Những điểm hạn chế về văn hóa doanh nghiệp của Công ty và nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về văn hoá doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư châu á thái bình dương apec group (Trang 72 - 76)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CPĐT CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG - APEC GROUP

2.3. Đánh giá văn hóa doanh nghiệp hiện tại của Apec Group

2.3.2. Những điểm hạn chế về văn hóa doanh nghiệp của Công ty và nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, kiểm soát hành vi của nhân viên;

Việc đi theo mô hình văn hóa sáng tạo giúp các thành viên trong Apec có nhiều hơn cơ hội để thúc đẩy sự nỗ lực, tính sáng tạo và lộ trình thăng tiến rõ ràng. Khi hòa nhập vào một môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, con người Apec được truyền cảm hứng trong công việc và tạo nên các ý tưởng sáng tạo, độc đáo mang màu sắc cá nhân và tập thể Apec. Văn hóa doanh nghiệp chính là nguồn cội giúp các thành viên Apec hiểu nhau hơn, gắn kết với nhau hơn, qua đó đóng góp cho sự phát triển bền vững của Công ty.

Tuy nhiên, ở trong một tổ chức thỏa sức sáng tạo thì việc “kiểm soát hành vi của các thành viên” lại là một điều tương đối khó khăn. Ví dụ về trang phục đi làm: gọn gàng, lịch sự nhưng quá ngắn tạo cảm giác phản cảm cho người đứng/ngồi đối diện.

Thứ hai, sự kế thừa văn hóa doanh nghiệp ở các chi nhánh;

Với đặc thù là doanh nghiệp phát triển đa ngành, trong đó tập trung chủ yếu là sản phẩm và dịch vụ. Việc xây dựng hệ thống quy chuẩn về dịch vụ khách hàng lẫn chất lượng sản phẩm cần thiết tiêu tốn nhiều thời gian và công sức để có thể đi vào vận hành và mở rộng. Để đảm bảo VHDN của Apec được mang tới mọi chi nhánh và khu vực hoạt động thì cần phải có sự kiểm soát và quản lý từ trụ sở chính.

Thực tế nhân viên được tuyển dụng làm tại các chi nhánh thì trước đó sẽ có thời gian 1 tuần để làm quen với môi trường và cường độ công việc tại trụ sở chính, sau đó chuyển công tác vào dự án. Thời gian 1 tuần (thực tế 3-4 ngày làm việc) người lao động mới chỉ được giới thiệu và làm quen VHDN, chưa thực sự đủ để hiểu và nhận thức về mục tiêu doanh nghiệp đang hướng tới.

Điều này dẫn tới công việc vận hành tại các chi nhánh trên toàn quốc trở nên đình trệ và chậm chạp hơn, hoặc không thực sự kế thừa VHDN bản sắc của Apec như trụ sở chính.

Thứ ba, đặc điểm của người lao động tại Apec;

Tại Apec Group, có tới 85% CBNV là thế hệ 9x, do đó môi trường làm việc vô cùng trẻ trung và năng động, CBNV thích những hoạt động đội nhóm ví dụ như teambuilding,...

Tuy cán bộ lớn tuổi chiếm số rất ít và việc có kiến thức về xây dựng văn hóa doanh nghiệp còn khiêm tốn nhưng những quan điểm, hành vi và lối suy nghĩ của họ có thể sẽ không đáp ứng được tốc độ phát triển và đổi mới, do dó hoạt động văn hóa doanh nghiệp của công ty vẫn chưa đạt hiệu quả toàn diện.

Bên cạnh đó, một số ít CBNV chưa thực sự nhiệt tình và thoải mái chia sẻ kinh nghiệm với nhân sự mới, cụ thể là các đội nhóm kinh doanh. Để nâng cao văn hóa giao tiếp trong nội bộ thì CBNV cần sửa đổi tồn tại về tác phong ứng xử giữa mọi người trong tập thể, đặc biệt với các phòng ban quan trọng về sự phối hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên như vậy thì kết quả đạt được mới toàn diện

Thứ tư, đào tạo văn hóa và triết lý doanh nghiệp cho nhân sự mới;

Nhân sự mới khi bắt đầu đi làm tại Apec sẽ được đào tạo về quy định nội bộ, chế độ thưởng/phạt, hướng dẫn sử dụng cổng thông tin nội bộ,...Trong tháng đầu tiên sẽ được đào tạo về triết lý của Công ty.

Tuy nhiên, vẫn còn những trường hợp nhân sự mới nghỉ việc sau 1-2 ngày đi làm dù đã qua vòng tuyển chọn chặt chẽ để chọn ra người phù hợp và đào tạo cơ bản để hội nhập với môi trường làm việc tại Apec. Lý do có thể là do nhân sự chưa từng

làm việc tại một môi trường nghiêm túc trong việc tạo dựng VHDN trước đây, có thể là do nhân sự mới cảm thấy không thể thích nghi với triết lý văn hóa của Apec.

Đặc biệt, về “bài phát nguyện”. Có thể nói điều khiến nhân sự ngạc nhiên nhất khi đến với Apec đó là “bài phát nguyện”. Họ không theo đạo Phật hay chưa từng có khái niệm về “phát nguyện” là gì? Điều này làm họ cảm thấy khó khăn khi thực hiện và cảm thấy chưa thực sự phù hợp với môi trường này.

Do đó, đội ngũ Apec đã nhận thức được nguyên nhân và thực hiện bổ sung, sửa đổi đào tạo nhân sự mới sao cho họ cảm thấy hiểu và đồng cảm với những triết lý văn hóa độc đáo mà Apec đang theo đuổi và mong muốn tìm được những đồng đội cùng chung chí hướng để tiến xa hơn cũng nhau.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương – Apec Group cũng như một số thành tựu nổi bật của Công ty. Về thực trạng đã đi vào cụ thể: phân tích chi tiết các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp gổm 3 yếu tố lớn theo lý thuyết chương 1, nhận định mô hình văn hóa của Công ty, cũng như đánh giá văn hóa doanh nghiệp dựa trên mô hình của Denison với kết quả khảo sát cán bộ nhân viên tại Apec bao gồm những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về văn hoá doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư châu á thái bình dương apec group (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)