quả điều tra của Báo cáo nghiên cứu “chính thức hóa” HKD ở Việt Nam thực trạng và khuyến nghị chính sách xuất bản năm 2017- ra đời trước những đạo luật mới năm 2021, và cho tới thời điểm hiện tại cũng không có thay đổi nhiều thì
chỉ có 17,8% số doanh nghiệp điều tra được đăng ký, thành lập trên cơ sở HKD và có 80% doanh nghiệp được thành lập mới từ đầu. Theo loại hình doanh nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân được chuyển đổi từ HKD là 12,5%; tỷ lệ công ty TNHH một thành viên được chuyển đổi từ HKD là 20% và 13,3% công ty TNHH hai thành viên trở lên có xuất phát điểm từ mô hình kinh doanh này (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, 2017).
Hình 1: Nguần gốc của các doanh nghiệp
Nguần: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ kết quả điều tra của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương. Tại “Báo cáo nghiên cứu “chính thức hóa” hộ kinh doanh ở Việt Nam thực trạng và khuyến nghị, chính sách” xuất bản năm 2017.
Lý do cho việc nhiều HKD có đủ khả năng trở thành hoặc phải trở thành một doanh nghiệp nhưng lại không chuyển đổi lên các mô hình kinh doanh này theo kết quả điều tra, phỏng vấn đó là: Các chủ thể e ngại các quy định chặt chẽ trong kinh doanh cùng với cơ chế quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát... những vấn đề dành cho doanh nghiệp; chi phí liên quan đến tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ lớn hơn; khung pháp luật hiện nay cũng chưa quy định một cách nhất quán, cụ thể đối tượng chuyển đổi.
Ngoài ra, phần lớn HKD quen với tập quán kinh doanh nhỏ lẻ, sản xuất dây
của pháp luật về quản lý tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, về sinh môi trường... của các chủ thể trong HKD còn yếu kém; ảnh hưởng bởi luật cũ, phần lớn các HKD để không phải ký hợp đồng lao động đã “lách luật” bằng việc hộ chủ yếu thuê lao động theo thời vụ, cụ thể là không muốn trả lương và trả bảo hiểm theo quy định; xuất phát từ việc phần nhiều các HKD thực hiện công việc kinh doanh của mình tại chỗ ở cửa hàng gia đình kèm theo đó là vốn kinh doanh không nhiều là nguyên nhân chính dẫn đến các hộ không đủ điều kiện để thực hiện quy định của pháp luật về bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn lao động; sự quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước cấp quận, huyện và xã, phường còn nhiều hạn chế đã dẫn đến kết quả là việc quản lý, thanh tra, kiểm tra đối với việc thực thi các quy định pháp luật tại các HKD còn rất yếu so với doanh nghiệp.
Theo Nghị định số 01/2021/NĐ-CP thì tiêu chí số lượng người lao động đã không còn là một tiêu chí để yêu cầu HKD phải chuyển đổi lên thành một trong các loại hình doanh nghiệp nữa. So với luật cũ về HKD thì pháp luật mới ra đời gần đây nhất về HKD vẫn chưa giải quyết được những vấn đề như là: chưa có quy định chuyển đổi một cách trực tiếp từ HKD trở thành doanh nghiệp, dẫn tới thủ tục chuyển đổi gặp rất nhiều khó khăn (muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp, HKD phải chấm dứt hoạt động); chế tài thực hiện chuyển đổi không đủ; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp DNNVV chưa hiệu quả một cách thực sự; chưa đủ các chính sách khuyến khích để HKD thành lập doanh nghiệp.
HKD khi đủ điều kiện để thành lập doanh nghiệp, cần thiết phải chuyển đổi sang một trong các mô hình này. Bởi HKD khi lớn mạnh, cần phải thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và xã hội: trong vấn đề nộp thuế, trong vấn đề bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, an toàn lao động, vệ sinh môi trường,... bên cạnh vấn đề mở rộng việc sản xuất, kinh doanh của mình.
2.2.4 Thực trạng về vấn đề người động trong hộ kinh doanh
Theo Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định HKD được sử dụng không quá 10 lao động, khi sử dụng quá 10 lao động trở lên, HKD phải chuyển sang loại mô hình doanh nghiệp, hiện nay, tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP mới ra đời đã loại bỏ đi quy định này. Điều này cho thấy, một HKD không còn bị giới hạn số lượng người lao động.
Bộ luật lao động năm 2012, có quy định về phân loại hợp đồng lao động tại Khoản 1, Điều 22 như sau:
“Điều 22. Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”
Bộ luật lao động năm 2019, có quy định về phân loại hợp đồng lao động tại Khoản 1, Điều 20 như sau:
“Điều 20. Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.”.
