Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 46 - 52)

CHƯƠNG 4: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Phương pháp nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

4.2.1. Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phân tích và đánh giá số liệu tổng hợp, tính toán từ 53 DN BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam từ năm 2013-2022. Do đó, dữ liệu nghiên cứu sử dụng trong đề tài là dữ liệu bảng, được thu thập từ BCTC đã được kiểm toán từ 53 DN BĐS Việt Nam niêm yết các sàn HOSE và HNX giai đoạn 2013-2022 với điều kiện thu thập đầy đủ các chỉ tiêu cần thiết.

Mẫu nghiên cứu gồm 530 quan sát của 53 doanh nghiệp BĐS giai đoạn 2013-2022.

Bảng 4.1: Thống kê các biến của mô hình nghiên cứu

Biến Ký hiệu Cách đo lường Nguồn tham

khảo Biến độc lập

Đòn bẩy

tài chính LEV Tổng nợ

VCSH

Bùi Văn Thùy &

Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2016), Trần Thị Tuấn Anh &

Đặng Thị Thu Thủy (2017), Iqbal & Usman (2018), Ngô Thị

Biến Ký hiệu Cách đo lường Nguồn tham khảo (2019), Kenn- Ndubuisi và cộng sự (2019)...

Hệ số thanh toán hiện hành

CR Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Wiwiek Mardawiyah Daryanto và cộng sự (2018), Senan và cộng sự (2021) Hệ số

thanh toán nhanh

QR Tài sản ngắn hạn − Hàng tồn kho TTS

Khidmat và cộng sự (2014), Akenga (2017), Senan và cộng sự (2021),...

Quy mô doanh nghiệp

SIZE Log (tổng tài sản)

Trần Thị Tuấn Anh & Đặng Thị Thu Thủy

(2017), Lại Cao Mai Phương &

Nguyễn Thị Lợi (2022)...

Vòng quay

tổng tài sản TURN DTT / TTS bình quân

Valentin (2013);

Trần Thị Tuấn &

Đặng Thị Thu Thủy (2017)...

Tốc độ tăng trưởng tài sản

GROWTH (TTSn – TTSn-1)/ TTSn-1

Salim & Yadav (2012), Bùi Văn Thụy & Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2016)...

Biến phụ thuộc

Biến Ký hiệu Cách đo lường Nguồn tham khảo

Tỉ suất LNST trên TTS

ROA LNST / TTS

Đinh Xuân Minh (2010), Evgeny Ilyukhin (2015), Le Thai Phong (2016) Iqbal &

Usman (2018), Van Cong Nguyen và cộng sự (2019), Ngô Thị Ngọc và cộng sự

(2019), Ahmadu Abubakar và cộng sự (2021),...

Tỉ suất LNST trên VCSH

ROE LNST / VCSH

Đinh Xuân Minh (2010), Evgeny Ilyukhin (2015), Le Thai Phong (2016) Iqbal &

Usman (2018), Van Cong Nguyen và cộng sự (2019), Ngô Thị Ngọc và cộng sự (2019)...

Tỉ suất Đinh Xuân Minh

Biến Ký hiệu Cách đo lường Nguồn tham khảo Cong Nguyen và cộng sự (2019)...

Các chỉ tiêu đại diện cho các biến phụ thuộc – đo lường hiệu quả hoạt động của các BĐS và các chỉ tiêu đại diện cho các biến độc lập – các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ của các DN BĐS được tính toán dựa trên các số liệu thu thập từ BCTC của các DN BĐS Việt Nam. Thông tin về các chỉ tiêu cũng như công thức tính toán, phương pháp thu thập, hình thành bộ dữ liệu được trình bày cụ thể như sau và được tóm lược trong bảng 4.1.

Biến phụ thuộc

Với tiền đề là tham khảo, thừa kế ý tưởng nghiên cứu về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp của các học giả, nhà nghiên cứu trước đó như Skandalis (2005), Ilyukhin & Evgeny (2015), Lê Thái Phong (2016), Bùi Văn Thùy & Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2016), Trần Thị Tuấn Anh & Đặng Thị Thu Thủy (2017), Iqbal & Usman (2018),... kết hợp với các phân tích được trình bày ở hai chương trên, khóa luận đã lựa chọn sử dụng các biến số sau để phân tích tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động của các DN BĐS Việt Nam.

Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA (%): là tỉ suất lợi nhuận trên tài sản phản ánh khả năng sinh lời của tổng tài sản. ROA thể hiện tính hiệu quả của doanh nghiệp trong quá trình tổ chức, quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản.

Ý nghĩa thể hiện một đồng vốn đầu tư vào tài sản thì sẽ đem về bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khi chỉ số ROA càng cao, thể hiện doanh nghiệp đã sử dụng tài sản khá hiệu quả và ngược lại.

Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE (%): là tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu nhằm đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng vốn. ROE là thước đo về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Ý nghĩa thể hiện một đồng vốn chủ mà doanh

nghiệp bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ đem về mấy đồng lợi nhuận.

Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS (%): là tỉ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu nhằm đánh giá được mức độ hiệu quả của công tác sản xuất kinh doanh. Nếu ROS càng lớn, cho thấy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả với có khả năng sinh lời cao. Ý nghĩa thể hiện cứ 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Biến độc lập

Đòn bẩy tài chính (LEV) – là tỉ lệ nợ trên VCSH (D/E), thể hiện phần trăm giữa vốn doanh nghiệp huy động từ hoạt động cho vay với khoản vốn chủ sở hữu. Đây là tỉ lệ được sử dụng như một thước đo mức độ công ty đang tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng nợ thay vì nguồn lực tự có, phản ánh mức độ phục thuộc vào nợ của doanh nghiệp. Qua đó đánh giá được đòn bẩy tài chính của công ty một cách rõ ràng.

