Tổng hợp và thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 70 - 75)

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.4. Tổng hợp và thảo luận kết quả nghiên cứu

Bảng 5.11: Tổng hợp kết quả nghiên cứu định lượng với các mô hình phù hợp

ROE ROA ROS

GLS GLS POOLED OLS

LEV -0.000505

[-0.16]

-0.00428***

[-4.79]

-0.0132 [-0.24]

CR -0.000141 0.00131 0.117

ROE ROA ROS

GLS GLS POOLED OLS

[3.37] [2.21] [-0.68]

GROWTH 0.0383***

[3.35]

0.0182***

[3.59]

0.419 [1.54]

SIZE 0.0349***

[6.57]

0.0106***

[3.91]

0.145 [0.90]

TURN 0.207***

[12.79]

0.118***

[13.65]

0.690 [1.51]

_cons -0.425***

[-6.50]

-0.132***

[-3.80]

-2.129 [-1.06]

N 530 530 530

R-sq 0.017 0.014

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ STATA

Bảng 5.12: Tổng hợp so sánh kết quả giả thuyết với kết quả nghiên cứu từ mô hình

Kết quả mô hình

Nhân tố Giả thuyết ROE ROA ROS

LEV (-) x (-) x

CR (+) x x x

QR (+) (+) (+) x

GROWTH (+) (+) (+) x

SIZE (+) (+) (+) x

TURN (+) (+) (+) x

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Chú thích: (+) tác động cùng chiều, (-) tác động ngược chiều, x không có tác động.

Khóa luận đã sử dụng mẫu nghiên cứu từ 53 DN BĐS niêm yết trên TTCK Việt

Nam từ 2013-2022 để làm nổi bật sự ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến HQHĐ của DN BĐS. Trong mô hình nghiên cứu có các biến độc lập bao gồm LEV (đòn bẩy tài chính), QR (hệ số thanh toán nhanh), CR (hệ số thanh toán hiện hành), GROWTH (tốc độ tăng trưởng tổng tài sản), TURN (vòng quay tổng tài sản), SIZE (quy mô doanh nghiệp) trong khi các biến phụ thuộc là ROE, ROA, ROS phản ánh HQHĐ của các DN BĐS. Các biến đã được xây dựng và lựa chọn để phân tích và làm rõ mục tiêu nghiên cứu thông qua việc kiểm định và hồi quy các mô hình Pooled OLS, FEM, REM, GLS. Thông qua bảng kết quả tổng hợp trên cho thấy chỉ tiêu ROA (đại diện cho HQHĐ của DN BĐS) cho kết quả phân tích dễ quan sát và thể hiện được gần như chính xác về mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến HQHĐ của DN BĐS rõ hơn so với các chỉ tiêu ROE và ROS (với ý nghĩa mô hình thể hiện qua R2 cao nhất là 15.8%). Bên cạnh đó, hồi quy với biến ROS đều thu được kết quả không mang ý nghĩa thống kê. Do đó, tác giả sẽ phân tích và đưa ra kết luận về ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến HQHĐ của DN BĐS dựa trên kết quả hồi quy từ biến ROE và ROA. Cụ thể:

Đòn bẩy tài chính & Hiệu quả hoạt động của DN BĐS

Đòn bẩy tài chính (LEV) có kết quả tác động ngược chiều HQHĐ của DN BĐS, thể hiện qua mối tương quan ngược chiều với biến ROA với độ tin cậy là 99%. Trong khi với các biến ROE và ROS lại không có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, nếu DN BĐS sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao sẽ làm giảm HQHĐ của DN BĐS. Kết quả này đã ngược so với nghiên cứu quốc tế trước đó của Zeitun

&Tian (2007); Iqbal & Usman (2018); Abdul Rahman Shaika & Raj Bahadur Sharma (2021)... và đúng khi so với các nghiên cứu trong nước của Le Thai Phong (2016); Van Cong Nguyen và cộng sự (2019); Lại Cao Mai Phương & Nguyễn Thị Lợi (2022)... Tuy nhiên, lại không có ý nghĩa theo nghiên cứu của Vladyslav Deboi và cộng sự (2021) ở các DN BĐS tại Thụy Điển. Có thể thấy đòn bẩy tài chính như “con dao hai lưỡi” khi sử dụng nợ để doanh nghiệp tăng doanh thu, từ đó nâng cao giá trị lợi nhuận. Nhưng nếu các doanh nghiệp không sử dụng chúng một cách hiệu quả sẽ mang hiệu ứng ngược lại.

Kết quả này đã thể hiện rằng, DN BĐS chưa sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay. Hơn nữa, dựa vào kết quả thống kê mô tả cho thấy DN BĐS giai đoạn 2013 – 2022 sử dụng

Ngoài đòn bẩy tài chính, khoá luận còn nghiên cứu tác động của các biến kiểm soát quan trọng tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp BĐS.