Khác với Bộ luật lao động năm 2012, Bộ luật lao động năm 2019 mới ra đời đã bỏ đi nội dung về hợp đồng mùa vụ hoặc theo một công việc có thời hạn dưới 12 tháng, thay vào đó chỉ còn 02 loại hợp đồng là: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn. Quy định này là tiến bộ lớn của pháp luật lao động giúp bảo vệ người lao động, hạn chế tình trạng không đóng BHXH cho người lao động bằng cách ký các loại hợp đồng mùa vụ, dịch vụ... Như vậy HKD không thể “lách luật” và xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Về mặt pháp luật thì như vậy, nhưng trên thực thế, người lao động làm
gặp phải những vấn đề như thu nhập thấp so với sức lao động bỏ ra, phải làm thêm thời gian, không được hưởng các quyền lợi khác như làm việc trong các doanh nghiệp. Những tồn tại như vậy xuất phát từ: Sự thiếu hiểu biết pháp luật của cả người lao động và người sử dụng lao động, ý thức chấp hành pháp luật cùng với độ nhạy cảm về đạo đức không cao của người sử dụng lao động trong HKD, sự quản lý lỏng lẻo đến từ phía cơ quản quản lý nhà nước về vấn đề quản lý người lao động làm việc trong HKD.
2.2.5 Thực trạng việc huy động vốn đối với hộ kinh doanh
Hương quỳnh (2022) cho rằng: “Tuy nhiên, điểm bất lợi về phạm vi hoạt động, khả năng tài chính, các chính sách hỗ trợ của nhà nước, nhất là trong giai đoạn tất cả các đơn vị làm kinh tế đều gặp khó khăn. Các chuyên gia pháp chế cho biết, so với các nước, khung chính sách của Việt Nam cũng khá tương đồng. Tuy nhiên sự khác biệt ở khung pháp lý hỗ trợ hộ kinh doanh, chính sách hỗ trợ của Việt Nam đối tượng là DNNVV, hộ kinh doanh không phải chủ thể chính nên chưa có chính sách hỗ trợ trong trung và dài hạn.
Trên thực tế thời gian qua, việc tiếp cận các nguồn lực của hộ kinh doanh là rất khó khăn. Đa số các hộ kinh doanh phải vay vốn thông qua tài sản đảm bảo cá nhân, còn phương án và mô hình kinh doanh không được đánh giá cao, không thể lấy làm tài sản đảm bảo khi vay vốn. Còn trong giai đoạn hiện nay, khu vực kinh tế hộ kinh doanh càng khó khăn hơn về dòng tiền, về nhân lực, khách hàng bị gián đoạn, chi phí tăng lên rất nhanh do chi phí vận tải, giá xăng, giá điện tăng cao.”.
Dựa trên kết quả điều tra, phỏng vấn của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, được trình bày trong bản Báo cáo nghiên cứu “Chính thức hóa” Hộ kinh doanh ở Việt Nam thực trang và khuyến nghị chính sách xuất bản năm 2017, chúng ta có thể thấy: “Tương tự như vậy, 82,61% doanh nghiệp đồng ý rằng hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp thuận lợi hơn trong vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thức so với hình thức hộ kinh doanh, thì đối với hộ kinh doanh, con số này chỉ là 48,53%.”(Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, 2017).
Từ những thông tin được thu thập ở trên, tác giả thấy rằng vấn đề huy động vốn của của HKD đến nay vấn còn rất nhiều những khó khăn hơn so với doanh nghiệp. Bởi lẽ thông thường HKD là mô hình kinh doanh quy mô không lớn, không
có tài sản bảo đảm của chính hình thức kinh doanh này, mà phải sử dụng tài sản của cá nhân, ký hợp đồng với các TCTD với tư cách là cá nhân, uy tín của HKD thấp hơn so với các doanh nghiệp bởi HKD không có tư cách pháp nhân. Hạn mức cho vay thấp, theo hạn mức cho vay dành cho cá nhân. Trên thực tế, Theo nhưng phỏng vấn của tác giả tại một vài HKD thì thấy rằng HKD luôn gặp những rắc rối trong quá trình huy động vốn của mình. Chủ yếu các nguần vốn của hộ vẫn xuất phát từ nguần vốn tự có, hoặc do đi vay mượn từ những mối quan hệ xung quanh.
2.2.6 Thực trạng về sự quản lý hộ kinh doanh đến từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Thứ nhất là việc kiểm tra, thanh tra, giám sát, quản lý chưa thực sự đạt được kết quả như mong đợi. Tình trạng hàng hóa, sản phẩm được sản xuất, kinh doanh của các HKD không đạt yêu cầu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất hượng, giá cả cả hàng hóa, dịch vụ được cung cấp bởi chủ thể này không đạt yêu cầu vẫn luôn diễn ra nhiều; việc quản lý của cơ quan nhà nước trong việc thành lập, đăng ký HKD vẫn còn nhiều bất cập, khiến cho tình trạng không đăng ký kinh doanh, nhiều HKD đã chấm dứt hoạt động kinh doanh mà vẫn chưa bị “xóa sổ” khỏi danh sách các HKD đã đăng ký, tình trạng một HKD được đăng ký nhiều lần, tình trạng các chủ thể trong xã hội thể tuy muốn đăng ký thành lập HKD và có đủ các điều kiện để được thành lập HKD nhưng lại e ngại sự rắc rồi vì bất cứ lý do gì đến từ phía cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền dẫn đến không đăng ký HKD hoặc không đăng ký được HKD vẫn diễn ra;
Thứ hai là quản lý, thanh tra của cơ quan thanh tra nhà nước đối với các cơ quan công quyền khác liên quan đến HKD vẫn còn nhiều hạn chế. Vẫn còn tồn tại tình trạng cá nhân không đủ trình độ, kiến thức hoặc sự thiếu nhạy cảm về đạo đức nghề nghiệp trong việc thực thi các nhiệm vụ, quyền hạn của mình.