Đối với doanh nghiệp, khi giá trị chỉ số nhỏ hơn 1 thể hiện tỉ lệ nợ thấp hơn VCSH, việc quản lý rủi ro từ khoản nợ của doanh nghiệp đang khá tốt. Ngược lại, nếu chỉ số lớn hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng nguồn vốn từ nợ vay nhiều hơn vốn tự có. Do đó có thể phản ánh tình trạng khó khăn về tài chính hoặc sự phụ thuộc vào nợ của doanh nghiệp đang khá lớn. Việc này có thể gây ra nhiều tiềm ẩn rủi ro đối với doanh nghiệp.

Hệ số thanh toán hiện hành (CR) là một chỉ số tài chính dùng để đo lường khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn (thường là đến hạn trong vòng một năm) của doanh nghiệp. Ý nghĩa giúp đánh giá khả năng doanh nghiệp sử dụng các tài sản ngắn hạn như tiền và tương đương tiền, hàng tồn kho, khoản phải thu... để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nếu chỉ số có giá trị lớn hơn 1 và càng lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ càng an toàn, nhưng cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản chưa hiệu quả. Nếu hệ số giá trị nhỏ hơn 1 thì thể hiện doanh nghiệp đang khó có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong vòng một năm. Theo đó, hệ số này có thể giúp đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tùy theo độ lớn của hệ số.

Việc tính hệ số khả năng thanh toán giúp hiểu được rằng, tại thời điểm đó, doanh nghiệp đang có bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền để thanh toán tức thời 1 đồng nợ trong ngắn hạn.

Nếu giá trị tỉ số thanh toán nhanh cao, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải lo lắng phải thanh lý hàng tồn kho, để kịp thời thanh toán kịp các khoản nợ đến hạn.

Ngược lại, nếu giá trị thấp đồng nghĩa với việc tài sản có tính thanh khoản cao của công ty đang ở mức thấp và doanh nghiệp sẽ khó có thể thanh toán nhanh được các khoản nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp sẽ có thể cần phải xem xét đến khả năng phải bán hàng tồn kho để có dòng tiền để trả cho các khoản nợ đến hạn.

Nếu giá trị tỉ số này càng gần sát về 0, và tỉ số thanh toán hiện hành cũng gần về bằng 0, cho thấy doanh nghiệp đang cạn kiệt về tài chính trong ngắn hạn, không còn khả năng chi trả, dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng đến tính hoạt động liên tục doanh nghiệp, có khả năng phải ngừng hoạt động, thậm chí là phá sản.

Việc đưa hai hệ số liên quan đến khả năng thanh toán là hệ số thanh toán hiện hành và hệ số thanh toán nhanh làm biến nghiên cứu xuất phát từ lý do các hệ số này có mối quan hệ mật thiết với tỉ lệ đòn bẩy tài chính khi liên quan đến nợ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đây cũng là chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp, gián tiếp phản ánh một cách khách quan về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Quy mô doanh nghiệp (SIZE) là kích thước của một doanh nghiệp, được đo bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau như doanh thu, số lượng nhân viên, tài sản, nguồn vốn, hoạt động trên thị trường, quy mô sản xuất, quy mô hoạt động kinh doanh và quy mô phân phối sản phẩm/dịch vụ. Quy mô doanh nghiệp thường được phân loại thành các nhóm nhỏ, trung bình và lớn, tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng chủ yếu là doanh thu và số lượng nhân viên.

Ở đây, khóa luận dùng khái niệm quy mô doanh nghiệp (SIZE) được đo lường tổng lượng tài sản doanh nghiệp đang nắm giữ. Việc đưa biến quy mô vào mô hình nghiên cứu với vai trò là biến kiểm soát bởi nó được cho là cần thiết khi xem xét đến khả năng sinh lời cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Vòng quay tổng tài sản (TURN)

Vòng quay tổng tài sản (Asset Turnover Ratio) là một chỉ số tài chính, là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đầu tư tài sản vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh thì tỉ số này sẽ cho biết với mỗi đồng doanh nghiệp đầu tư vào sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao chứng tỏ việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả. Ngược lại, hệ số này thấp cho thấy doanh nghiệp không sử dụng hiệu quả tài sản của mình để tạo ra doanh thu.

Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản (GROWTH)

Tốc độ tăng trưởng tài sản là tỉ lệ đo lường phần trăm biến động lượng tài sản của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có mức độ tăng trưởng tài sản càng cao thì sẽ có hiệu quả hoạt động tốt, bởi các doanh nghiệp này có thể tạo ra lợi nhuận từ các khoản đầu tư của mình, từ đó giúp gia tăng quy mô tài sản. Do đó, tốc độ tăng trưởng tài sản của doanh nghiệp thể hiện được tiềm lực kinh tế, sự ổn định của doanh nghiệp và mức tăng trưởng của doanh nghiệp.

Mục tiêu chính của khóa luận là làm rõ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nên biến đòn bẩy tài chính (LEV) mang ý nghĩa quan trọng và là biến độc lập chính. Các biến như QR, CR có mối tương quan trực tiếp đến việc sử dụng nợ của doanh nghiệp, hỗ trợ thể hiện mức độ sử dụng đòn bẩy của doanh nghiệp. Ngoài ra, các biến khác là TURN, GROWTH và SIZE góp phần làm rõ hơn hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)