Hệ số thanh toán hiện hành (CR) cho ra kết quả không có mối tương quan với các biến phụ thuộc hay hệ số thanh toán hiện hành không tác động đến HQHĐ của DN BĐS.

Điều này đồng nhất với nghiên cứu của Senan và cộng sự (2021). Việc hệ số thanh toán hiện hành không có ý nghĩa tác động đến HQHĐ của DN BĐS có thể do đặc thù ngành BĐS không nên để hệ số thanh toán quá cao hay để lượng vốn có tính thanh khoản nhàn dỗi sẽ dẫn tới tình trạng lãng phí, hoạt động đầu tư không hiệu quả.

Hệ số thanh toán nhanh (QR) có kết quả thể hiện mối tương quan thuận với biến ROE, ROA thông qua độ tin cậy khá cao lần lượt là 99% và 95%. Kết quả tương đồng với nghiên cứu của Khidmat và cộng sự (2014); Akenga (2017). Điều này chứng minh rằng hệ số thanh toán nhanh có tác động tích cực đến HQHĐ của doanh nghiệp đo lường thông qua ROA và ROE. Theo đó, việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt hay các khoản phải thu ngắn hạn,... sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp duy trì khả năng thanh toán quá cao thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào các tài sản ngắn, dẫn đến tăng chi phí hoạt động nên lợi nhuận của doanh nghiệp có thể sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt với DN BĐS thì việc để hệ số thanh toán nhanh quá cao là điều hoàn toàn không tốt trong việc thực hiện các chính sách đầu tư cũng như quản trị nguồn vốn.

Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản (GROWTH) có ảnh hưởng cùng chiều với các biến ROE và ROA hay có tác động tốt đến HQHĐ của DN BĐS với mức độ ý nghĩa 99%. Kết quả này hoàn toàn đồng nhất với kết quả các công trình nghiên cứu của Mahfuzah Salim & Dr.Raj Yadav (2012); Bùi Ngọc Thụy & Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2016) và một số nghiên cứu trước đó. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản là một chỉ số quan trọng với DN BĐS vì nó thể hiện sức mạnh tài chính của doanh nghiệp và khả năng mở rộng và phát triển trong tương lai. Do đó, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản càng nhanh, cho thấy doanh nghiệp đang có các dự án mới, đang mở rộng hoạt động kinh doanh và có thể thu hút được các nhà đầu tư và khách hàng mới. Tuy nhiên, nếu tốc độ tăng trưởng tổng tài sản quá chậm hoặc không có tăng trưởng, điều này có thể

cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Việc này sẽ ảnh hưởng tới HQHĐ của các doanh nghiệp.

Quy mô doanh nghiệp (SIZE) có tác động tích cực đến cả hai biến ROE và ROA với mức ý nghĩa lần lượt là 1% và 10%. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì chỉ số ROA và ROE càng được cải thiện. Qua đó thể hiện yếu tố này góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả đồng nhất với nghiên cứu của Asimakopoulos và cộng sự (2009), Mesut (2013), Trần Thị Tuấn Anh & Đặng Thị Thu Thủy (2017); Ahmadu Abubakar và cộng sự (2021)... Đây là kết quả đã được kỳ vọng giống như giả thiết nghiên cứu đã đề ra. Bởi quy mô doanh nghiệp vừa thể hiện cơ cấu và giá trị tài sản, đồng thời là chất lượng tài sản mà những yếu tố này đều có ý nghĩa sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.

Vòng quay tổng tài sản (TURN) có tác động cùng chiều với biến ROA, ROE với cùng mức ý nghĩa 1%. Kết quả nghiên cứu đúng với giả thuyết và giống với nghiên cứu của Valentin (2013); Trần Thị Tuấn Anh & Đặng Thị Thu Thủy (2017).

Theo đó, vòng quay tổng tài sản có ảnh hưởng tích cực đến HQHĐ của DN BĐS.

Đây cũng là chỉ tiêu đo lường hiệu suất của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu. Khi giá trị vòng quay tổng tài sản càng cao, doanh nghiệp sẽ có khả năng thanh toán nợ nhanh hơn và sử dụng tài sản hiệu quả hơn. Từ đó góp phần giúp doanh nghiệp có thể nâng cao được hiệu quả hoạt động.

Qua đó, có thể tổng hợp lại kết quả để đưa ra kết luận rằng đòn bẩy tài chính (LEV) có mối quan hệ tiêu cực đến HQHĐ của DN BĐS. Trong khi các hệ số thanh toán nhanh (QR), tốc độ tăng trưởng tổng tài sản (GROWTH), vòng quay tổng tài sản (TURN) và quy mô doanh nghiệp (SIZE) đều có tác động tích cực đến HQHĐ của DN BĐS.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu định lượng có thể bị hạn chế khi chỉ đúng với mẫu nghiên cứu là 53 doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam, trong khoảng thời gian từ 2013-2022. Sự lựa chọn của tác giả về số lượng và quy mô

sẽ có thể khác với một số nghiên cứu trước đó.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)