CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.2. Nghiên cứu trong nước
Tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: Thực nghiệm là các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam (Le Thai Phong, 2016).
Từ việc phân tích thực trạng nợ của ngành xây dựng Việt Nam, cho biết các doanh nghiệp xây dựng đã rất quen thuộc với việc sử dụng nợ với tỉ lệ 7:3 (70% đòn bẩy và 30% VCSH). Mặc dù tỉ lệ đòn bẩy tài chính cao nhưng doanh thu bán hàng tăng và khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, khả năng sinh lời, tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng lãi suất và giá trị sổ sách giảm đáng kể. Với mẫu là
45 công ty xây dựng niêm yết tại Việt Nam, nghiên cứu phân tích tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả tài chính ngành xây dựng tại Việt Nam từ 2007- 2011. Ước lượng GLS (Generalized Least Squares) được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả tài chính tại Việt Nam ngành xây dựng trong thời gian trên. Từ kết quả cho thấy, đòn bẩy tài chính có mối tương quan thuận với tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, thu nhập trên mỗi cổ phần và có mối tương quan nghịch với tỉ suất sinh lời trên tài sản và hệ số thanh toán nhanh.
Ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Bùi Văn Thụy & Nguyễn Thị Ngọc Diệp, 2016)
Với số liệu của 427 công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010-2014, kết quả nghiên cứu phản ánh các biến tỉ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (STD), tỉ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (LTD), tỉ lệ tổng nợ trên tổng tài sản (TD), quy mô công ty (SIZE), tốc độ tăng trưởng tổng tài sản (GROWTH) tác động đến HQHĐ của các công ty đo bằng tỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và Tobin’s Q. Bên cạnh đó, các biến trong mô hình cũng tác động đến HQHĐ có sự khác biệt giữa các ngành. Nhờ đó, bài nghiên cứu đưa ra được giải pháp nhằm cải thiện cơ cấu vốn và nâng cao HQHĐ của các công ty. Và nhà đầu tư cũng có thể dựa vào những kết quả này để đánh giá về cơ cấu vốn của công ty, từ đó có thể đưa ra một quyết định đầu tư đúng đắn nhất.
Tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam: tiếp cận bằng hồi quy phân vị (Trần Thị Tuấn Anh & Đặng Thị Thu Thủy, 2017) Bài nghiên cứu làm rõ tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam với dữ liệu thu thập từ 100 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong khoảng 2012-2016. Kết quả là đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và mức độ tác động khác nhau ở những phân vị khác nhau. Trong điều kiện các yếu tố khác như nhau, đòn bẩy tài chính sẽ tác động ít tiêu cực hơn đối với các doanh nghiệp có ROE ở phân vị thấp. Việc gia tăng của đòn bẩy tài chính sẽ gây suy giảm ROE nhiều hơn ở những
Tác động của đòn bẩy tài chính đến khả năng sinh lời của các công ty kinh doanh BĐS: Nghiên cứu từ sàn chứng khoán Việt Nam (Van Cong Nguyen và cộng sự, 2019)
Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định tác động của đòn bẩy tài chính (FL) đến tỉ suất sinh lời trên tài sản (ROA), tỉ suất sinh lời Vốn chủ sở hữu (ROE), tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) và tỉ suất ợi nhuận trên vốn sử dụng (ROCE) với dữ liệu thu thập từ 58 công ty BĐS niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (464 quan sát). Thông qua sử dụng phương pháp định lượng kết hợp với mô hình hồi quy đa biến để kiểm định các giả thuyết của khảo sát với sự hỗ trợ từ phần mềm EVIEW 11.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy FL không có tác động đến ROS và ROCE trong khi nó có tác động tiêu cực đến ROA và tác động tích cực đến ROE. Dựa vào cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các kiến nghị và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao khả năng sinh lời tại các công ty kinh doanh BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tác động của các nhân tố đến đòn bẩy tài chính doanh nghiệp: Bằng chứng thực nghiệm từ doanh nghiệp BĐS và vật liệu xây dựng Việt Nam (Lê Thị Nhung, 2020)
Bài nghiên cứu sử dụng đòn bẩy tài chính là biến phụ thuộc kết hợp với 9 biến độc lập gồm: cơ cấu tài sản, quy mô doanh nghiệp, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, khả năng tăng trưởng, đặc điểm riêng của tài sản doanh nghiệp, thuế, lợi ích lá chắn thuế từ khấu hao, thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Bằng việc áp dụng các phương pháp ước lượng dữ liệu bảng, kết hợp với xây dựng, lựa chọn, kiểm định và khắc phục khuyết tật mô hình, nghiên cứu đã chọn được 3 mô hình ứng tối ưu với ba nhóm dữ liệu: dữ liệu doanh nghiệp BĐS, doanh nghiệp vật liệu xây dựng và dữ liệu kết hợp cả hai ngành ở Việt Nam dựa trên phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS). Kết quả ở cả ba mô hình đều cho thấy chiều hướng tác động của các nhân tố đến đòn bẩy tài chính là thống nhất với tác động của ROA đến đòn bẩy tài chính là mạnh nhất. Sự tác động của ROA, LIQUID, GROWTH đến đòn bẩy tài chính là nhất quán với lý thuyết trật tự phân hạng và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan. Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn dạng tĩnh chi phối sự tác động của TAX, NDTS, SIZE, AGE tới việc lựa chọn nợ vay của doanh nghiệp BĐS và vật liệu
xây dựngViệt Nam. Chiều hướng tác động của UNIQUE đến đòn bẩy tài chính thu được trong nghiên cứu này đi ngược lại với các nghiên cứu thực nghiệm trước đó.
Yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngành Thực phẩm (Lại Cao Mai Phương & Nguyễn Thị Lợi, 2022)
Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, nghiên cứu sử dụng hồi quy dữ liệu bảng với 55 doanh nghiệp niêm yết ngành Thực phẩm tại Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2020. Kết quả cho thấy, các biến về quy mô của doanh nghiệp, tuổi của doanh nghiệp, tỉ lệ đòn bẩy và tính thanh khoản là những yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này. Các yếu tố tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngành Thực phẩm là tuổi doanh nghiệp, tỉ lệ đòn bẩy, tính thanh khoản, Trong khi yếu tố về quy mô của doanh nghiệp lại có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, biến cấu trúc tài sản cố định và tăng trưởng doanh thu không có ý nghĩa thống kê trong việc thể hiện mối quan hệ với hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngành Thực phẩm. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Thực phẩm.